Search
Close this search box.

Bệnh vảy nến gây tổn thương trên da với các mảng ngứa, có vảy cứng. Vảy nến khiến vùng da nổi đỏ, ngứa và ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Bệnh lý trên da này không nguy hiểm nhưng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và tự ti. Vậy vảy nến có những loại nào? Cách thức điều trị ra sao?

Vảy nến xuất hiện với các triệu chứng ra sao?

Vảy nến xuất hiện trên da với các lớp vảy bị bong tróc. Vùng da bị bệnh sẽ có màu đỏ hồng hoặc tím. Phần vảy sẽ có màu trắng hoặc xám. Lớp vảy có thể bong ra theo thời gian và để lại sẹo nếu không được điều trị đúng cách. 

Bệnh lý này có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Đây là một loại bệnh kéo dài, khó điều trị. Tuy nhiên, chúng không lây nhiễm. Các mảng vảy nến thông thường chỉ gây mất thẩm mỹ cho da. Nhưng trong một số trường hợp, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa và đau rát khó chịu.

Những triệu chứng nổi bật, dễ nhận biết khi mắc bệnh vảy nến bao gồm:

  • Các nốt sần xuất hiện loang lổ trên da với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau. Vị trí bị bệnh khiến da như được bao bọc thêm một lớp vảy dày.
  • Vị trí vảy nến có thể bong tróc, chảy dịch hoặc máu
  • Bệnh có thể phát ban theo từng chu kỳ, nếu không được điều trị dứt điểm vảy nến sẽ tiếp tục mọc lại sau một thời gian

Vảy nến được chia thành nhiều loại khác nhau và do nhiều nguyên nhân gây bệnh. Loại bệnh này có thể do các tác nhân như nhiễm trùng cổ họng, chấn thương da, phản ứng phụ của thuốc gây ra. Đồng thời, vảy nến có thể được di truyền trong gia đình.

Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc vảy nến?

Mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh vảy nến. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao mắc bệnh lý trên da này thường là:

  • Trong gia đình có người bị mắc bệnh từ trước như ông, bà, bố mẹ
  • Những người mắc bệnh lý về đường ruột
  • Đối tượng béo phì, mắc bệnh tim mạch hoặc tiểu đường,…

Dù là thuộc nhóm đối tượng thông thường hay có nguy cơ cao mắc bệnh thì mọi người cũng cần chú ý trong việc phòng ngừa và điều trị. Như vậy sẽ giúp bạn bảo vệ tốt sức khỏe của mình và mọi người xung quanh.

Các loại vảy nến thường gặp

Bệnh lý trên da này có thể chia thành nhiều loại khác nhau. Dựa vào đặc điểm của các lớp vảy nến, người ta sẽ chia thành các dạng bệnh vảy nến như:

  • Vảy nến mảng bám: Đây là dạng thường gặp nhất ở trên cơ thể. Chúng thường có vảy màu trắng đỏ xuất hiện nhiều tại những vị trí như tay, cẳng chân, rốn, da đầu. Chúng gây khô da, ngứa.
  • Vảy nến  Guttate: Loại vảy nến này có dạng giọt nước, xuất hiện tại thân, tay và chân. Bệnh lý này thường gặp ở trẻ nhỏ và thanh niên. Nguyên nhân chủ yếu của loại này chính là do vi khuẩn viêm họng liên cầu khuẩn,…
  • Vảy nến mụn mủ: Đây là loại bệnh hiếm gặp, các lớp vảy nến sẽ có mủ xuất hiện.
  • Vảy nến đảo ngược: Loại vảy nến này thường xuất hiện tại các vị trí nếp gấp trên da như hang, mông, bộ phận sinh dục,…
  • Vảy nến móng tay: thường xuất hiện trên móng tay, móng chân gây đau rát, khó chịu
  • Vảy nến tiết bã xuất hiện với những mảng đỏ, có bã nhờn tiết ra. Dạng này thường xuất hiện tại các vùng tiết ra nhiều bã nhờn như khu vực chữ T trên mặt, quanh miệng,…

Bệnh vảy nến có thể điều trị dứt điểm hay không?

Như đã đề cập ở trên, bệnh vảy nến thuộc thể mạn tính. Loại bệnh này không thể điều trị dứt điểm thay vào đó, người bệnh cần sử dụng thuốc lâu dài, thường xuyên để kiểm soát. Khi điều trị đúng cách và kéo dài, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần và có thể biến mất. Tuy nhiên, người bệnh không được phép bỏ điều trị.

Tùy vào tình trạng mắc bệnh của từng đối tượng, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Với trường hợp mắc bệnh nhẹ, chỉ cần sử dụng thuốc bôi đơn giản. Đối với các trường hợp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc kết hợp với các phương pháp trị liệu khác. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu mắc vảy nến, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có hướng điều trị khoa học, hiệu quả.

Cách phòng tránh mắc vảy nến 

Vảy nến mặc dù không gây nguy hiểm nhưng các triệu chứng khiến người bệnh cảm thấy tự ti. Chính vì vậy, để tránh mắc bệnh hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng do vảy nến gây ra, mọi người cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Bổ sung dinh dưỡng, tăng cường vận động nhằm nâng cao sức đề kháng, hạn chế mắc phải các bệnh nhiễm trùng, tổn thương hệ miễn dịch,…
  • Đối với các trường hợp thành viên trong gia đình mắc bệnh nên tiến hành kiểm tra tầm soát. Điều này giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời
  • Người đã mắc bệnh cần tuân thủ hướng dẫn và phương pháp điều trị của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh vảy nến. Bệnh lý trên da này không nguy hiểm nhưng thuộc dạng mạn tính. Chính vì vậy, khi mắc bệnh mọi người cần tích cực điều trị giảm bớt những triệu chứng.

BỆNH VẢY NẾN – XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ

Quý khách hàng vui lòng để lại số điện thoại để nhận cuộc gọi tư vấn miễn phí.

Tư vấn miễn phí!

Tất cả thông tin y tế của Khách hàng đều được bảo mật tuyệt đối, riêng tư