Virus HIV sẽ gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch ở người. Cụ thể HIV sẽ tấn công, phá hủy hệ miễn dịch trên cơ thể con người và làm xói mòn đi hệ miễn dịch trong nhiều năm. Từ đó khiến cho người bệnh nhạy cảm hơn đối với những bệnh nhiễm trùng cơ hội và những nhiễm trùng khác. Vậy hiện tại cách điều trị HIV là như thế nào? Làm sao để có thể kéo dài sự sống của người nhiễm bệnh? Hãy cùng giải đáp tất cả những thắc mắc trên qua bài viết chi tiết ngay sau đây.
HIV/ AIDS là gì?
HIV là loại virus gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch ở người. HIV lây nhiễm vào các tế bào quan trọng trong hệ miễn dịch con người như tế bào tua, đại thực bào và tế bào T – CD4.
HIV loại virus gây suy giảm miễn dịch
HIV là 1 Lentivirus thuộc họ retrovirus và có thể khiến cho cơ thể của người bệnh nhiễm virút gặp hội chứng suy giảm miễn dịch. Theo đó hệ miễn dịch của những ai bị nhiễm HIV sẽ suy giảm cấp tiến. Đây cũng chính là điều kiện vô cùng thuận lợi cho những nhiễm trùng cơ hội cũng như những bệnh lý ác tính có thể phát triển và đe dọa đến mạng sống của những người mắc bệnh.
AIDS là 1 bệnh mạn tính gây ra bởi HIV. AIDS là từ viết tắt của cụm Acquired Immuno Deficiency Syndrom (là một hội chứng về suy giảm miễn dịch trên cơ thể con người).
HIV tấn công hệ miễn dịch cơ thể của con người như thế nào?
Khi HIV xâm nhập trực tiếp vào trong cơ thể con người thì nó sẽ xâm nhập vào 1 loại tế bào bạch cầu có tên gọi là CD4. Khi đó virút sẽ chiếm lấy tế bào này và sử dụng để sản sinh hàng nghìn bản sao để phá hủy tế bào CD4. Sau đó Virus HIV sẽ xâm nhập trực tiếp vào hệ tuần hoàn và tiếp tục gắn vào những tế bào CD4 khác, từ đó nhân số lượng virút lên trong cơ thể của người bệnh.
Nếu như số lượng CD4 bị giảm xuống thì khi đó số lượng virus HIV sẽ tăng lên và nhiệm vụ của các tế bào CD4 là chống lại tác nhân gây bệnh. Do đó nếu như số lượng tế bào CD4 bị giảm xuống thì sức đề kháng của người bị nhiễm HIV cũng bị giảm xuống rất nhiều. Từ đó khiến cho cơ thể của người bệnh dễ mắc phải những bệnh lý khác.
Sau khi nhiễm HIV bệnh nhân sẽ diễn biến qua 4 giai đoạn lâm sàng:
Những bệnh nhân nhiễm HIV sẽ có những triệu chứng tiến triển không giống nhau thông qua những giai đoạn khác nhau. Virus HIV sẽ tấn công, phá hủy hệ miễn dịch trên cơ thể con người và làm xói mòn đi hệ miễn dịch trong nhiều năm. Từ đó khiến cho người bệnh nhạy cảm hơn đối với những bệnh nhiễm trùng cơ hội và những nhiễm trùng khác. Chính vì vậy bạn cần phải nắm vững những triệu chứng của HIV. Theo đó có thể tóm lược những triệu chứng nhiễm HIV thông qua các giai đoạn cụ thể ngay sau đây:
Giai đoạn cấp tính:
Đây là giai đoạn virút chỉ vừa mới xâm nhập vào trong cơ thể của người bệnh. Thông thường ở giai đoạn này virút sẽ phát triển cũng như nhân lên một cách nhanh chóng.
Sau khoảng thời gian từ 2 tới 4 tuần ngay sau khi phơi nhiễm thì bệnh nhân hoàn toàn có thể gặp những triệu chứng phổ biến như ho, sốt, phát ban, nổi hạch, viêm họng, đau đầu, đau mỏi cơ, buồn nôn, sưng gan lách hoặc sút cân,…
Những triệu chứng này sẽ kéo dài trong khoảng từ 1 tuần tới 1 tháng. Thông thường sẽ xuất hiện không rõ ràng, vì vậy bệnh nhân sẽ dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường.
Ở giai đoạn này virus sẽ di chuyển vào trong máu, sau đó nhân rộng với một lượng lớn. Những hiện tượng viêm, sưng cũng chính là phản ứng thông thường của hệ miễn dịch. Tuy nhiên không phải bất cứ ai bị nhiễm HIV cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng này. Những xét nghiệm sàng lọc cũng không xác định được. Vì vậy hiện tại giai đoạn này còn được biết tới là giai đoạn “cửa sổ”.
Nhiễm trùng tiên phát là giai đoạn virus chỉ vừa mới xâm nhập vào trong cơ thể
Giai đoạn không thấy có triệu chứng:
Ở giai đoạn không có triệu chứng này một lượng lớn virut trong cơ thể của người bệnh sẽ bị tác động vì hệ miễn dịch đã chuyển qua trạng thái nhiễm trùng mạn tính và còn được gọi là giai đoạn tiềm ẩn. Lúc này, bạch cầu bị tiêu diệt 1 lượng nhỏ không đáng kể. Tuy nhiên virus HIV thực chất vẫn tiếp tục phát triển rất mạnh mẽ.
Đối với giai đoạn này, thời gian sẽ kéo dài trong khoảng vài tuần cho tới vài năm và có khi sẽ lên tới 20 năm. Ngoài ra trong giai đoạn này bệnh nhân cũng có thể lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.
Những hạch bạch huyết trong suốt giai đoạn này sẽ thường xuyên bị viêm để có thể bảo vệ cho cơ thể. Bên cạnh đó ở các giai đoạn tiếp theo thời số lượng vi rút sẽ gia tăng. Sau đó sẽ tấn công phải tiêu diệt những tế bào trong hệ miễn dịch, từ đó làm suy yếu cơ thể.
Giai đoạn có triệu chứng nhẹ
Ở giai đoạn này bệnh nhưng có thể gặp những triệu chứng phổ biến như: Sút cân nhẹ; phát ban sẩn ngứa; loét miệng; nhiễm herpes zoster hay nhiễm khuẩn đường hô hấp tái phát như viêm tai tái diễn, viêm xoang. Đây còn được biết tới là giai đoạn cận AIDS, chuẩn bị chuyển qua giai đoạn tiến triển nặng.
Giai đoạn tiến triển nặng:
Ở giai đoạn này virút sẽ tấn công và gây suy giảm hệ miễn dịch, gây vô hiệu hóa cho miễn dịch trung gian thông qua tế bào. Từ đó tạo cơ hội nhiễm trùng do những vi sinh vật khác gây nên. Giai đoạn này còn được biết tới là AIDS.
Đặc trưng của sự suy giảm miễn dịch đó chính là nhiễm nấm Candida species ở phần miệng, bệnh viêm phổi vì nấm, bệnh lao, bùng phát virus herpes gây ra zona thần kinh, ung thư hạch bạch huyết.
Đặc trưng của sự suy giảm miễn dịch đó chính là nhiễm nấm Candida species ở phần miệng
Bên cạnh đó ở giai đoạn này bệnh nhân sẽ bị sụt cân và dễ mắc phải những nhiễm trùng thông thường khác. Ở cuối thời kỳ những người bị nhiễm HIV sẽ bị dễ tấn công cũng như tử vong vì những bệnh nhiễm trùng cơ hội.
> 16 DẤU HIỆU HIV TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN ĐỂ ĐIỀU TRỊ SỚM
Đối tượng nguy cơ bệnh HIV
Hiện tại số lượng virus HIV ở trong máu tăng lên cũng khiến cho nguy cơ lây truyền cho người khác tăng theo. Chính vì vậy cần phải phát hiện từ sớm và đưa ra những cách điều trị HIV phù hợp. Vậy những con đường lây truyền HIV là gì?
HIV trong tự nhiên không có ổ chứa dịch. Do đó người nhiễm HIV chính là nguồn truyền nhiễm duy nhất cho tất cả những người xung quanh. Việc xác định được con đường lây nhiễm sẽ giúp cho bạn nắm bắt được những đối tượng dễ mắc phải HIV. Cụ thể 3 con đường lây nhiễm chủ yếu của HIV đó chính là:
Lượng virus HIV ở trong máu tăng lên cũng khiến cho nguy cơ lây truyền tăng lên
Đối tượng nhiễm HIV qua đường máu:
Máu và những chế phẩm của máu sẽ có khả năng lây nhiễm HIV từ người này qua người khác thông qua:
-
Những đối tượng sử dụng chung dao cạo râu, kim châm cứu, kim xăm trổ hoặc xăm lông mày,…
-
Những đối tượng sử dụng chung bơm kim tiêm hay những dụng cụ sử dụng trong y tế và có dính máu của bệnh nhân nhiễm HIV.
-
Có vết thương bị hở và tiếp xúc trực tiếp với máu của bệnh nhân nhiễm HIV.
Máu và những chế phẩm của máu sẽ có khả năng lây nhiễm HIV từ người qua người
Đối tượng nhiễm HIV qua đường tình dục:
Vì quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn với bệnh nhân nhiễm HIV đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Đặc biệt nguy cơ cao nhất là khi quan hệ thông qua đường hậu môn và sau đó tới đường âm đạo, cuối cùng là quan hệ thông qua đường miệng.
Nhiễm từ mẹ qua con:
Virus HIV hoàn toàn có khả năng xâm nhập vào trong cơ thể của trẻ sơ sinh thông qua ba con đường chính là:
-
Lây nhiễm qua dịch âm đạo, nước ối hoặc máu của mẹ dính vào trong niêm mạc hay vết thương hở của trẻ nhỏ.
-
Lây nhiễm qua nhau thai trong suốt quá trình mang thai.
-
Lây qua đường sữa mẹ.
Tuy nhiên trên thực tế vẫn có một số trường hợp hiếm gặp là mẹ bị nhiễm HIV. Tuy nhiên em bé khi sinh ra lại âm tính.
Virus HIV hoàn toàn có khả năng xâm nhập vào trong cơ thể của trẻ sơ sinh
Các nhà khoa học đã làm gì để chống lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS:
Hiện tại đối với HIV/AIDS chỉ có thể điều trị triệu chứng cũng như kéo dài thời gian sống cho họ. Cụ thể các nhà khoa học đã chế tạo ra loại thuốc AntiRetrovirut (ARV) giúp chống lại căn bệnh thế kỷ này.
Thuốc ARV có thể giúp hạn chế sự sinh sôi và phát triển của virus HIV. Từ đó tăng thời gian sống cho tất cả bệnh nhân nhiễm bệnh. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo thêm các cách điều trị HIV khác hiện nay như điều trị phơi nhiễm hoặc điều trị về tâm lý,…
Các biện pháp chẩn đoán bệnh HIV
Từ 3 tới 6 tháng từ khi Virus HIV trực tiếp xâm nhập vào trong cơ thể của người bệnh có thể sẽ sản sinh ra kháng thể: Chính vì vậy cách thức duy nhất để có thể xác định được bản thân có bị nhiễm HIV không là tiến hành xét nghiệm HIV.
Hiện tại có ba loại xét nghiệm liên quan tới HIV gồm có xét nghiệm sàng lọc HIV, xét nghiệm theo dõi điều trị, xét nghiệm chẩn đoán có nhiễm HIV hay không.
-
Với những xét nghiệm sàng lọc HIV sẽ thực hiện cùng sinh phẩm xét nghiệm nhanh hay sử dụng kỹ thuật là miễn dịch đánh dấu.
-
Đối với xét nghiệm chẩn đoán sẽ có 2 phương pháp là xét nghiệm sinh học phân tử và xét nghiệm huyết thanh học.
-
Thông thường xét nghiệm huyết thanh học sẽ áp dụng với trẻ em trên 18 tháng và người lớn. Đây là phương pháp giúp phát hiện được sự hiện diện khách thể hay kháng nguyên HIV trong máu.
-
Xét nghiệm sinh học phân tử thông thường sẽ được áp dụng cho trẻ em phơi nhiễm hay trẻ em dưới 18 tháng có xét nghiệm kháng thể dương tính. Đối với những trường hợp khác sẽ khó có thể chẩn đoán thông qua phương pháp này. Đây là phương pháp giúp phát hiện ra ADN/ARN của HIV trong máu hoặc những dịch tiết.
Cách điều trị bệnh HIV
Theo đó dưới đây là một số cách điều trị HIV phổ biến đang được áp dụng để kéo dài thời gian sống cho người nhiễm bệnh, cụ thể như sau:
HIV/AIDS chỉ có thể điều trị triệu chứng cũng như kéo dài thời gian sống cho họ
Điều trị hỗ trợ
Điều trị hỗ trợ sẽ được áp dụng cho tất cả bệnh nhân khi xét nghiệm dương tính HIV và không có triệu chứng. Theo đó đối với cách điều trị HIV này sẽ không sử dụng thuốc mà thông qua những biện pháp khác nhau để tăng cường cho cơ thể của người nhiễm sức đề kháng.
Cụ thể đó chính là có lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn, không sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc ma túy, bổ sung vitamin và dinh dưỡng đúng cách, giữ vững một tinh thần lạc quan cho bản thân,…
Điều trị dự phòng phơi nhiễm
Ngay sau khi trực tiếp tiếp xúc với mầm bệnh như bị những vật nhọn đâm, gây ra tình trạng rách da và có chảy máu hoặc bị dịch tiết, máu của người bệnh bắn vào trong niêm mạc mắt (thường xuyên gặp phải ở những nhân viên y tế) hoặc do quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn,… được gọi là phơi nhiễm.
Việc điều trị dự phòng phơi nhiễm giúp ngăn chặn HIV xâm nhập trực tiếp vào trong tế bào. Cụ thể thời gian điều trị tốt nhất đó chính là 6 giờ ngay sau khi tiếp xúc, tới tối đa là 72 giờ. Và sẽ sử dụng thuốc kháng sinh (ARV) trong khoảng thời gian 4 tuần.
Việc điều trị dự phòng phơi nhiễm giúp ngăn chặn HIV xâm nhập trực tiếp vào trong tế bào
Phòng ngừa lây nhiễm từ mẹ qua con
Phòng ngừa lây nhiễm từ mẹ qua con đó chính là điều trị thông qua ARV cho những phụ nữ đang mang thai và bị nhiễm HIV cũng như trẻ em mới sinh từ người mẹ bị nhiễm HIV. Tùy vào tình trạng nhiễm HIV của mẹ và thời điểm có thai sẽ có các chỉ định điều trị sao cho phù hợp nhất. Trẻ sinh ra trong 24 giờ đầu cũng được uống ARV và sau đó sẽ được theo dõi tiếp tục tại những bệnh viện Nhi đồng.
Cách điều trị HIV này sẽ làm giảm thiểu đáng kể tỷ lệ trẻ nhỏ bị nhiễm HIV từ 30% xuống khoảng còn 6%. Vì vậy các bà mẹ tốt nhất nên có những biện pháp phòng ngừa và cách điều trị HIV hiệu quả để giảm thiểu hậu quả về sau.
Điều trị nhiễm trùng cơ hội
Các bệnh nhiễm trùng xuất hiện ngay sau khi cơ thể của bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch vì HIV ví dụ như viêm não, lao, giời leo, nấm miệng, tiêu chảy hay herpes,… chính là nhiễm trùng cơ hội.
Người nhiễm bệnh có thể phòng ngừa những nhiễm trùng cơ hội thông qua những biện pháp như giữ vệ sinh tối đa trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, ăn uống, tiêm chủng phòng ngừa những bệnh lý như viêm não, viêm gan,… Bên cạnh đó cũng nên điều trị phòng ngừa bằng những thuốc đặc trị khác hoặc thuốc kháng sinh. Nếu như có gặp tình trạng nhiễm trùng cơ hội thì nên điều trị từ sớm theo như chỉ định từ phía y bác sĩ.
Điều trị phòng ngừa bằng những thuốc đặc trị khác hoặc thuốc kháng sinh
Điều trị kháng HIV, thông điệp mới U=U
Điều trị kháng HIV hay điều trị ARV (Anti-Retro Virus). Đây chính là điều trị phối hợp ba loại thuốc kháng HIV với mục đích:
-
Ngăn chặn HIV phát triển và giúp tăng cường sức đề kháng, làm giảm nguy cơ mắc những bệnh nhiễm trùng cơ hội. Như vậy sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như kéo dài tuổi thọ cho người bệnh, giúp cho người bệnh tiếp tục học tập và làm việc hiệu quả.
-
Giúp giảm thiểu số lượng virus HIV có trong cơ thể. Từ đó làm giảm thiểu tình trạng lây lan trong cộng đồng.
Việc điều trị kháng HIV sẽ bắt đầu khi người nhiễm có những triệu chứng về nhiễm trùng cơ hội và số tế bào CD4 ở mức dưới 250/mm3 máu. Theo đó đây cũng chính là cách điều trị HIV lâu dài và phức tạp nhất. Chính vì vậy cần phải có sự hợp tác từ phía người bệnh cũng như tuân thủ một cách chặt chẽ những chỉ định từ phía y bác sĩ như uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và đầy đủ. Không được tự ý thay đổi những loại thuốc đã được kê và không phối hợp với những loại thuốc khác nếu như không có chỉ định từ phía các y bác sĩ.
Cách điều trị HIV, điều trị bằng ARV (Anti-Retro Virus) cho bệnh nhân nhiễm HIV
Xem thêm:
> XÉT NGHIỆM HIV LÀ GÌ? XÉT NGHIỆM HIV Ở ĐÂU NHANH VÀ CHÍNH XÁC?
> XÉT NGHIỆM HIV BAO NHIÊU TIỀN
Kết luận
Việc phát hiện HIV từ sớm và đưa ra cách điều trị HIV hiệu quả sẽ giúp cho bạn kéo dài được mạnh sự sống của bản thân. Chính vì vậy nếu như gặp phải một số những tình trạng lây nhiễm phổ biến trên, tốt nhất bạn nên thăm khám để có được kết quả chính xác nhất. Từ đó đưa ra những liệu pháp và cách thức điều trị phù hợp nhất với tình trạng của bản thân. Hy vọng rằng với những thông tin được https://galantclinic.com/ chia sẻ qua bài viết trên sẽ giúp cho bạn hiểu được rõ hơn về cách thức điều trị HIV cũng như đưa ra được liệu trình điều trị phù hợp.