Xét nghiệm HIV là gì? Nên xét nghiệm HIV ở đâu an toàn và chính xác?

Xem nhanh nội dung

Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 56.000 người nhiễm HIV. Họ cũng đang trong tình trạng ngại xét nghiệm HIV vì sợ bị kỳ thị. Để giải tỏa được tâm lý lo ngại và e sợ này, hiện nay có nhiều dịch vụ xét nghiệm các bệnh xã hội ra đời. Vậy nên xét nghiệm nhiễm HIV ở đâu uy tín, kín đáo, tiện lợi? Bạn hãy tìm lời giải đáp trong bài viết hữu ích dưới đây nhé!

Khi nào nên xét nghiệm HIV?

Nếu tính từ ngày virus HIV xâm nhập vào cơ thể, sau bao lâu xét nghiệm cho kết quả chính xác? Theo các chuyên gia, kể từ khi virus đi vào cơ thể, nó sẽ tồn tại với 3 kiểu hình nhân lên như sau:

wj9pzuaicq9egqpeji0kiv

Khi nào cần nên xét nghiệm HIV

Làm xét nghiệm ở giai đoạn nào thì chính xác?

  • Trong tuần đầu, virus HIV bắt đầu nhân lên và lan truyền đi khắp cơ thể một cách nhanh chóng. Lúc này, nếu xét nghiệm sẽ thấy virus ở trong dịch não tủy trước khi thấy nó có trong máu.

  • Từ 2-6 tuần tiếp theo, tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể bắt đầu giảm. Có tới 95% người bị nhiễm vẫn cảm thấy khỏe mạnh. Trong giai đoạn này bạn không chủ quan và nghĩ là mình không bị nhiễm. Vậy lúc này xét nghiệm HIV có chính xác hay không? Nhiều người bị nhiễm HIV có xuất hiện một số triệu chứng HIV sớm. Những biểu hiện này giống như bệnh cúm thông thường. Do đó, nếu xét nghiệm ở giai đoạn này sẽ chưa cho một kết quả chính xác.

  • Giai đoạn nhiễm trùng nặng: Để có kết quả xét nghiệm chính xác, người bệnh nên thực hiện sau khoảng 2- 3 tháng đầu. Trên thực tế có đến 95% người nhiễm HIV khi xét nghiệm tìm ra bệnh không dưới 5 tháng, sau khi phơi nhiễm với virus HIV. Ở một số ít người phải sau vài năm mới phát hiện mình bị nhiễm HIV.

Xét nghiệm máu lúc nào thì phát hiện được?

Xét nghiệm máu HIV thường trải qua 2 bậc, trong đó bậc 1 thường là test nhanh và được tiến hành 2 lần. Điều này nhằm mục đích giảm bớt sự sai lệch do kỹ thuật viên hoặc thiết bị gây ra.

15gexf2ifmlkexqy2gwdd75g2c9nq1pzaoyvndgp6

Nếu cuộc thử nghiệm bậc 1 cho kết quả dương tính. Lúc này người bệnh sẽ thực hiện một loạt các xét nghiệm bậc 2 để khẳng định chính xác tình trạng nhiễm bệnh.

Xét nghiệm HIV âm tính được hiểu như thế nào?

Để hiểu rõ hơn về bệnh HIV cũng như biết được nên đi xét nghiệm vào thời điểm nào. Dưới đây là một số thông tin hữu ích, quan trọng cho bạn tham khảo:

Định nghĩa xét nghiệm nhiễm HIV

Tại thời điểm xét nghiệm, người được xét nghiệm không mang trong mình virus HIV. Hoặc xét nghiệm chưa phát hiện được virus HIV có trong cơ thể. Việc xét nghiệm có nhiễm HIV hay không không có tính chất tuyệt đối, chính xác 100%.

Trên thực tế, bất kỳ xét nghiệm nào trong đó có xét nghiệm nhiễm HIV cũng có chỉ số sai ở mức cho phép. Quan trọng hơn, khi bị nhiễm virus HIV, người bệnh phải mất 3 đến 6 tháng để cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

tx3uacrfefzfiogfk9bkmuckwr7fk9tdkufd7 fb5fjxdv c2m6dus7o8x6yrcqjjobqjuxe87lg aimfvdnmtsbillnvnuypme yaq5wpjdiylr ai44yy

Đây được xem là giai đoạn quan trọng nên làm xét nghiệm để có kết quả chính xác hơn những giai đoạn khác. Do đó, nếu thấy mình có nguy cơ bị lây nhiễm HIV, bạn cần suy nghĩ rằng mình đang trong thời kỳ “quan trọng”. Hãy làm xét nghiệm để khẳng định chắc chắn mình có bị nhiễm bệnh hay không.

Có mấy loại xét nghiệm HIV?

Để có thể phát hiện ra virus HIV có tồn tại trong cơ thể hay không, người đi xét nghiệm có thể lựa chọn 3 hình thức: Đó là xét nghiệm sàng lọc, xét nghiệm chẩn đoán nhiễm và xét nghiệm theo dõi điều trị. Chi tiết về 3 loại xét nghiệm này sẽ có ở dưới đây:

  • Đối với các xét nghiệm nhiễm HIV sàng lọc sẽ được thực hiện với sinh phẩm, xét nghiệm kỹ thuật miễn dịch đánh dấu và xét nghiệm dạng nhanh.

  • Còn với xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV sẽ gồm 2 phương pháp: Xét nghiệm sinh học phân tử và xét nghiệm huyết thanh học. Xét nghiệm huyết thanh học thực hiện cho người lớn và trẻ em ngoài 18 tháng tuổi. Phương pháp này có khả năng phát hiện ra kháng thể hoặc kháng nguyên HIV có trong máu hay không. Phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử áp dụng cho trẻ em phơi nhiễm hoặc dưới 18 tháng tuổi có xét nghiệm dương tính. Phương pháp có khả năng phát hiện ADN/ARN của HIV có trong máu hoặc các dịch tiết hay không.

  • Xét nghiệm theo dõi điều trị có tác dụng đo tải lượng virus HIV có tồn tại trong máu hay không. Xét nghiệm này thực hiện sau khi áp dụng điều trị với mục đích theo dõi tiên lượng hiệu quả điều trị trên từng bệnh nhân.

dkwgtsdi2gfdaou y5xbn99nuoan

Có mấy loại xét nghiệm HIV?

Xem thêm: XÉT NGHIỆM HIV LÀ GÌ? XÉT NGHIỆM HIV Ở ĐÂU NHANH VÀ CHÍNH XÁC?

Quy trình xét nghiệm bệnh HIV gồm những bước nào?

Để giúp bạn không bị bỡ ngỡ khi đi xét nghiệm bệnh HIV. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho bạn tham khảo và áp dụng:

  • Đăng ký xét nghiệm bệnh tại bàn tiếp đón sau đó lấy phiếu tư vấn.

  • Khi đến phòng bác sĩ, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn cẩn thận.

  • Tùy theo từng phương pháp xét nghiệm, bạn sẽ được chỉ định lấy mẫu xét nghiệm theo phương pháp đó. Có thể là lấy máu hoặc dịch tiết trong cơ thể nhưng chủ yếu vẫn là máu.

  • Tiếp đến là nhân viên y tế sẽ kiểm tra và xử lý mẫu xem có sai sót gì không.

  • Sau đó, mẫu sẽ được chuyển về phòng thí nghiệm để thực hiện quá trình phân tích.

  • Kết quả xét nghiệm được điền vào phiếu kết quả và được rà soát lại

  • Tiếp đến là phiếu kết quả sẽ được xuất và đưa cho người đi xét nghiệm. Lúc này, bạn có thể yêu cầu các bác sĩ tư vấn về kết quả.

  • Nếu là xét nghiệm bệnh HIV nhanh, thời gian làm khoảng 20-30 phút. Với các loại xét nghiệm khác sẽ phải đợi đến vài ngày.

Trên đây là những thông tin hữu ích về xét nghiệm HIV. Để biết thêm thông tin chi tiết về quy trình bạn hãy liên hệ với Phòng khám đa khoa Galant Clinic theo số 0943 108 138.

Thông tin liên hệ chi tiết:

  • Cơ sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5 – Hotline: 0943 108 138

  • Cơ sở 2: 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh – Hotline: 0976 856 463

  • Cơ sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11 – Hotline: 0901 386 618

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%