Search
Close this search box.

Tuân thủ điều trị HIV ăn gì? Chế độ ăn như nào là hợp lý?

Xem nhanh nội dung

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng virus đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ thì người nhiễm HIV cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lạnh mạnh? Điều này sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho người bệnh. Vậy tuân thủ điều trị HIV ăn gì? Chế độ ăn như thế nào cho lành mạnh và hợp lý? Dưới đây là những thông tin bổ ích cho bạn.

Vì sao người bị bệnh HIV phải chú trọng đến chế độ ăn uống?

Chế độ ăn uống quan trọng như thế nào đối với người nhiễm HIV? Tuân thủ điều trị HIV ăn gì? là những câu hỏi mà người bệnh H rất quan tâm.

Sự nguy hiểm của virus HIV đó là làm suy yếu hệ miễn dịch của người bệnh. Vì thế người bệnh phải sử dụng chất dinh dưỡng được cung cấp từ thức ăn, nước uống để tạo nên bức tường phòng vệ trước các tác nhân gây bệnh. Chính vì thế chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý rất quan trọng để người bệnh đối phó với các bệnh nhiễm trùng.

Chất dinh dưỡng từ thức ăn sẽ cung cấp năng lượng để cơ thể khỏe mạnh hơn. Từ đó hạn chế các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe, hạn chế tác dụng phụ của thuốc và những vấn đề gây nên bởi virus HIV. Nhìn chung chế độ dinh dưỡng tốt mang đến cho người bệnh rất nhiều lợi ích:

  • Giúp tăng cường sức đề kháng và giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn. Nhờ đó người bệnh chống chọi tốt hơn với bệnh tật.

  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp người bệnh kiểm soát được các triệu chứng và biến chứng của HIV

  • Chuyển hóa thuốc tốt hơn đồng thời hạn chế được tác dụng phụ của thuốc

  • Cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ trở lên khỏe mạnh hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

sak0eat2pcmhvzrm hdi9qyvbqqowrbi cmjlzra7

Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV rất quan trọng

Tuân thủ điều trị HIV ăn gì? Làm sao để có một chế độ ăn uống lành mạnh?

Như trên đã nói, chế độ ăn uống rất quan trọng với người nhiễm HIV. Vậy tuân thủ điều trị HIV ăn gì? Nguyên tắc ăn uống lành mạnh của người nhiễm HIV là ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc, thịt nạc. Hạn chế thịt có nhiều chất béo, hạn chế đồ ngọt, chất kích thích. Mỗi bữa ăn nên có chất đạm, tinh bột, một chút chất béo tốt. 

Theo đó, người nhiễm HIV nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, cụ thể như sau:

Ăn nhiều trái cây, rau củ

Trái cây và rau củ là thực phẩm rất tốt với tất cả mọi người. Thực phẩm này cũng không thể thiếu với người bị bệnh H. Đó là vì trong trái cây, rau củ có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Chất này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống miễn dịch. Điều này càng cần thiết với người bệnh H bởi hệ thống miễn dịch của họ đang bị suy giảm do sự tấn công của virus HIV. 

Người bị nhiễm HIV mỗi ngày nên ăn từ 5-9 khẩu phần là trái cây và rau củ. Ngoài ra nên chú ý ăn nhiều loại trái cây, rau củ khác nhau để có được sự đa dạng các loại vitamin, khoáng chất.

otgjnn

Tuân thủ điều trị HIV ăn gì? Nên ăn nhiều trái cây rau củ

Ăn nhiều ngũ cốc nguyên cám

Cơ thể của người bệnh cần được cung cấp năng lượng hay carbohydrate để hoạt động. Ngũ cốc nguyên cám là thực phẩm giàu carbohydrate. Chúng sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể. Các loại ngũ cốc nguyên cám có thể kể đến như bánh mì nguyên hạt, gạo nâu,…Những loại ngũ cốc này chứa rất nhiều chất xơ và vitamin B. Trong đó, chất xơ có tác dụng giảm rối loạn phân bố mỡ là một tác dụng phụ của HIV.

Sử dụng thịt nạc

Thịt nạc có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ bắp. Đồng thời chúng giúp cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn. Người bệnh HIV nên sử dụng một số loại thịt tốt cho sức khỏe như thịt bò, thịt gà, trứng, cá, các loại đậu,…

Bổ sung chất béo tốt vào thực đơn

Chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên chúng lại chứa nhiều calories. Do đó bạn hãy dùng chất béo tốt với một lượng vừa phải. Một số loại chất béo tốt cho người nhiễm HIV như dầu thực vật, trái bơ, chất béo từ đậu,…

Với người nhiễm HIV giai đoạn cuối lại càng phải chú ý tuân thủ điều trị HIV ăn gì. Bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho bạn lượng đạm, chất béo thích hợp.

Bổ sung lượng calories vừa đủ

Nếu như người bệnh có dấu hiệu sụt cân nhiều thì có thể cần dùng thêm thuốc bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, bệnh nhân HIV thường xuất hiện tình trạng thừa cân nhiều. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh dễ mắc thêm các bệnh khác như tim mạch, tiểu đường, một số bệnh ung thư. 

Ngoài ra thừa cân còn góp phần làm hệ miễn dịch của người bệnh yếu dần. Điều này đã được các nhà nghiên cứu chứng minh. Bởi vậy, người nhiễm HIV chỉ nên bổ sung một lượng calories vừa đủ mà thôi.

Hạn chế đường và muối

HIV có khả năng khiến cho bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhiều hơn. Do đó, nếu bạn ăn quá nhiều đường và muối thì sẽ rất có hại cho trái tim. Vì vậy thực đơn cho người nhiễm HIV nên hạn chế đường và muối. Lượng muối không nên quá 2-3 gam, lượng đường dùng ít hơn 10% từ thức ăn, nước uống bổ sung đường.

ya9qm2igweaeelkwatvfus8mvwcfrk x3ohsruevtszqtegzz6yqczpvwudr80 klk7zfbsem6wzaappdddubeppgzodv3qhrgwahx2jqo7oj0b8mrgnminmnyogghcbajg9yweycjqhxweuzfu1cemz1fuyvymvbfcxxqy

Người bệnh HIV nên hạn chế đường và muối trong mỗi bữa ăn

Uống đủ nước

Đây là điều rất quan trọng với bệnh nhân nhiễm HIV. Nước làm giảm tác dụng phụ của thuốc, có tác dụng thải độc cơ thể. Đồng thời giúp giảm tình trạng khô miệng, táo bón. Vì thế, nước giúp cho người bệnh cảm thấy đỡ mệt mỏi. Người bệnh có thể uống nước bằng nước lọc, nước trái cây hoặc súp. Mỗi ngày nên uống từ 8-10 ly. 

Tuy nhiên người nhiễm HIV cần tránh sử dụng các loại nước ngọt có ga, cà phê, trà,….Bởi lẽ các loại nước này chứa caffein và sẽ khiến bạn mất nước nhiều hơn. Ngoài ra, người bệnh cần tuyệt đối tránh rượu bia. 

Nếu bệnh nhân bị các triệu chứng nôn hoặc tiêu chảy do virus HIV gây ra thì sẽ mất nước nhiều. Do đó, cần phải bổ sung nhiều nước hơn nữa.

Ngoài những thực phẩm nên ăn và hạn chế ăn ở trên, người nhiễm HIV nên tránh xa một số loại thức ăn như thức ăn cay, thức uống có cồn,…

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Bạn đã biết tuân thủ điều trị HIV ăn gì. Bạn cũng cần lưu ý, người bệnh HIV có sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm độc, dễ nhiễm trùng. Do đó nếu thức ăn không an toàn có thể khiến tình trạng bệnh càng nghiêm trọng. Do đó, chế độ ăn cho người bệnh HIV cần đảm bảo các nguyên tắc:

  • Thực phẩm sạch sẽ, an toàn. Bếp và các vật dụng trong bếp phải luôn được lau chùi sạch sẽ. Dao thớt phải được rửa bằng nước rửa chén và rửa lại bằng nước nóng trước khi dùng

  • Đảm bảo thực phẩm luôn còn hạn sử dụng. Không sử dụng thực phẩm đã hết date.

  • Phải đảm bảo rửa tay sạch sẽ khi chế biến thức ăn và khi ăn

  • Thực phẩm cần được rã đông ngay trong tủ lạnh hoặc trong lò vi sóng. Không rã đông ở nhiệt độ phòng.

  • Các loại thịt cá cần được nấu chín trước khi ăn

  • Không ăn trứng lòng đào, trứng sống,…Không ăn thịt sống, hải sản sống, sữa không tiệt trùng.

  • Thức ăn thừa cần được hâm nóng trước khi sử dụng lại

  • Nếu thức ăn (rau củ, trái cây) đã có dấu hiệu ẩm mốc thì bạn nên bỏ đi ngay, không nên sử dụng nữa.

8ee00rlpy96ilqvula5fqudrb7sj8pgfvx8eb354d3nhqrasecso0uhv2brtpuyk reh8nfe7gydghmmjfsvwybgui6ssj3yk wkg9euxblrqyb6d0tl3rum31hasxm lupxntmdaf3d2dqurrpce

Cần chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người bệnh HIV

Sử dụng thuốc bổ sung dinh dưỡng 

Nếu cơ thể của bạn khó dung nạp các chất dinh dưỡng mà bạn bổ sung từ thức ăn thì bác sĩ có thể chỉ định để bạn sử dụng viên uống bổ sung dinh dưỡng. Viên uống này giúp bạn bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất mà cơ thể cần. Nếu chế độ ăn của bạn thiếu canxi thì nhất thiết phải bổ sung canxi và chế độ ăn. Đây là những chất rất quan trọng với cơ thể người bệnh.

Với những chia sẻ ở trên bạn đã thấy được thức ăn có vai trò rất quan trọng với sức khỏe người bệnh HIV. Tuy nhiên không phải thức ăn nào cũng phù hợp với người bệnh, Bởi vậy, bạn cần nhớ tuân thủ điều trị HIV ăn gì. Điều đó sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho bạn để chống chọi lại với bệnh tật.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%