Search
Close this search box.

Góc giải đáp: Quá trình xét nghiệm máu với bệnh sùi mào gà có chính xác không

Xem nhanh nội dung

Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh sùi mào gà rất dễ lây lan và có thể ảnh hưởng nghiệm trọng đến tâm lý và cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Do đó, nếu bạn đã vô tình có quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình đã bị nhiễm HPV gây rabệnh sùi mào gà thì nên đi khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên bạn đang phân vân quá trình xét nghiệm máu với bệnh sùi mào gà có cho ra kết quả chính xác không? Để tìm ra câu trả lời ngay thì hãy cung mình theo dõi hết bài viết này nhé

xet nghiem mau sui mao ga co chinh xac khong 3

Khái quát về căn bệnh sùi mào gà do HPV gây ra

Sùi mào gà còn được gọi là bệnh mồng gà hoặc là mụn cóc sinh dục. Đây là bệnh xã hội, lây truyền chủ yếu từ việc quan hệ tình dục không an toàn và rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Virus gây bệnh sùi mào gà có tên gọi khoa học là Human papillomavirus (HPV). Chúng có khoảng 150 chủng vi-rút này và trong có 40 chủng trong số đó là tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bên cạnh đó, HPV-16 và HPV-18 là tác nhân gây mụn cóc tình dục trong 90% trường hợp ơ nam và nữ. Theo thống kê cho thấy nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh sùi mào gà cao hơn ở nam giới. Nguyên nhân là do phụ nữ thường tiếp nhận tinh dịch của nam giới trong quá trình quan hệ tình dục và ngoài ra môi trường âm đạo cũng tạo điều kiện thuận lợi cho loại virus này phát triển. Ngoài quan hệ tình dục bệnh cũng có thể lây truyền do dùng chung đồ cá nhân hoặc từ lây nhiễm từ người mẹ sang con 

Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở bệnh nhân nam giới

Sẽ xuất hiện các nốt màu hồng, mềm, trên bộ phận sinh dục, chẳng hạn như bao quy đầu và trên vùng da xung quanh dương vật, Tuy nhiên, những mụn cóc này rất khó phát hiện vì chúng không gây ngứa và có kích thước rất nhỏ. Theo thời gian chúng sẽ phát triển tạo thành hình súp lơ hoặc giống chiếc lược. Bên trong các nốt sùi có chứa dịch, khi ấn mạnh có thể làm dịch chảy ra ngoài. Mụn cóc tình dục cũng có thể chảy máu và chảy dịch.

Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở bệnh nhân nữ giới 

Chủ yếu sẽ xuất hiện các nốt sùi màu hồng nhạt và thường xuất hiện trên tử cung, âm đạo, môi lớn và môi lớn và có triệu chứng đau và ngứa. Nếu không được điều trị, những mụn cóc tình dục này ngày càng dày đặc và mọc thành từng đám giống như chiếc lược hoặc súp lơ. Những mụn cóc này có thể dễ chảy máu khi cọ xát trực tiếp hoặc trong cuộc yêu.

xet nghiem mau sui mao ga co chinh xac khong 2

Bệnh sùi mào gà ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh

Bệnh sùi mào gà ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà hay một số căn bệnh xã hội khác đều bị ảnh hưởng tiêu cực về mặt tâm lý. Bệnh nhân có xu hướng che giấu bệnh tật của mình và ngại gặp bác sĩ vì sợ bị kỳ thị và đánh giá. Ngoài ra họ tự ti và cảm thấy bị giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân. Lo lắng thường khiến bệnh nhân mất tập trung và hứng thú trong học tập và làm việc. 

Nhưng đây là một sai lầm lớn. Thay vì tự ti, mặc cảm, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt, nếu có bất kỳ triệu chứng nào đáng lưu ý thì nên đi khám càng sớm càng tốt, để có thể nhận được những lời giải thích rõ ràng về tình trạng sức khỏe của mình từ bác sĩ. 

Xem thêm: NHỮNG DẤU HIỆU CỦA BỆNH SÙI MÀO GÀ LÀ GÌ? VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ BỆNH

Xem thêm: CÁCH KHẮC PHỤC BỆNH SÙI MÀO GÀ

Bệnh sùi mào gà ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh

Nếu không điều trị tích cực, bệnh có thể sẽ tiếp tục tiến triển khiến mụn lan rộng nhanh chóng khiến người bệnh thường xuyên khó chịu và thậm chí có thể gây tổn thương đến bộ phận sinh dục và những phần da khác. Ngoài ra, khi bản thân người bệnh có thể nhiễm nhiều loại HPV khác:  bao gồm cả HPV loại 16 và 18, sẽ tăng nguy cơ phát triển các bệnh ung thư như: Ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Ở nam giới, bệnh sùi mào gà  có thể dẫn đến ung thư dương vật nếu không được phát hiên và thực hiện điều trị ngay. Ngoài ra, phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà có nguy cơ sinh non hoặc lây nhiễm cho trẻ sơ sinh trong quá trình sinh thường. 

Vì vậy mọi người nếu cảm thấy bản thân xuất hiện những triệu chứng giống như bệnh sùi mào gà thì mọi người nên bình tĩnh và nhanh chóng đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện da liễu uy tín để được xét nghiệm và điều trị nếu bản thân xuất hiện bệnh nhé

xet nghiem mau sui mao ga co chinh xac khong 1

Góc giải đáp: Quá trình xét nghiệm máu với bệnh sùi mào gà có chính xác không

Để chẩn đoán bệnh sùi mào gà cho người bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện hàng loạt các xét nghiệm như sau:

  • Kiểm tra axit axetic: Thoa dung dịch có tên là axit axetic lên vùng da bị sùi mào gà trong khoảng 2-5 phút. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên da. Lưu ý: Nếu bôi ngoài da vùng hậu môn thì để thuốc phát huy tác dụng sau 15 phút. Trường hợp bị bệnh sùi mào gà  chuyển sang màu trắng sau khi bôi thuốc.
  • Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm: Đây là quá trình xét nghiệm chẩn đoán mà bác sĩ lấy mẫu từ vùng da của bệnh để được kiểm tra phần tử. Từ đó các bác sĩ có thể xem mẫu xét nghiệm đó có chứa virus gây bệnh sùi mào gà hay không.
  • Xét nghiệm mẫu dịch cơ thể: Các bác sĩ cho biết, virus HPV có thể có trong dịch tiết của người bị bệnh như dịch âm đạo ở nữ giới và dịch niệu đạo ở nam giới. Do đó, các bác sĩ có thể chẩn đoán sùi mào gà bằng cách kiểm tra một mẫu dịch cơ thể.
  • Xét nghiệm HPV/PCR: Đây là một quá trình xét nghiệm để xác định xem bạn có bị nhiễm các loại vi-rút gây ra sùi mào gà không?  và các loại vi-rút có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung/ dương vật và âm hộ hay không. Mẫu xét nghiệm: dịch cổ tử cung, dịch niệu đạo nam giới. Các bác sĩ khuyến cáo nên kết hợp HPV-PCR với xét nghiệm Pap để nâng cao hiệu quả chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư .

Như vậy, Thông tin trên chỉ ra rằng phương pháp xét nghiệm máu không phải lúc nào cũng phát hiện ra bệnh sùi gà trong mẫu máu bệnh nhân. Vì vậy các bác sĩ sẽ yêu cầu từng loại xét nghiệm đối với từng bệnh nhân để có thể đưa ra kết luận và chẩn đoán chính xác nhất.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%