Search
Close this search box.

Những người đầu tiên đã được tiêm thử vaccine HIV thế hệ mới

Vacxin HIV là một trong những niềm hy vọng lớn nhất dành cho thế giới để chống lại căn bệnh nguy hiểm này. Tính điểm thời điểm hiện tại, vaccine chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm. Tuy nhiên, một số chuyển biến tích cực đã cho thấy sự an toàn cũng như hiệu quả của vaccine đối với cơ thể.

Vaccine HIV là gì?

Vacxin HIV hiện đang được nghiên cứu bằng những công nghệ hiện đại, nhằm mang đến cho nhân loại một niềm tin mới về việc chiến thắng căn bệnh HIV quái ác. Từ những ca nhiễm bệnh đầu tiên xuất hiện vào những năm 1980 thì đã có rất nhiều các thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu để tạo ra vắc xin HIV đã được thực hiện. Tuy nhiên, HIV lại có rất nhiều cơ chế để bảo vệ, ngăn cản sự chống lại của hệ thống miễn dịch của con người. Chính vì thế mà sau nhiều thập kỷ thì việc tìm kiếm HIV vaccine vẫn luôn là một vấn đề nan giải và gây nên nhiều khó khăn cho các chuyên gia đầu ngành.

Ngày 1/2/2022, những tình nguyện viên đầu tiên đã chính thức được tiêm thử vacxin HIV có sử dụng công nghệ mRNA. Đây cũng chính là thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn một đối với vaccine này và thử nghiệm được mang tên IAVI G002. Thí nghiệm được thực hiện bằng sự hợp tác của tổ Moderna và tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận IAVI.

Nếu vaccine được thử nghiệm thành công thì điều này có nghĩa là trên thế giới sẽ có chất miễn dịch chống lại căn bệnh này, đồng thời nhân loại sẽ đạt được chìa khóa đến với một tiến bộ mới

Vacxin HIV mang đến hy vọng mới cho thế giới

Vaccine có mang đến tác dụng phụ không?

Ở giai đoạn đầu tiên, các nhà nghiên cứu chú trọng vào việc nâng cao tính an toàn của vacxin HIV, do đó, khi được tiêm vào cơ thể người thì sẽ không mang lại bất cứ tác dụng phụ nào. Giai đoạn này tập trung nhiều đến sự an toàn và hiệu quả của vaccine, do đó, các tình nguyện viên đều hoàn toàn yên tâm khi tham gia thí nghiệm.

Hiện tại vaccine không có tác dụng phụ

Vaccine mang đến tác dụng như thế nào cho cơ thể người?

Trong lần thử nghiệm vaccine này, những người tham gia vào sẽ được tiêm vào cơ thể một chất để sinh miễn dịch, chất này có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch. Sau đó, khi đã đủ thời gian thì họ sẽ tiếp tục được tiêm thêm chất sinh miễn dịch tăng cường. Trong đó, các chuyên gia sẽ sử dụng công nghệ mRNA để đưa những chất sinh miễn dịch này vào cơ thể.

Vaccine kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể

Những người đầu tiên được tiêm thử vacxin HIV giờ ra sao?

Thử nghiệm giai đoạn 1 đối với vacxin HIV hiện đang được tiến hành tại Mỹ với sự tham gia của 56 đối tượng, họ đều là những người khỏe mạnh, trưởng thành và đồng thời đều âm tính với virus HIV. Trong đó, 48 tình nguyện viên sẽ được tiêm ít nhất là một liều vaccine và 32 người sẽ được tiêm nhắc lại. Trong khi đó, 8 người còn lại sẽ tiếp tục được tiêm thêm liều tăng cường. Những tình nguyện viên này là những người thuộc Trường Y Đại học George Washington và Phòng khám Hope thuộc Trung tâm Tiêm chủng Emory và Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, ngoài ra còn có sự góp mặt của Trung tâm Khoa học Y tế thuộc Đại học Texas, San Antonio, Mỹ.

Đồng thời, trước đó, với 1 thí nghiệm được thực hiện vào năm 2021 thì nhóm nghiên cứu vaccine đã phát hiện ra kháng nguyên đối với HIV tạo ra được phản ứng miễn dịch trên 97% người tham gia tình nguyện. 

xem thêm:

> xét nghiệm hiv là gì? xét nghiệm hiv ở đâu nhanh và chính xác?

> xét nghiệm hiv bao nhiêu tiền

> 16 dấu hiệu hiv triệu chứng biểu hiện để điều trị sớm

 điều trị hiv ở đâu

Bài viết trên đã mang đến cho các bạn đọc thông tin liên quan đến vacxin HIV cũng như những công dụng của loại vaccine này. Để tìm hiểu thêm những vấn đề về HIV, hãy truy cập ngay vào trang web https://galantclinic.com/ các bạn nhé.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%