Bệnh sán lợn là gì? Triệu chứng, biến chứng và cách phòng tránh như thế nào?

Xem nhanh nội dung

Bệnh sán lợn là gì? Triệu chứng, biến chứng và cách phòng tránh như thế nào?

Hiện nay trên cả nước đang “Sốt sắng” về căn bệnh sán lợn và gây ra sự hoang mang cho rất nhiều người. Nhiễm căn bệnh này rất nguy hiểm nhưng không phải là không có cách phòng tránh. Chỉ là do người dân chưa thật sự hiểu biết đúng về căn bệnh này.

Trong bài viết này, Galant sẽ giải thích rõ ràng nhất về định nghĩa và các triệu chứng, biến chứng của căn bệnh sán lợn. Đồng thời Galant sẽ đưa ra các phương pháp phòng tránh căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu với Galant ngay dưới đây nhé.

Bệnh sán lợn là gì?

benh san lon la gi trieu chung va cach phong tranh 01

Bệnh sán lợn còn có tên gọi khác là lợn gạo, sán lợn gạo. Đây là một bệnh truyền nhiễm ở mô gây ra bởi ấu trùng (Cysticercus) sán dây lợn (Taeniasolium)Bệnh sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới, người mắc bệnh thường do tập tính ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín như gỏi thịt lợn, lợn nướng,… Ở Việt Nam, bệnh này xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành.

Trong thời gian gần đây, bệnh sán lợn tăng đột biến tại tỉnh Bắc Ninh khiến cho người dân trong cả nước hoang mang và đổ xô đi khám sán lợn. Tại TPHCM cũng vậy, người dân đua nhau đi thăm khám xem mình có bị sán lợn hay không? Vậy bệnh sán lợn có thực sự nguy hiểm hay không?

Biến chứng khó lường của bệnh sán lợn.

Bệnh nhân mắc phải bệnh, ấu trùng sán lợn sẽ theo đường tiêu hóa di chuyển đến các cơ, mắt, hay não của người bệnh theo đường máu. Chúng sẽ hóa nang tại các vị trí mà chúng di chuyển đến. Tùy vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện, biến chứng khác nhau:

benh san lon la gi trieu chung va cach phong tranh 02

Gần trăm ổ sán lợn trong đầu bé gái 8 tuổi.

  • Khi ấu trùng sán lợn ký sinh ở trong cơ, bệnh nhân sẽ thấy có những u nhỏ, chắc kích thước khoảng chừng 1-2 cm hoặc bằng hạt ngô, hạt lạc, di chuyển dễ và không gây ngứa, gây đau. Bởi nang sán nằm ở vị trí cơ vân không nằm trên đường đi của hạch bạch huyết.
  • Nếu ấu trùng sán lợn ký sinh ở não, người bệnh có thể sẽ bị động kinh, liệt tay, liệt chân thậm chí liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội.
  • Nếu nang sán nằm trong mắt bệnh nhân có thể bị tăng nhãn áp, giảm thị lực thậm chí là bị mù.

Các biểu hiện, triệu chứng của bệnh sán lợn.

Bệnh nhân bị mắc ấu trùng sán lợn thường không có biểu hiện gì rõ nét, bởi nó rất giống những biểu hiện của các bệnh thông thường khác. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số dấu hiệu sau:

  • Đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ,…
  • Có cảm giác bứt rứt, khó chịu. Khi đi ngoài có thể sẽ gặp những đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài. Đốt sán là những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít, đầu sán phẳng. Một số trường hợp còn phát hiện thấy trứng sán trong phân.
  • Nếu sán làm tổ trên não, bệnh nhân sẽ thấy co giật thậm chí là ngất xỉu đột ngột kéo theo nhiều biến chứng về sau.

Hiện nay, biện pháp để có thể phát hiện sán lợn ở não, ở cơ là làm một số xét nghiệm dưới da hoặc chụp cộng hưởng từ, CT não để phát hiện ra bệnh. Người bệnh cần phải được phát hiện và điều trị sớm để tránh lây lan ra cộng đồng.

6 biện pháp phòng tránh bệnh sán lợn theo khuyến cáo của Bộ y tế.

benh san lon la gi trieu chung va cach phong tranh 03 768x565 1

Cục Y tế dụ phòng (Bộ y tế) đưa ra 6 khuyến cáo để phòng tránh bệnh sán lợn như sau:

  • Không ăn thịt lợn ốm, tuân thủ quy tắc “ăn chín, uống sôi”, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh. Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi đun ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.
  • Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống (đây là nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), không ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh.
  • Cần quản lý phân tươi, nhất là những vùng bị nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
  • Người có sán dây trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  • Không nuôi lợn thả rông.

Trên đây là những tổng hợp về bệnh sán lợn từ định nghĩa cho đến triệu chứng và cách phòng tránh mà Galant tổng hợp từ Cục y tế dự phòng – Bộ y tế. Nếu như bạn gặp các triệu chứng kể trên, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu bạn ở TPHCM có thể đến ngay phòng khám ký sinh trùng Galant để được các bác sĩ của chúng tôi thăm khám và điều trị với chi phí hợp lý, thời gian thăm khám nhanh chóng, không phải chờ đợi lâu.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%