Search
Close this search box.

Những điều bạn nên biết về sán lá gan để có cách phòng tránh

Sán lá gan là một loại ký sinh trùng. Chúng lây truyền từ vật chủ này sang vật chủ khác qua đường tiêu hóa. Vậy, bệnh này là gì? Nguyên nhân nào gây ra loại bệnh này? Bệnh này có nguy hiểm, đe dọa tính mạng con người không? Cách phòng tránh để không bị bệnh này như thế nào? Hãy cùng galant tìm hiểu nhé.

Những thông tin cần biết về sán lá gan

Những thông tin cần biết về sán lá gan

Các loại sán lá gan gây bệnh

Bệnh này gồm có 2 loại đó là sán nhỏ và sán lớn.

  • Sán nhỏ lại chia thành 3 loại là sán Clonorchis sinensis; sán Opisthorchis viverrini; và sán Opisthorchis felineus
  • Sán lớn gồm có 2 loại là sán Fasciola hepatica; và sán Fasciola gigantica

Cả sán lá gan lớn và sán nhỏ đều mang hình dạng như chiếc lá. Chúng có thân dẹt, phần bờ mỏng. Kích thước cơ thể của chúng sẽ khác nhau phụ thuộc vào từng loài. Đúng như cái tên của chúng thì loại sán lớn sẽ có kích thước to hơn so với sán nhỏ. Ngoài ra, có một điểm ở loại sán này đó là chúng đều là những con lưỡng giới. Trên một con sán sẽ vừa có tinh hoàn lại vừa có buồng trứng.

Vỏ của trứng sán mỏng. Cho nên chúng ít có khả năng để tồn tại ở môi trường tự nhiên bên ngoài. Bởi vì nhiệt độ từ ánh sáng của mặt trời sẽ làm trứng bị hỏng. Trứng của loại sán này nếu như muốn thành ấu trùng thì cần phải có môi trường nước. Không có nước thì trứng sán sẽ bị hỏng. Ngoài ra, khả năng để sán trưởng thành có thể tồn tại ở môi trường ngoài cũng rất kém.

Xem thêm: DẤU HIỆU HIV 16 BIỂU HIỆN HIV GIÚP ĐIỀU TRỊ SỚM CÓ KẾT QUẢ HƠN

Con đường để sán lá gan xâm nhập vào cơ thể người

Đối với loại sán nhỏ, thì vật chủ của chúng chính là người cùng với một vài loài động vật khác, như mèo, chó, báo, cáo, hổ, chồn, chuột, rái cá. Còn vật chủ trung gian thứ nhất chính là các loài ốc như ốc Bithynia, ốc Melania. Vật chủ trung gian thứ hai là các loài cá nước ngọt.

Con đường để sán xâm nhập vào cơ thể người

Con đường để sán xâm nhập vào cơ thể người

Con người sẽ nhiễm loại sán này do ăn phải cá, ốc chứa ấu trùng sán. Những thức ăn này nấu chưa chín nên sau khi ăn vào, ấu trùng sán sẽ vào dạ dày. Sau đó chúng xuống tá tràng và ngược theo đường mật để lên đến gan. Cuối cùng chúng phát triển trở thành sán trưởng thành. Sán trưởng thành sẽ ký sinh cùng với gây ra bệnh ở đường mật.

Còn đối với bệnh sán lá gan lớn thì vật chủ là các loại động vật ăn cỏ, như là trâu, bò. Còn con người lại chỉ là một vật chủ ngẫu nhiên. Ốc họ Lymnaea là vật chủ trung gian. Người nhiễm phải loại sán này do ăn sống rau mọc ở dưới nước như rau rút, rau ngổ, rau cần, và cải xoong,… Cũng có thể nhiễm phải sán này do uống phải nước lã có ấu trùng sán.

Những biểu hiện của người nhiễm sán lá gan

Người bị nhiễm loại sán này thường sẽ có các biểu hiện sau:

  • Đau ở vùng hạ sườn bên phải. Đau lan thêm về phía sau.
  • Cảm thấy đau ở vùng thượng vị, mũi ức.
  • Các cơn đau có tính chất không đặc hiệu. Đau có thể âm ỉ. Nhưng đôi khi cảm thấy đau dữ dội
  • Ngoài ra có trường hợp người nhiễm sán không thấy đau bụng.
  • Cơ thể mệt mỏi. Người bệnh cảm thấy đầy bụng và khó tiêu. Bị buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.
  • Người bệnh có thể bị sốt hoặc bị đau khớp, bị đau các cơ và nổi mẩn ngứa…
  • Trong một vài ca bệnh, vì sán lớn gây ra áp xe gan. Cho nên bệnh nhân bị đau ở hạ sườn phải một cách dữ dội. Nặng hơn có thể bị sốt. Gan to ra. Trường hợp khối áp xe vỡ ra. Có thể gây ra tràn dịch màng phổi. Căn bệnh diễn biến theo chiều hướng nặng.

Những biểu hiện của người nhiễm sán

Những biểu hiện của người nhiễm sán

Trong một vài trường hợp, sán sẽ ký sinh lạc chỗ. Không ở gan mà ở phổi, hoặc là dưới da ngực,…

Hướng dẫn cách phòng sán lá gan

  • Thực hiện việc ăn chín, uống sôi. Chú ý không ăn các món cá, ốc nếu chưa được nấu chín kỹ. Ngoài ra, không được ăn sống những loại rau mọc ở dưới nước.
  • Thực hiện đúng việc rửa tay trước khi ăn, rửa tay trước khi chế biến thức ăn. Ngoài ra phải rửa tay sau khi đi vệ sinh, sau khi có tiếp xúc với phân và rác thải,…
  • Không sử dụng phân tươi bón rau.
  • Sử dụng nguồn nước sạch sẽ để sinh hoạt nấu nướng.
  • Thực hiện việc tẩy giun theo định kỳ 6 tháng 1 lần.

Hướng dẫn cách phòng sán

Hướng dẫn cách phòng sán

Như vậy, bài viết của galant đã đem đến cho bạn những thông tin cần biết về bệnh sán lá gan. Hãy thực hiện ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh nguy cơ lây nhiễm loại sán này bạn nhé.  Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

Cơ sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM

  • Hotline: 0943 108 138 * 7303 1869
  • Thời gian làm việc: 09h – 20h (T2 – CN)

Cơ sở 2:  23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM

  • Hotline: 0976 856 463 * 7302 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Cơ sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM

  • Hotline: 0901 386 618 * 7304 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Email: cskh@wpdemo.galantclinic.com

Website: galantclinic.com * dieutrihiv.com

DỊCH VỤ
BÀI VIẾT KIẾN THỨC