Search
Close this search box.

Dấu hiệu nhận biết và điều trị bệnh giang mai giai đoạn 1

Bệnh giang mai giai đoạn 1 nếu phát hiện kịp thời sẽ tăng cơ hội chữa trị khỏi cho bệnh nhân. Căn bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục này chia thành 4 giai đoạn. Trong đó, biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn đầu chưa rõ nét như giai đoạn 2, 3 và 4 nhưng vẫn có thể nhận biết nếu người bệnh thăm khám sớm.

Hiểu rõ về bệnh giang mai giai đoạn đầu

Ảnh 1: Treponema Pallidum chính là nguyên nhân gây bệnh giang mai giai đoạn 1 

Một loại vi khuẩn kết cấu xoắn đặc biệt mang tên Treponema Pallidum chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh lý giang mai. Về cơ bản thì đây căn bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Ngoài ra căn bệnh này còn có thể lây truyền qua ba con đường khác, bao gồm:

  • Lây từ mẹ sang con (trong giai đoạn bào thai phát triển trong tử cung)
  • Lây qua đường máu
  • Lây qua đường tiếp xúc (nếu vùng da tiếp xúc có các săng thương)

Giai đoạn 1 chính là lúc cơ thể vừa bị vi trùng xâm nhập vào vết thương hoặc xâm nhập qua đường máu, lây truyền từ mẹ sang con. Ngay khi đi vào cơ thể thành công, Treponema pallidum bắt đầu di chuyển tới mảnh nhầy. Hay thậm chí chúng còn từ từ tạo thêm nhiều vết xước nhỏ, quá trình này chỉ diễn ra trong vài giờ.

Trên lý thuyết, thời gian ủ bệnh tính từ khi cơ thể tiếp xúc với khuẩn xoắn Treponema pallidum đến khi tiến triển gây ra các tổn thương vào khoảng trung bình 3 tuần. Hoặc thời gian ủ bệnh còn có thể kéo dài từ 10 đến 90 ngày.

Trong giai đoạn đầu bệnh giang mai khiến hệ miễn dịch người bệnh tạo phản ứng mẫn cảm chậm. Đây là phản ứng gây ra bởi nhiều tế bào Lympho T cùng với đại bảo thực nhạy cảm. Những vết loét và hoại tử cũng bắt đầu xuất hiện từ đó.

Mặt khác, kháng nguyên T của khuẩn xoắn pallidum còn ức chế hình thành kháng thể giang mai nhưng không hoàn thiện. Theo đó, đây là một dạng phản ứng miễn dịch từ tế bào ký chủ với khả năng ngăn chặn tổn thương. Thế nhưng, nó lại không thể loại bỏ sinh vật khỏi cơ thể.

> dấu hiệu giang mai

Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn 1, biến chứng và phương pháp điều trị

Bệnh giang mai nói chung đều tiến triển theo 4 giai đoạn. Người bệnh nếu phát hiện sớm trong từ giai đoạn 1 thì tỉ lệ chữa trị thành công sẽ cao hơn. 

Bệnh giang mai giai đoạn đầu ở miệng

Bệnh giang mai trong giai đoạn 1 biểu hiện đặc trưng qua sự phát triển của các sang thương với mức độ phân tử của khá dày. Lưu ý rằng, từ “săng” ở đây được dịch ra theo từ “chancre”. Chúng không gây đau, thường xuất hiện sau khoảng 3 đến 6 tuần kể từ khi ủ bệnh.

Ảnh 2: Trong giai đoạn đầu, các vết loét có thể xuất hiện ở đầu miệng 

Mặc dù không gây đau nhưng những săng thương này lại rất dễ lây nhiễm. Trường hợp không điều trị sớm, chúng bắt đầu phát triển mạnh hơn trong khoảng thời gian 3 tuần đến 12 tuần, gây ra tình trạng kéo sẹo xơ hóa.

Nói chung bạn chỉ cần nhớ rằng giai đoạn 1, một vài vết loét nhỏ bắt đầu xuất hiện ở đầu miệng sau khoảng 3 tuần tiếp xúc. Không chỉ tại vùng miệng mà chúng còn có thể xuất hiện ở khu vực sinh dục như hậu môn, âm đạo, dương vật hoặc bìu. 

Mặc dù chúng có thể lành lại sau 3 đến 5 ngày nhưng người bệnh vẫn phải điều trị bằng thuốc, nếu không bệnh sẽ tiếp tục chuyển giai đoạn.

Biến chứng thường gặp của bệnh giang mai giai đoạn 1

Trường hợp không điều trị kịp thời trong giai đoạn 1, bệnh giang mai sẽ tiếp tục chuyển sang giai đoạn 2, trong vòng 4 đến 10 tuần kể từ khi tổn thương xuất hiện. Khi đó, số lượng xoắn đã tăng lên theo cấp số nhân, thậm chí lan rộng khắp cơ thể.

Ảnh 3: Cơ thể phát ban, đau cơ, nổi hạch

Những tổn thương này không chỉ gây khó chịu ngoài da mà chúng còn khiến cơ thể người bệnh gặp phải nhiều vấn đề khác. Chẳng hạn như sốt cao, đau cơ, nổi hạch.

Phương pháp điều trị bệnh giang mai giai đoạn 1

Nếu không tiến hành điều trị sớm, bệnh giang mai giai đoạn 1 có thể chuyển sang giai đoạn 2, 3 và 4. Người bệnh khi đó dễ bị ảnh hưởng tim mạch, thần kinh cũng bị tác động không nhỏ. Thậm chí căn bệnh này còn làm tăng khả năng lây nhiễm HIV.

Ảnh 4: Người mắc bệnh giang mai giai đoạn 1 thường được chỉ định dùng Penicillin

Trong một vài năm không điều trị hoặc điều trị không đến nơi đến chốn, người bệnh thậm chí có nguy cơ tử vong. Bên cạnh đó, người bệnh còn dễ dàng trở thành nguồn lây bệnh cho người khác khi quan hệ tình dục không an toàn, lây từ mẹ sang con.

Bệnh giang mai có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn trong giai đoạn 1. Phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay là dùng thuốc kháng sinh penicillin. Loại thuốc này có khả năng tiêu diệt mầm bệnh. Trường hợp dị ứng với penicillin, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một loại kháng sinh khác hoặc áp dụng biện pháp khử nhạy penicillin.

Phương pháp phòng chống bệnh giang mai 

Ảnh 5: Sử dụng bao cao su giúp mọi người phòng tránh tốt bệnh giang mai 

Bệnh giang mai chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Phòng tránh căn bệnh này về cơ bản chính là ngăn chặn Treponema Pallidum xâm nhập cơ thể. Qua một vài biện pháp dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tự phòng tránh bệnh giang mai lây qua hoạt động tình dục.

  • Sử dụng bao cao su có chất bôi trơn trong suốt quá trình quan hệ tình dục 
  • Nếu thực hành quan hệ tình bằng miệng, bạn cần sử dụng các loại đập nha khoa thiết kế chuyên nghiệp 
  • Không nên quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, sống chung thủy với một bạn tình 
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm bệnh giang mai, nhất là với đối tượng có thực hiện hành vi quan hệ tình dục. Do đó khi nhận thấy vết loét tại khu vực bộ phận sinh dục hoặc mọi vị trí tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bạn nên đi xét nghiệm giang mai càng sớm càng tốt. Giai đoạn bệnh giang mai tiến triển từ 1 đến 4, phát hiện và điều trị sớm giúp người bệnh tăng cơ hội điều trị khỏi cao hơn.

Bệnh giang mai giai đoạn 1 có thể điều trị thành công nếu người bệnh phát hiện và dùng thuốc kịp thời. Nếu không muốn mắc phải căn bệnh này, bạn cần chú ý áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, thực hiện lối sống lành mạnh trung thủy với một bạn tình.

> triệu chứng bệnh giang mai và cách phòng ngừa

> Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu? Chi phí có cao không?

> Điều trị giang mai như thế nào? Thời gian bao lâu?

Quá trình điều trị bệnh giang mai giai đoạn 1 hiện nay chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh. Việc dùng thuốc hầu như không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường ngày. Quan trọng nhất, bạn phải luôn theo dõi sự thay đổi bất thường trên cơ thể và thăm khám, điều trị kịp thời.

DỊCH VỤ
BÀI VIẾT KIẾN THỨC