Search
Close this search box.

PrEP dự phòng trước phơi nhiễm hiv và những điều cần biết

PrEP dự phòng trước phơi nhiễm hiv là gì? Có cần thiết phải PrEP dự phòng trước phơi nhiễm hay không? Có những điều gì cần phải lưu ý về vấn đề này? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi nghe đến thuật ngữ này. Bạn cũng đang có cùng thắc mắc? Vậy thì đừng bỏ qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

PrEP là gì? PrEP dự phòng trước phơi nhiễm hiv là gì?

Khái niệm về thuật ngữ PrEP hay PrEP dự phòng trước phơi nhiễm hiv với nhiều người còn khá xa lạ. Vì về cơ bản, kiến thức và sự chủ động của chúng ta trong việc tìm hiểu những vấn đề liên quan đến HIV còn nhiều hạn chế.

PrEP dự phòng trước phơi nhiễm hiv là gì?

PrEP dự phòng trước phơi nhiễm hiv là gì?

PrEP dự phòng trước phơi nhiễm được hiểu là việc cho những người có nguy cơ mắc HIV sử dụng một loại thuốc kháng virus. Từ đó những người này sẽ được bảo vệ, ngăn ngừa được nguy cơ bị lây nhiễm HIV.

Theo những nghiên cứu và thực tế sử dụng, PrEP cho hiệu quả sử dụng rất cao trên cơ thể người dùng. Tác dụng của nó có thể lên tới 90% trong việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV, việc phòng chống lây nhiễm nếu người sử dụng tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Từ trước đến này, WHO – tổ chức Y tế thế giới đều khuyến cáo mọi người nên sử dụng PrEP trong dự phòng lây nhiễm HIV. Đặc biệt là đối với những nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao.

Xem ngay: Những điều cần biết về phương pháp dự phòng trước phơi nhiễm HIV 

PrEP trước phơi nhiễm dành cho ai?

Như thông tin đã đề cập ở phần thông tin phía trên, PrEP sẽ sử dụng cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao. Vậy những đối tượng này là ai?

  • Đầu tiên phải kể đến là những người có thực hiện hoạt động quan hệ tình dục không biện pháp phòng tránh, không an toàn. Chẳng hạn như quan hệ đồng giới hay tiêm chích ma túy,…
  • Người có bạn tình bị nhiễm HIV mà người đó chưa tiến hành điều trị ARV. Trong trường hợp người mắc HIV đã điều trị ARV rồi mà vẫn còn tải lượng HIV cao (200 tải lượng/ml máu) thì bạn tình cũng phải tiến hành PrEP trước phơi nhiễm.
  • Những người đã từng dùng chung bơm, kim tiêm hoặc bất kỳ dụng cụ tiêm chích nào với người mắc HIV.

PrEP trước phơi nhiễm dành cho ai?

PrEP trước phơi nhiễm dành cho ai?

Làm sao để sử dụng PrEP dự phòng trước phơi nhiễm HIV?

Làm sao để có thể sử dụng dịch vụ PrEP dự phòng trước phơi nhiễm HIV? Đăng ký tại đâu và bạn sẽ được hỗ trợ dịch vụ này như thế nào? Theo dõi ngay thông tin dưới đây để được Galant Clinic giải đáp nhé.

Để sử dụng dịch vụ PrEP, khi bạn thấy mình có khả năng bị lây nhiễm HIV do tiếp xúc, hoặc có hoạt động gắn liền với người bị HIV (quan hệ tình dục, dùng chung bơm kim tiêm,…) bạn hãy đến các cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP. Các cơ sở này ở đâu?

Cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP có thể chính là các bệnh viện. Ngày nay có nhiều bệnh viện lớn, đủ năng lực sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ này. Ngoài ra các cơ sở này còn là những cơ sở chuyên biệt chỉ làm về PrEP và các vấn đề liên quan đến sàng lọc, dự phòng trước phơi nhiễm HIV, các can thiệp điều trị ARV cho người HIV, cung cấp và chỉ định dùng thuốc dự phòng sau phơi nhiễm hiv,…

Khi đến các địa điểm nà, bạn sẽ được các chuyên viên y tế, các bác sĩ trực tiếp thăm khám. Những câu hỏi sẽ được đưa ra để có những chẩn đoán đầu tiên. Sau đó bạn sẽ được làm một vài xét nghiệm để có kết luận tình trạng chính xác nhất. Toàn bộ quá trình này bạn sẽ được hỗ trợ bảo mật thông tin. Vì vậy đừng vì ngại ngùng hay xấu hổ, mặc cảm mà lại từ bỏ cơ hội thăm khám và điều trị sớm nhé. Điều này hoàn toàn không có lợi cho bạn.

Các xét nghiệm cần làm trước khi sử dụng PrEP

Trước khi sử dụng PrEP, bạn sẽ cần khám xét nghiệm, sàng lọc trước đó. Lúc này các xét nghiệm bạn cần làm bao gồm:

  • Xét nghiệm HIV: xét nghiệm này cần làm trước tiên để xác định bạn đã bị nhiễm HIV hay chưa. Nếu đã nhiễm thì sẽ tiến hành điều trị HIV chữ không cần làm PrEP nữa.
  • Xét nghiệm viêm gan B: Người có thể sử dụng PrEP phải là người có chức năng gan khỏe mạnh. Trong trường hợp cơ thể bị viêm gan B mãn tính thì không thể dùng PrEP ngay được. Lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa gan để được hướng dẫn và chỉ định rõ ràng trước khi dùng PrEP.
  • Một số các xét nghiệm khác: xét nghiệm chức năng thận, xét nghiệm về một số bệnh có thể lây ra đường tình dục khác như lâu, giang mai, …

Các xét nghiệm cần làm trước khi sử dụng PrEP là gì?

Các xét nghiệm cần làm trước khi sử dụng PrEP là gì?

Xem ngay: Bệnh nhân nên đăng ký xét nghiệm HIV ở đâu chính xác nhất?

Tính hiệu quả khi sử dụng PrEP có cao không?

Đây là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra, liệu rằng tính hiệu quả của PrEP có đáng tin cậy hay không?

Không phải ngẫu nhiên mà PrEP lại được WHO khuyến cáo sử dụng để phòng chống lây nhiễm HIV. Cũng không phải ngẫu nhiên mà nó được xem là chiến lược mới trong việc phòng chống và đẩy lùi HIV trong cộng đồng. Điều này có thấy tính hiệu quả đáng tin cậy của PrEP:

  • Đã có nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện và chỉ ra tính hiệu quản của PrEP. Điều này được minh chứng bằng việc PrEP không chỉ có tại Việt Nam mà còn được rất nhiều những nước khác trên thế giới áp dụng.
  • Thực tế cũng chưa hề thu được trường hợp nào bị nhiễm HIV khi quan hệ đồng tính nam trong khi họ thực hiện tiếp nhận PrEP.
  • 99% là con số chỉ ra những người sử dụng PrEP hàng ngày theo chỉ dẫn của bảo sĩ đều được bảo vệ an toàn trước HIV. Đây chính là kết quả được đưa ra từ nghiên cứu iPrEx.
  • Cũng theo nghiên cứu iPrEx cũng chỉ ra rằng tác dụng phụ của PrEP là không đáng kể. Rất hiếm những trường hợp điều trị PrEP mà phải dừng do tác dụng phụ của phương pháp này gây nên.

Tính hiệu quả khi sử dụng PrEP có cao không?

Tính hiệu quả khi sử dụng PrEP có cao không?

Một vài những thông tin về việc sử dụng PrEP dự phòng trước phơi nhiễm HIV

Bên cạnh những thông tin chia sẻ phía trên, khi sử dụng PrEP, còn 1 vài điều quan trọng cần được ghi nhớ mà bạn phải đặc biệt chú ý:

PrEP dự phòng trước phơi nhiễm HIV sử dụng như nào?

PrEP sẽ được sử dụng hàng ngày – theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO. Mỗi ngày bạn sẽ sử dụng 1 viên như là một sự duy trì chủ động nhất cho bản thân khi co nguy cơ cao mắc HIV.

Tuy nhiên tùy vào đối tượng cụ thể và việc sử dụng cũng có những khác biệt. Chẳng hạn như đối với đối tượng là những người có quan hệ đồng giới nam, việc sử dụng PrEP sẽ như sau:

  • Bạn phải uống 2 viên PrEP trong khoảng từ 2 đến 24h trước khi tiến hành quan hệ đồng giới.
  • Sau 24 giờ kể từ khi uống 2 viên PrEP bạn sẽ uống tiếp viên thuốc thứ 3.
  • Tương tự như vậy, sau 24 giờ khi uống viên thuốc thứ 3 bạn sẽ uống tiếp viên thuốc thứ 4.

Đây là cách sử dụng PrEP cho những cặp đôi đồng giới nam khi có tần suất quan hệ thấp (dưới 2 lần/ tuần).

Còn với những người có tần suất quan hệ tình dục cao hơn thì bạn sẽ tiếp tục sử dụng PrEP thường xuyên theo tần suất 1 ngày 1 viên như bình thường.

Đeo bao cao su có cần thiết khi sử dụng PrEP hay không?

PrEP là phương pháp ngăn ngừa nguy cơ mắc HIV. Tuy nhiên nó không phải là 1 lá chắn hoàn hảo. Do đó, bạn nên biết rằng nếu như không phối kết hợp với các phương pháp phòng ngừa khác bạn hoàn toàn có thể mang thai và có nguy cơ nhiễm HIV sang cả thai nhi. Chính vì vậy việc sử dụng bao cao su là điều vô cùng cần thiết, ngay cả khi bạn đang sử dụng PrEP.

Sử dụng PrEP trong bao lâu thì được? Có phải sử dụng trọn đời hay không?

PrEP không nhất thiết phải sử dụng trọn đời vì nó là phương pháp dự phòng trước phơi nhiễm. Chứ nó không phải là điều trị HIV. Do đó, khi nguy cơ mắc HIV của bạn bằng 0 thì bạn hoàn toàn có thể ngừng sử dụng PrEP.

Trên đây là những thông tin về PrEP dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho bạn đọc. Hy vọng qua đây bạn có thể hiểu rõ hơn về phương pháp này, bổ sung những kiến thức cần thiết vào kiến thức sống của mình để có thể bảo vệ bản thân và người thân 1 cách tốt nhất. Mọi thắc mắc cần được tư vấn giải đáp, bạn có thể truy cập vào địa chỉ website https://galantclinic.com/ để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

DỊCH VỤ
BÀI VIẾT KIẾN THỨC