Ăn uống chung có lây HIV không? Không ít người bệnh và người nhà bệnh nhân có lẽ đang thắc mắc vấn đề này. Cho đến nay, giới khoa học vẫn chưa thể tìm ra phương pháp chữa trị dứt điểm căn bệnh thế kỷ HIV / AIDS. Nhận thức của phần đông mọi người về HIV / AIDS không còn quá nặng nề như trước. Thế nhưng, thực tế vẫn còn tồn tại tình trạng lại tiếp xúc ăn uống với người nhiễm HIV. Vậy ăn uống chung có lây HIV không?
Hiểu đúng về HIV / AIDS
Ảnh 1: HIV gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch ở người bị nhiễm
Hiện nay, không ít người vẫn còn nhầm lẫn giữa HIV và AIDS. Để hạn chế sự nhầm lẫn này, Pháp lệnh phòng HIV / AIDS đã định nghĩa rõ ràng khái niệm HIV và AIDS trong Điều 2 của pháp lệnh.
-
HIV: Thực chất là một loại virus gây ra tình trạng hay hội chứng suy giảm miễn dịch trên cơ thể người. Virus HIV có khả năng lây từ người này sang người khác qua đường máu, đường quan hệ tình dục và từ mẹ sang con (trong thời kỳ mang thai, sinh nở, cho con bú).
-
AIDS: Được định nghĩa là giai đoạn cuối cùng của toàn bộ quá trình nhiễm HIV. Trong giai đoạn này cơ thể người bệnh bị tổn thương nặng nề, hệ miễn dịch tuần như không còn khả năng chống chọi với tác nhân gây bệnh. Sau cùng, cơ thể sẽ dần suy kiệt và dẫn đến tử vong.
Người bị nhiễm virus HIV có nguy cơ cao bị nhiễm trùng cơ hội. Đây là tình trạng nhiễm trùng xảy ra khi hệ miễn dịch của người nhiễm HIV suy giảm, không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
3 Con đường lây truyền cơ bản của HIV
Muốn biết ăn uống chung có lây HIV không, bạn phải hiểu được rõ con đường lây nhiễm chính của loại virus này. Theo đó, HIV lây truyền từ người này sang kẻ khác qua 3 con đường chính. Cụ thể đó là đường máu, đường tình dục không an toàn và lây nhiễm trực tiếp từ mẹ sang con.
Đường máu
Ảnh 2: Virus HIV tồn tại chủ yếu trong máu nên có thể lây lan qua đường máu
Virus HIV tồn tại chủ yếu trong máu và các thành phần khác của máu. Ví dụ như hồng cầu, dịch huyết tương, tiểu cầu và thành phần cảm nhận vai trò làm đông máu. Từ thực tế và nghiên cứu đã chứng minh virus HIV dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác qua đường máu theo nhiều phương thức.
-
Lây qua dụng cụ xuyên chích: Dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm HIV, thực hiện thủ thủ thuật xăm bằng dụng cụ không an toàn từng tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Trong một vài trường hợp virus HIV còn lây nhiễm từ những dụng cụ phẫu thuật, khám bệnh chưa khử trùng từng thực hiện với người nhiễm HIV.
-
Lây qua dụng cụ dính máu của người nhiễm HIV: Chẳng hạn như sử dụng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu,.. Với người nhiễm bệnh.
-
Lây qua hoạt động tiếp xúc: Vết thương hở ngoài da tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh.
-
Lây qua hoạt động cấy ghép mô, nội tạng: Khả năng lây nhiễm khá cao khi sử dụng dụng cụ truyền máu hoặc lấy máu không an toàn, chưa qua tiệt trùng.
Đường tình dục
Quá trình lây nhiễm HIV qua hoạt động giao hợp diễn ra khi máu hoặc dịch tiết sinh dục của người nhiễm HIV xâm nhập đến cơ thể của bạn tình chưa nhiễm bệnh.
Ảnh 3: Hoạt động tình dục không an toàn khiến không ít người bị nhiễm HIV
Mọi hình thức giao hợp dương vật với hậu môn, dương vật với âm đạo, miệng với dương vật đều có thể tạo điều kiện cho virus HIV lây lan từ người bệnh sang người lành. Tuy vậy đối với từng hình thức giao hợp, tỷ lệ lây nhiễm loại khác nhau.
Trong đó, giao hợp qua đường hậu môn chiếm tỷ lệ lây nhiễm cao nhất. Tiếp đến là đường giao hợp qua âm đạo, cuối cùng là đường giao hợp qua miệng. Phía người nhận tinh dịch, tỷ lệ lây nhiễm thường cao hơn so với những người phóng tinh dịch.
Đường từ mẹ sang con
Ngoài đường máu và đường tình dục thì virus HIV còn đây những trực tiếp từ này sang con.
-
Lây trong thời kỳ người mẹ mang thai: Máu chứa virus HIV của người mẹ có khả năng chuyển sang thai qua rau thai.
-
Lây khi sinh nở: Virus HIV tồn tại trong nước ối, dịch tử cung hoặc dịch âm đạo của người mẹ ngay khi sinh nở. Lúc này virus có thể bám vào niêm mạc mắt, hậu môn hoặc những vị trí da bị trầy xước. Ngoài ra, virus HIV trong máu của người mẹ dễ dính vào các vết trầy xước trên cơ thể của con.
-
Lây khi cho con bú: Virus HIV tồn tại trong sữa hoặc những vết nứt trên núm vú rất dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ qua tổn thương trên niêm mạc miệng.
HIV có thể lây qua đường nước bọt không?
Virus HIV thường tập trung nhiều trong máu, dịch tiết sinh dục hoặc sữa. Đây là những dịch tiết chiếm tỷ lệ cao lây nhiễm HIV. Đối với các loại dịch tiết khác nước bọt không pha lẫn dịch tiết nguy cơ cao thì khả năng lây nhiễm HIV gần như bằng 0.
Ảnh 4: Tỷ lệ virus HIV lây qua đường nước bọt gần như bằng 0
Khả năng lây nhiễm sẽ tăng lên nếu nước bọt dính thêm máu từ vết thương hở, vết loét trong miệng của người nhiễm. Chính vì thế người nhiễm HIV cần hạn chế thực hiện hành vi giao hợp bằng miệng, hôn sâu lỡ miệng đang có vết thương, không sử dụng biện pháp an toàn.
Quan hệ tình dục bằng miệng chính là hành vi thuộc nhóm nguy cơ cao tạo điều kiện cho virus HIV lây nhiễm. Còn với hành vi hôn sâu, khả năng lây nhiễm vẫn còn nhưng thấp hơn so với quan hệ tình dục bằng miệng. Tuy nhiên, bạn tình sống chung với người nhiễm HIV vẫn lên phần chọn để thực hiện tiếp xúc miệng với miệng.
Hoạt động tiếp xúc nước bọt như ăn chung, dùng chung bát đũa, cụng ly vốn xếp vào dạng tiếp xúc thông thường. Cho đến nay, người ta vẫn chưa ghi nhận trường hợp cụ thể bị lây nhiễm HIV qua những hoạt động tiếp xúc thông thường này.
Thế nhưng nếu sống chung với người bị HIV, người chưa nhiễm bệnh vẫn phải cân nhắc hạn chế tiếp xúc thường xuyên. Đặc biệt là khi người bệnh xuất hiện dấu hiệu nấm miệng, viêm loét, ho lao,..
Ngoài ra trong quá trình sinh sống với người bị nhiễm HIV, người xung quanh cũng phải chú ý không sử dụng chung bàn chải đánh răng. Bởi đôi khi máu của người nhiễm bệnh sẽ dính vào bàn chải. Tuy rằng, tỷ lệ lây nhiễm qua hoạt động này không quá cao nhưng người sống chung cùng người bệnh vẫn nên cẩn thận.
Ăn uống chung có lây HIV không?
Rất nhiều người vẫn băn khoăn vấn đề ăn uống chung có gây HIV không. Cho đến nay, người ta vẫn chưa phát hiện bất kỳ trường hợp nào lây nhiễm HIV qua đường ăn uống chung, không tiếp xúc thân mật. Vậy nếu chỉ ngồi chung bàn, ăn uống bình thường, không tiếp xúc thân mật với người nhiễm HIV thì bạn hoàn toàn không cần lo lắng nguy cơ lây nhiễm.
Ảnh 5: Ăn uống chung có lây HIV không?
Với người nhiễm bị chứng lở loét hay chảy máu vùng miệng thì lên thường xuyên đến các cơ sở y tế để được tư vấn hỗ trợ, phòng ngừa lây nhiễm cho việc khác.
Người xung quanh cũng không nên quá kỳ thị với người nhiễm HIV. Bởi virus HIV chỉ tồn tại bên trong cơ thể. Chúng chỉ tồn tại được ngoài môi trường trong vài giờ. Trường hợp tiếp xúc với máu khô của người nhiễm HIV, tỷ lệ bị lây nhiễm rất thấp.
HIV hầu như không thể lây nhiễm qua hoạt động ăn uống bình thường. Người chưa nhiễm vẫn có thể giao tiếp, ăn uống chung với người nhiễm HIV.
Sau khi tham khảo hết phần chia sẻ trên đây, bạn chắc hẳn phần nào được giải đáp thắc mắc ăn uống chung có nhiễm HIV không. Hoạt động ăn uống chung, không tiếp xúc thân mật gần như không thể lây HIV cho người lành.
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT
CS1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM
Hotline: 0943 108 138 * 028. 7303 1869
Làm việc: 09:00 – 20:00 (Thứ 2 – Chủ nhật)
CS2: Số 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0976 856 463 * 028. 7302 1869
Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)
CS3: 96 Ngô Thị Thu Minh, P.2, Q. Tân Bình
Hotline: 0901 386 618 * 028. 7304 1869
Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)
CS4: 15 Đường Số 3 (Cư Xá Lữ Gia), P.15, Q.11
Hotline: 0932 623 048* 028. 7300 5222
Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)
CS5: 417/21 Quang Trung. P10, Quận Gò Vấp
Hotline: 0906 200 902* 028. 7305 1869
Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)
Email: cskh@galantclinic.com * www.galantclinic.com *www.dieutrihiv.com
#galantclinic #phongkhamdakhoa #namkhoa #xetnghiemhiv #benhdalieu #dieutrihiv #benhmantinh #xetnghiemnoitiet #dieutrihivbaohiemyte #dieutriARV #hormone #glbt