Theo các chuyên gia cho biết, săng giang mai là các vết loét nhỏ, có màu hồng đỏ, có hình tròn hoặc hình bầu dục và mọc xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn của người bệnh. Đây là dấu hiệu giang mai trong những giai đoạn đầu sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh khoảng 10 – 90 ngày.
Khi phát hiện các săng giang mai, việc đầu tiên bạn cần làm làm đi khám bác sĩ để được làm xét nghiệm giang mai. Nếu bị nhiễm bệnh, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu để bệnh lâu dài, các xoắn khuẩn giang mai ăn sâu vào máu, phá hoại các tế bào, cơ quan chức năng trong cơ thể, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Thậm chí, các biến chứng có thể dẫn tới tình trạng tử vong cho người bệnh.
Săng Giang Mai Có Ngứa Không?
Tuy là các vết loét nhỏ, nhưng săng giang mai không hề gây đau rát hay ngứa ngáy gì nhé. Các săng giang mai cũng được hình thành qua nhiều giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Săng giang mai giai đoạn đầu thường mọc ở vùng kín, xung quanh bộ phận sinh dục và hậu môn. Đối với nữ giới quan hệ bằng miệng, săng giang mai có thể mọc trong khoang miệng, cổ họng. Sau khoảng 3 – 6 tuần, các săng giang mai tự biến mất mà không cần điều trị. Nhiều người tưởng rằng bệnh tự khỏi, nhưng thực tế, các xoắn khuẩn đang ủ bệnh và ăn sâu vào máu.
- Giai đoạn 2: Lúc này các săng giang mai mọc nhiều hơn, rõ rệt hơn. Đặc biệt là ở lòng bàn tay, bàn chân và dần dần lan xung quanh khắp cơ thể. Bên cạnh các săng giang mai giai đoạn 2, còn kèm theo một vài biểu hiện giang mai khác như: Bị sốt cao, cơ thể mệt mỏi, đầu đau nhức, các khớp xương đau, ê mỏi,…. Và sau khoảng 2 – 4 tuần, các săng giang mai lại tiếp tục ẩn đi.
– Lưu ý: Các săng giang mai ở giai đoạn 1 và 2, thường dễ gây ra nhầm lẫn với tình trạng nốt phát ban. Vì vậy, nếu bạn từng quan hệ hoặc tiếp xúc với nguồn bệnh, nghi ngờ mình mắc giang mai, cần đi gặp bác sĩ và làm xét nghiệm giang mai càng sớm càng tốt.
- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn tiềm ẩn, các triệu chứng giang mai, các vết săng giang mai không còn nữa. Vì thế rất khó phát hiện bệnh, mà bắt buộc bạn phải làm xét nghiệm để kiểm tra xem có bị giang mai không nhé.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn này là giai đoạn nguy hiểm nhất, các săng giang mai ẩn đi từ 1 năm đến vài chục năm. Sau đó xuất hiện trở lại và biến chứng thành gôm giang mai, củ giang mai, đó là những nốt sần màu hồng đỏ, màu tím, có kích thước to bằng hạt đậu, hạt ngô. Cùng với đó, là những hậu quả nghiêm trọng do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra như: Ảnh hưởng hệ thần kinh, nội tạng, mất trí nhớ, rối loạn cảm giác, giảm thị lực, mù lòa,….
Cần Làm Gì Khi Bị Săng Giang Mai
Nhiều bạn có tâm lý e ngại, sợ đến các phòng khám bệnh xã hội, mà để bệnh kéo dài, dẫn tới những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Chính vì thế, khi cơ thể xuất hiện các săng giang mai, bạn cần đi tới phòng khám chuyên khoa để được làm kiểm tra và điều trị kịp thời. Các chuyên cho biết, đối với bệnh giang mai ở giai đoạn đầu, có thể chữa khỏi tới 95% và dưỡng như bệnh không quay trở lại. Còn khi bệnh nặng, có nhiều biến chứng, sẽ gây khó khăn rất nhiều trong việc điều trị. Tuy nhiên, khi lựa chọn nơi chữa bệnh, bạn cũng cần lưu ý:
- Nên chọn phòng khám chuyên về bệnh xã hội, đặc biệt là bệnh giang mai.
- Có cơ sở vật chất tốt, đầy đủ máy móc hiện đại, tiện nghi.
- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, để có thể mang tới kết quả tốt nhất trong khi điều trị.
Với những thông tin trên đây, bạn đã biết săng giang mai là gì và phát triển như thế nào chưa? Đừng chủ quan, thờ ơ với chính sức khỏe của bản thân, hãy đi khám và điều trị giang mai sớm nhất có thể nhé. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!