Search
Close this search box.

xét nghiệm nước tiểu có phát hiện hiv không?

Virus HIV từ lâu đã khiến người ta bàng hoàng. Nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ HIV là gì. Đây được coi là căn bệnh thế kỷ với nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh. Có nhiều cách xét nghiệm HIV, tuy nhiên nhiều người băn khoăn không biết xét nghiệm nước tiểu có phát hiện được virus HIV hay không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng galantclinic tìm hiểu nhé

Virus HIV là gì

HIV là một loại virus có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của con người và khiến cơ thể trở nên mất khả năng chống lại bệnh tật. Ở giai đoạn đầu: sẽ xuất hiện các triệu chứng rất giống với bệnh cảm cúm thông thường khiến cơ thể khó cảm nhận và trở nên suy nhược. Khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh khác, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được phát và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, xét nghiệm HIV là cách duy nhất để biết chúng ta có bị nhiễm virus HIV hay không. Quá trình bao gồm các kỹ thuật chuyên biệt để phát hiện kháng nguyên và kháng thể của virus HIV trong các mẫu máu hoặc dịch cơ thể. Đặc biệt, kháng nguyên P24 là một phần quan trọng của virus mà cơ thể tạo ra để chống lại virus HIV.

Những con đường lây truyền HIV

Sẽ có 3 con đường chính lây truyền HIV giữa người sang người. 

Lây truyền qua đường máu:

Máu và các sản phẩm từ máu có thể lây truyền virus HIV từ người sang người theo những cách sau:

  • Dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ y tế bị dính máu của người nhiễm HIV. 
  • Sử dụng chung các loại dao cạo, kim xăm, xăm lông mày, kim châm cứu, … cùng với người nhiễm HIV
  • Vết thương hở của người bình thường lại vô tình tiếp xúc máu của người bị nhiễm HIV

Lây nhiễm HIV từ  đường tình dục 

Quan hệ tình dục không có biện pháp an toàn với người bị nhiễm virus HIV. Đây được xem là nguyên nhân làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV giữa người. Ngoài ra, việc quan hệ tình dục qua đường hậu môn cũng là một trong những nguyên nhân gây lây nhiễm HIV.

Lây nhiễm cũng như di chuyền virus HIV từ mẹ sang con: 

Virus HIV xâm nhập vào trẻ sơ sinh theo ba cách: 

  • Bị nhiễm từ nhau thai khi mang thai với em bé. 
  • Lây nhiễm qua màng nhầy hoặc vết thương hở của trẻ sơ sinh qua nước ối, dịch tiết âm đạo hoặc máu mẹ. 
  • Lây truyền Virus HIV từ sữa mẹ.

Xét nghiệm HIV bằng nước tiểu người bệnh có được không?

xét nghiệm HIV bằng nước tiểu của người bệnh có được không? 

Theo các nghiên cứu: xét nghiệm HIV qua nước tiểu của người bệnh là không hiệu quả và kết quả hoàn toàn không chính xác. Vì xét nghiệm HIV chính xác khi dùng mẫu máu hoặc dịch miệng, dịch trong cơ thể. Xét nghiệm virus HIV thường được dùng đến là:

Xét nghiệm bằng axit nucleic

Xét nghiệm bằng axit nucleic có thể giúp xác định xem Virus HIV có thực sự tồn tại trong máu hay không? . 

Xét nghiệm này có thể cho kết quả người người xét nghiệm là dương tính / âm tính hoặc tải lượng vi rút trong máu một cách chính xác ( 98%). Nói chung, axit nucleic  thường rất chính xác trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng. Tuy nhiên cách xét nghiệm này khá đắt tiền và thường được sử dụng để sàng lọc mọi người. Chỉ trừ khi người bệnh có nguy cơ phơi nhiễm HIV cao hoặc có các triệu chứng HIV sớm nhé

Xét nghiệm bằng kháng thể, kháng nguyên HIV trong máu

Xét nghiệm này giúp tìm kiếm nhanh chóng kháng nguyên và kháng thể HIV có trong máu. Khi cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn và vi rút như HIV, hệ thống miễn dịch sẽ tự động tạo ra kháng thể. Kháng nguyên là những chất lạ xâm nhập vào cơ thể và kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi bị nhiễm HIV, một kháng nguyên được gọi là P24 sẽ tự động được tạo ra trước khi các kháng thể được tạo ra.

Xét nghiệm bằng kháng thể

Xét nghiệm kháng thể là quá trình xét nghiệm HIV nhanh có thể được thực hiện tại nhà. Chúng tìm kiếm các kháng thể HIV trong máu hoặc dịch cơ thể của bạn.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%