Search
Close this search box.

HPV là gì? Những điều cần biết về virus HPV

Xem nhanh nội dung

HPV là gì? Đây là chủng virus lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới. Nhiều người bệnh bị mắc phải virus HPV nhưng không thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Cùng Galant Clinic tìm hiểu về chủng virus để phòng ngừa.

HPV là gì?

HPV (Sexually transmitted infection – STI) là một trong những virus lây nhiễm qua đường tình dục. Có nhiều type HPV khác nhau:

HPV virus là gì? Có bao nhiêu chủng? | Vinmec

HPV là gì?

  • Không phải tất cả các loại HPV đều gây bệnh nghiêm trọng. Một số chủng HPV chỉ gây ra mụn ở bộ phận sinh dục và ở hậu môn. 
  • Một số chủng nguy hiểm có thể xâm nhập và gây bệnh: mụn cóc ở cơ quan sinh dục và ung thư cơ quan sinh dục. 

Tuy vậy, đã có vaccine để phòng chống sự lây nhiễm của loại virus này.

HPV có bao nhiêu chủng loại?

Theo nghiên cứu và tìm hiểu, các nhà khoa học đã tìm ra hơn 100 chủng virus HPV. Hầu hết trong số đó đều vô hại, sẽ không xuất hiện triệu chứng nào và tự khỏi mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, có đến hơn 40 chủng virus HPV gây bệnh tại bộ phận sinh dục và hậu môn. Trong số đó, có 15 chủng HPV có nguy cơ cao (chủng 16 và 18), có thể gây bệnh ung thư cổ tử cung đến hậu môn và các bộ phận sinh dục khác.

Các chủng ít nguy hiểm hơn có thể gây ra mụn cóc ở bàn chân, mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Sau khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm HPV vài tuần, thậm chí vài tháng mới mọc mụn.

Cách điều trị HPV là gì?

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu dành riêng cho virus HPV. Song, sẽ có một số liệu pháp được dùng điều trị các bệnh gây ra bởi HPV là gì?

  • Bệnh mụn cóc: điều trị nhờ các phương pháp vật lý: đốt laser, hoặc đốt điện, áp lạnh… và các loại thuốc bôi tại chỗ. Nhưng dễ tái phát, chưa có biện pháp nào triệt hoàn toàn tận gốc
  • Bệnh ung thư cổ tử cung: Những phụ nữ định kỳ làm xét nghiệm Pap có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh, phát hiện bệnh sớm để kịp thời chữa trị.
  • Các bệnh ung thư khác: có thể điều trị được khi được khám để chẩn đoán và phát hiện sớm.

Xem thêm: BỆNH SÙI MÀO GÀ HPV

HPV lây nhiễm như thế nào?

Bệnh này có thể bị lây nhiễm khi có quan hệ tình dục: qua đường âm đạo, hậu môn, hoặc đường miệng…với người bị nhiễm virus HPV. Đây là một trong những virus phổ biến lây truyền qua đường tình dục. Người bị nhiễm không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng gì và có thể dễ dàng lây cho người khác. Mọi người nên bổ sung thông tin và hiểu rõ HPV là gì để có cuộc sống lành mạnh hơn.

Virus HPV lây nhiễm như thế nào? | Vinmec

HPV không phụ thuộc vào số lượng người tình đã quan hệ. Cho dù chỉ có quan hệ tình dục chung thủy với một người, vẫn có thể bị lây nhiễm HPV. Bệnh này hoàn toàn có thể lây sang người lành, ngay cả khi người bị nhiễm không có bất cứ biểu hiện hay triệu chứng nào.

Các triệu chứng khi bị bệnh có thể không xuất hiện ngay lập tức. Chỉ xuất hiện biểu hiện sau nhiều năm quan hệ với người bị nhiễm. HPV cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con nhưng trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

HPV gây nên nhiều bệnh ung thư

HPV gây nên ung thư cổ tử cung và một số bệnh ung thư khác: ung thư âm đạo, âm hộ, dương vật và hậu môn. HPV còn có thể gây ung thư vòm họng: cả gốc lưỡi và amidan (ung thư vùng miệng hầu).

Có thể xuất hiện ung thư sau khi bệnh nhân bị nhiễm HPV nhiều năm đến vài chục năm. Virus HPV gây ra bệnh mụn cóc cho cơ quan sinh dục không giống với type HPV gây ra bệnh ung thư.

Biện pháp phòng tránh lây nhiễm HPV là gì?

Có một số các biện pháp có thể giúp hạn chế các nguy cơ nhiễm HPV:

  • Tiêm vaccine: Vaccine HPV rất an toàn và có hiệu quả phòng bệnh khá cao. Cả nam và nữ nên tiêm vaccine, điều này giúp đề kháng với các bệnh gây ra bởi virus HPV. Liệu trình tiêm vaccine gồm 3 mũi, trong thời gian 6 tháng. Để đạt được hiệu quả phòng bệnh, nên tiêm đủ liệu trình rất quan trọng.
  • Định kỳ đi sàng lọc để phát hiện ung thư cổ tử cung: Định kỳ sàng lọc cho phụ nữ trong độ tuổi từ 21 – 65 có thể giúp phát hiện để phòng chống ung thư cổ tử cung.

Cách phòng tránh lây nhiễm virus HPV gây ung thư cổ tử cung

Tiêm vaccine – Biện pháp phòng ngừa HPV

Khi có quan hệ tình dục:

  • Sử dụng bao cao su đúng cách mọi lúc khi quan hệ. Giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm HPV. Virus HPV có thể lây lan vào vùng cơ quan không được che phủ bởi bao cao su. Do vậy, phải ý thức rằng bao cao su không thể hoàn toàn giúp bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi virus HPV.
  • Tuân thủ quan hệ chung thủy với một bạn tình – Một vợ một chồng cũng giúp hạn chế nguy cơ cao về lây lan HPV.

Đối tượng nên tiêm phòng vaccine HPV?

  • Tất cả nam nữ trong độ tuổi 11 – 12 tuổi nên tiêm phòng vaccine HPV
  • Vaccin này có thể tiêm cho nam giới đến độ tuổi 21 và nữ giới đến độ tuổi 26 (nếu chưa tiêm phòng trước đó).
  • Đối tượng nam và nữ bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả người nhiễm HIV/AIDS) đến độ tuổi 26.
  • Vaccin này cũng được khuyến cáo sử dụng cho các đối tượng đồng tính luyến ái nam đến độ tuổi 26.

Trên đây, Galant Clinic cung cấp về virus HPV là gì và những vấn đề liên quan. Hy vọng với những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn có những kiến thức cần thiết cho bản thân. Trang bị thật nhiều cẩm nang để bảo vệ cuộc sống chính bạn và cả những người xung quanh. Mọi thông tin về vaccine HPV và những bệnh lý liên quan, vui lòng liên hệ: https://galantclinic.com/ để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời nhé!

CHUỖI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

Cơ Sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM 

  • Hotline: 0943 108 138 * 028. 7303 1869
  • Thời gian làm việc: 09h – 20h (T2 – CN)

Cơ Sở 2: 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM 

  • Hotline: 0976 856 463 * 028. 7302 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Cơ Sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM

  • Hotline: 0901 386 618 * 028. 7304 1869 
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Email: cskh@galantclinic.com

Website: galantclinic.com * dieutrihiv.com

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%