Search
Close this search box.

Nguyên nhân và cách phòng ngừa sán dây chó

Nhiễm giun đũa chó hay khoa học còn gọi là nhiễm sán dây chó Echinococcus, là một loại sán dây cực nhỏ và có thể gây hại đến sức khỏe con người hay còn gọi là sán kim. Cùng tìm hiểu những thông tin về nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa của loại sán này bên dưới nhé.

I. Nhiễm sán dây chó là bị bệnh gì? Và các dấu hiệu của bệnh sán dây chó

Nhiễm sán dây chó là bệnh nhiễm trùng do một trong hai loại sán kim và sán dây đa nang gây ra. Khi bị nhiễm dây sán thì các nhiễm trùng này được gọi là bệnh nang sán.

Theo nghiên cứu khoa học, bệnh sán dây chó thường có thể không có triệu chứng trong khoảng thời gian 10 hoặc thậm chí là 20 năm. Điều này được xác định là do u nang ở sán phát triển chậm. Tuy nhiên nếu đã phát bệnh thì chúng thường có các triệu chứng như sau:

  • Đau vùng bụng
  • Đau tức ngực
  • Ho dai dẳng kéo dài
  • Đột ngột bị giảm cân
  • Suy nhược cơ thể
  • Vàng da và cả lòng trắng ở mắt cũng bị vàng
  • Phát sốt
  • Nhức đầu
  • Co giật
  • Đi ngoài và phân có máu.

Nhiễm sán dây chó là bị bệnh gì Và các dấu hiệu của bệnh sán dây chó

II. Lưu ý và khi nào thì cần gặp bác sĩ

Khi có bất kỳ một dấu hiệu hay triệu chứng nào như nêu trên thì bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể kịp thời xác định bệnh lý và có thể điều trị kịp thời. Ngoài ra, tùy theo cơ địa của mỗi người khác nhau, vì thế cần thăm hỏi ý kiến của bác sĩ để chọn phương pháp thích hợp cho việc điều trị của mình.

Lưu ý và khi nào thì cần gặp bác sĩ

III. Nguyên nhân gây ra bệnh sán dây chó

Bệnh sán dây chó rất phổ biến và có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Tuy nhiên, chủ yếu xảy ra ở những nơi mà có nhiều vật nuôi hoặc chó và môi trường làm việc mà con người tiếp xúc.

Loại sán dây chó này thường có ở cừu, chó. Khi vật chủ này bị nhiễm bệnh có khả năng sẽ lây truyền qua người khi tiếp xúc trực tiếp hoặc qua nguồn thức ăn hay chơi đùa và xử lý động vật khi chúng bị nhiễm bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh sán dây chó

IV. Các phương pháp điều trị sán dây chó

Lưu ý: Các thông tin được cung cấp mang tính chất tham khảo dựa trên kiến thức khoa học và không thể thay thế lời khuyên của các chuyên viên y tế. Do đó, hãy đi đến bác sĩ khi cần thiết nhất để có thể điều trị phù hợp nhất.

1. Kỹ thuật y tế chẩn đoán sán nhiễm sán dây chó

Đầu tiên bác sĩ sẽ khám lâm sàng và thăm hỏi các triệu chứng bạn mắc phải. Và nếu nghi ngờ bạn nhiễm nang sán hoặc sán chó tổ ong… thì các xét nghiệm có thể được thực hiện để tìm ra u nang như sau:

  • Chụp X-quang và chụp CT hoặc có thể siêu âm để tìm ra các nang đó.
  • Xét nghiệm máu, xét nghiệm miễn dịch ELISA hay xét nghiệm chức năng gan cho bạn.

Phần lớn các loại u nang khi mắc bệnh sán dây chó được tìm thấy khi làm chẩn đoán hình ảnh cho một tình trạng về sức khỏe nào đó.

2. Các phương pháp điều trị khác

Tùy thuộc vào các triệu chứng và vị trí của u nang khi mắc phải sán dây chó mà có thể có những phương pháp điều trị khác nhau. Có thể sử dụng những loại thuốc điều trị nhiễm giun để diệt giun sán, hay còn gọi là thuốc triệt giun sán ở người.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể diệt sán dây chó với hình thức là tiêm thuốc trị sán dây chó. Sau khi sử dụng các phương pháp điều trị để diệt hết sán thì bạn vẫn có thể sẽ phải uống thuốc để đề phòng sự tiếp tục phát triển của sán.

Khi bị nang sán có thể điều trị bằng cách tiêm thuốc để loại bỏ các nang sán và trường hợp nặng có thể phải cần đến phẫu thuật để cắt bỏ những nang sán đó.

Các phương pháp điều trị sán dây chó

V. Chế độ sinh hoạt hạn chế bệnh nhiễm sán dây

Bạn cần triển khai cho mình một lối sống khoa học và có biện pháp hạn chế cũng như khắc phục tại nhà để đối phó với bệnh sán dây chó là:

  • Nên tránh xa với các loại động vật hoang dã
  • Tránh tiếp xúc với các loại chó hoang
  • Rửa tay sạch và kỹ càng sau khi tiếp xúc với chó, mèo hay thú cưng và trước khi chế biến các loại thực phẩm.

 Chế độ sinh hoạt hạn chế bệnh nhiễm sán dây

Các thông tin bên trên chỉ mang tính chất tham khảo để người đọc có thể xác định một phần các triệu chứng thường gặp và biết thêm thông tin về bệnh nhiễm sán chó. Nếu bạn nghi ngờ mình đã bị nhiễm sán dây chó, hay có bất cứ ý kiến nào thì cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia bác sĩ để được thăm khám kịp thời và được điều trị tốt nhất.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%