Search
Close this search box.

Mách bạn cách điều trị sâu răng hiệu quả nhất hiện nay

Xem nhanh nội dung

Sâu răng là một bệnh lý về răng miệng vô cùng phổ biến ở mọi đối tượng từ người già đến trẻ nhỏ. Nếu không được chữa trị kịp thời các lỗ sâu có khả năng lây lan khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Vậy nguyên nhân gây sâu răng là gì? Điều trị sâu răng có phức tạp không, có những phương pháp nào? Chi phí có đắt hay không?

Nguyên nhân gây bệnh sâu răng

Sâu răng là hiện tượng răng bị phá hủy bởi các lỗ sâu gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Tình trạng này xuất hiện khi mô cứng ở răng bị tổn thương hay còn gọi là quá trình hủy khoáng. Đây là hậu quả của sự phát triển theo thời gian của vi khuẩn bám trong răng. Để lựa chọn được phương pháp điều trị sâu răng phù hợp, bạn cần nắm được nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng sâu răng xuất hiện chủ yếu do lối sống, sinh hoạt của từng cá nhân.

Lối sinh hoạt không lành mạnh tạo cơ hội cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển

Lối sinh hoạt không lành mạnh tạo cơ hội cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển

  • Phần lớn các mảng bám trên răng được hình thành từ các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột và đường. Thành phần này làm cho miệng tiết nhiều axit bào mòn răng và suy yếu men răng. Đây là điều kiện thuận lợi khiến cho các loại vi khuẩn phát triển tạo nên các mảng bám phá hủy.
  • Khi vi khuẩn trú ngụ trong vôi răng và tiêu hóa các mảng bám sẽ tiết ra axit. Loại axit này làm bào mòn các lớp khoáng chất có ở men răng. Khi đó nếu không được điều trị kịp thời, chúng sẽ ăn mòn đến tận ngà và tủy răng gây cảm giác ê buốt kéo dài. Thậm chí sâu răng có thể phát triển thành các biến chứng như viêm tủy, viêm nha chu,…

Các mức độ sâu răng

Răng bị sâu không có khả năng tự hồi phục mà cần được điều trị dứt điểm. Bởi sâu răng có thể phát triển liên tục từ mức độ nhẹ đến nặng khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Tình trạng sâu răng sẽ phát triển theo 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn khởi đầu khi răng xuất hiện các đốm trắng hơi ngả vàng trên bề mặt. Đây là những mảng bám và cao răng có nguy cơ gây sâu răng nếu không được điều trị ngay.
  • Giai đoạn 2: Vi khuẩn sẽ bắt đầu trú ngụ và chuyển hóa tại những mảng bám, cao răng. Chúng tiết ra axit ăn mòn men răng và làm chuyển thành màu đen. Người bệnh sẽ cảm thấy ê buốt khi ăn đồ lạnh hoặc chua.
  • Giai đoạn 3: Lúc này lỗ sâu đã lan rộng và tiến sâu hơn vào trong tấn công tủy răng. Đây là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau nhức liên tục và hơi có mùi hôi miệng.
  • Giai đoạn 4: Khi vi khuẩn tấn công tủy răng sẽ gây viêm và làm chết tủy. Trong trường hợp này nếu không được điều trị sâu răng kịp thời có thể lấn đến các dây thần kinh và xương hàm gây nguy hiểm.

Sâu răng không được chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng

Sâu răng không được chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng

Các phương pháp điều trị sâu răng

Người bị mắc bệnh cần tiến hành thăm khám để chọn ra phương pháp điều trị sâu răng thích hợp nhất. Việc khám sức khỏe răng miệng càng sớm càng giúp bệnh nhân có cơ hội ngăn chặn sự phát triển nghiêm trọng của bệnh. Hình thức chữa trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh.

  • Điều trị bằng florua: Trong giai đoạn đầu của sâu răng, việc sử dụng fluoride để điều trị sẽ giúp phục hồi men răng. Bác sĩ thường tư vấn cho bệnh nhân sử dụng các loại nước súc miệng, kem đánh răng có chứa thành phần fluoride. Các phương pháp chữa trị có thể sử dụng các chất lỏng, gel, bọt hay vecni để chải lên răng.
  • Trám răng: Đây là một trong các phương pháp điều trị sâu răng được áp dụng phổ biến nhất. Trám là lựa chọn điều trị khi tình trạng sâu răng đã vượt qua giai đoạn đầu. Chất liệu được sử dụng để trám có thể là nhựa composite có màu trắng đục, hỗn hợp sứ. Trong một số tình huống sự kết hợp của các loại vật liệu sẽ là ý tưởng không tồi.

Trám răng là hình thức điều trị sâu răng được áp dụng phổ biến nhất

Trám răng là hình thức điều trị sâu răng được áp dụng phổ biến nhất

  • Bọc răng sứ: Trong tình trạng vết sâu lan quá rộng hoặc răng không đủ khỏe để trám thì bọc răng sứ sẽ là lựa chọn phù hợp. Răng có thể được bao phủ toàn bộ bởi nhiều chất liệu khác nhau tùy vào nhu cầu của mỗi người. Một số chất liệu phải kể đến như: Vàng, nhựa, sứ cường độ cao, sứ nung chảy với kim loại,…
  • Nhổ răng: Với một số case sâu răng quá nghiêm trọng và không có khả năng phục hồi các nha sĩ buộc phải tiến hành nhổ. Khoảng trống từ việc nhổ răng có thể gây ra sự dịch chuyển của các răng còn lại.

Chi phí điều trị sâu răng

Chi phí điều trị sâu răng hết bao nhiêu?

Chi phí điều trị sâu răng hết bao nhiêu?

Điều trị răng sâu hết bao nhiêu tiền luôn là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người. Thông thường mức chi phí sẽ phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của răng. Đồng thời, mỗi địa chỉ nha khoa sử dụng các kỹ thuật khác nhau sẽ đưa ra các mức giá khác nhau. Dưới đây là mức giá giao động cơ bản của những phương pháp trị sâu răng mà bạn có thể tham khảo:

  • Hàn, trám răng: 100.000 – 500.000 đồng/ răng
  • Điều trị tủy răng: 300.000 – 1.200.000 đồng/ răng
  • Bọc răng sứ: 1.500.000 – 7.500.000 đồng/ răng
  • Nhổ răng: 500.000 – 1.000.000 đồng

Qua những thông tin trên, hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây sâu răng, một bệnh lý răng miệng quen thuộc cũng như cách điều trị sâu răng. Tuy nhiên, “cái răng cái tóc là gốc con người”, vì thế hãy luôn giữ gìn, vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế tối đa sâu răng bạn nhé.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%