Search
Close this search box.

Bệnh Chlamydia- Tất tần tật về căn bệnh Chlamydia bạn cần biết

Xem nhanh nội dung

Một trong những căn bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục thường gặp hiện nay là bệnh Chlamy. Vậy căn bệnh này lây nhiễm như thế nào? Biểu hiện của bệnh là gì? Làm thế nào để tránh bệnh? Bài viết dưới đây, galantclinic.com xin được chia sẻ đến bạn các thông tin về căn bệnh chlamydia này.

Tổng quan về bệnh chlamydia

Một trong những căn bệnh lây qua đường tình dục (sexually transmitted diseases- STD) xuất hiện phổ biến ở nam giới và có nguy cơ mắc bệnh ở nữ giới thường gặp là bệnh chlamydia.

Mức độ nguy hiểm của căn bệnh này là nó có thể gây tổn thương nặng nề và vĩnh viễn đến cơ quan sinh sản của nữ giới. Những ảnh hưởng có thể kể đến việc khó mang thai về sau hoặc nặng hơn là không thể mang thai. Có nhiều trường hợp bệnh chlamydia gây ra việc mang thai ngoài tử cung.

Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh thì bệnh chlamydia lây nhiễm qua đường tình dục. Các đường lây nhiễm của bệnh có thể kể đến như lây qua đường âm đạo, hậu môn hay khi quan hệ bằng miệng.

Một người có thể có nguy cơ mắc bệnh ngay khi bạn tình của mình không xuất tinh. Và bệnh này không hoàn toàn dứt điểm. Nhiều trường hợp, bệnh nhân mắc bệnh chlamydia đã được điều trị nhưng vẫn mắc bệnh trở lại. Và nguyên nhân mắc bệnh trở lại có thể do người mắc bệnh đã không quan hệ tình dục một cách an toàn.

Bệnh càng nguy hiểm hơn đối với những người mang thai vì thai phụ có thể lây nhiễm cho con của mình.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn có thể làm theo hướng dẫn như sau:

  • Quan hệ tình dục với bạn tình đã có kết quả xét nghiệm âm tính với STD.
  • Duy trì mối quan hệ tình dục lâu dài giữa vợ và chồng hoặc một bạn tình.
  • Sử dụng các biện pháp an toàn như dùng bao cao su đúng cách cũng là một cách ngừa bệnh vô cùng hiệu quả

Tổng quan về bệnh chlamydia

Tổng quan về bệnh chlamydia

Biểu hiện của bệnh Chlamydia là gì?

Hiện tại thì vẫn chưa có triệu chứng rõ rệt khi mắc bệnh Chlamydia. Và bệnh thưởng chỉ xuất hiện lâu sau đó, thường là vài tuần kể từ lần quan hệ tình dục không an toàn hoặc quan hệ với bạn tình bị nhiễm bệnh. Thực tế là kể cả khi bệnh nhân không có triệu chứng bệnh Chlamydia thì bệnh vẫn gây tổn thương đến cơ quan sinh sản:

Ở nữ giới thì triệu chứng bao gồm:

  • Có dịch âm đạo một cách bất thường
  • Có cảm giác vô cùng nóng rát khi đi tiểu tiện

Ở nam giới, triệu chứng bao gồm:

  • Dương vật tiết dịch một cách bất thường
  • Có cảm giác vô cùng nóng rát khi đi tiểu tiện
  • Triệu chứng ít gặp nhất là một hoặc hai tinh hoàn bị đau và sưng tấy

Phần trực tràng là nơi có thể bị nhiễm bệnh nếu cả hai quan hệ qua đường hậu môn. Triệu chứng bệnh cho khu vực này là không phổ biến nhưng vẫn có thể có những triệu chứng như sau:

  • Vùng trực tràng có biểu hiện đau
  • Tiết dịch
  • Chảy máu

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào như trên, bạn cần đến gặp bác sĩ. Và các triệu chứng phổ biến nhất vẫn là những cơn đau bất thường ở cơ quan sinh dục, dịch tiết có mùi hôi, cảm giác đau rát khi đi tiểu tiện. Nhiều trường hợp là chảy máu ở nữ giới dù chưa đến kỳ kinh nguyệt.

Biểu hiện của bệnh Chlamydia là gì?

Biểu hiện của bệnh Chlamydia là gì?

Nguy cơ mắc bệnh Chlamydia như thế nào?

Nguy cơ mắc bệnh Chlamydia xảy ra khi có hoạt động quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và đường miệng. Và hiện nay theo báo cáo khoa học thì nguy cơ mắc phải loại bệnh này xảy ra cao hơn ở người trẻ tuổi.

Đặc biệt là đối với đồng tính nam hoặc người lưỡng tính. Với việc quan hệ tình dục qua đường hậu môn và đường miệng nên dẫn đến nguy cơ mắc loại bệnh này là khá cao. Vì vậy, các cặp đôi dị tính lẫn đồng tính cần đảm bảo việc quan hệ an toàn như dùng bao cao su đúng cách để tránh nguy cơ mắc bệnh.

Những người xuyên quan hệ với nhiều bạn tình sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn việc quan hệ với một bạn tình cố định trong một thời gian dài.

Khi có các biểu hiện về bệnh, bạn cần tìm đến bác sĩ và chia sẻ một cách cởi mở và trung thực về tình trạng của bạn. Bạn và bạn tình cũng cần làm xét nghiệm bệnh STD hằng năm để đảm bảo việc quan hệ an toàn cho bạn tình và cả chính mình.

Đối với nữ giới dưới 25 tuổi thường xuyên quan hệ tình dục thì nên xét nghiệm định kỳ mỗi năm. Nếu bạn là đồng tính nam hay người lưỡng tính thì cũng cần có kế hoạch xét nghiệm STD định kỳ.

Nguy cơ mắc bệnh Chlamydia như thế nào?

Nguy cơ mắc bệnh Chlamydia như thế nào?

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ các thông tin tổng quát về bệnh chlamydia, một căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Hy vọng bạn cảm thấy bài viết bổ ích.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%