Search
Close this search box.

Dấu hiệu giang mai giai đoạn đầu là gì ?

Bệnh giang mai giai đoạn đầu  có biểu hiện nào?

Bệnh giang mai giai đoạn đầu hay còn gọi là bệnh giang mai thời kỳ 1. Đây là giai đoạn phát bệnh đầu tiên ở những người mắc xoắn khuẩn Treponema Pallidum.

Theo các bác sĩ phụ khoa ,thì xoắn khuẩn Treponema Pallidum thường đi vào cơ thể người khỏe mạnh thông qua các tổn thương bị nhiễm trùng trên bộ phận sinh dục trong lúc quan hệ ko an toàn. Ngoài ra, xoắn khuẩn còn có thể truyền trực tiếp từ mẹ sang con trong quá trình mang thai or  truyền qua đường máu bằng nhiều cách khác nhau.

Nếu không đc phát hiện và thăm khám kịp thời, giang mai giai đoạn 1 sẽ bắt đầu chuyển sang các giai đoạn nặng hơn. Càng ở các giai đoạn sau,thì bệnh này càng gây ra các tổn thương nghiêm trọng và rất khó chữa trị.

Bệnh giang mai phát triển qua bao nhiêu giai đoạn?

Ngoài giai đoạn đầu bệnh giang mai, bệnh truyền nhiễm này còn có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Theo các tài liệu y khoa , bệnh  giang mai thường trải qua 4 giai đoạn phát triển như sau:

  • Giang mai giai đoạn 1: Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 10 ngày đến 90 ngày sau khi người bệnh bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai tấn công vào cơ thể. Những triệu chứng bệnh lý thường tự lành sau 1 khoảng thời gian từ 3 đến 6 tuần.
  • Giang mai giai đoạn 2: Kể từ thời điểm vết săng giang mai xuất hiện khoảng từ 2 đến 10 tuần, căn bệnh này sẽ bước sang giai đoạn 2. Các triệu chứng phổ biến nhất là cơ thể xuất hiện nhiều vết phát ban, lở loét và tình trạng sốt, sụt cân, đau đầu cũng nặng hơn. Chúng sẽ nhanh chóng biến mất sau 1 vài tuần dù ko được điều trị bằng thuốc.
  • Giang mai giai đoạn tiềm ẩn: Cũng giống như giang mai giai đoạn 1, giang mai giai đoạn tiềm ẩn có những triệu chứng không quá rõ ràng. Có những người sẽ chuyển qua giai đoạn này or đi thẳng từ giai đoạn 2 đến giai đoạn 4 mà không trải qua giai đoạn 3.
  • Giang mai giai đoạn cuối: Sau từ 5 đến 15 năm or thậm chí là 30 năm kể từ khi phát bệnh, bệnh giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn cuối. Theo đó, cơ quan nội tạng của bệnh nhân sẽ chịu các tổn thương nặng nề, vĩnh viễn và thậm chí là tử vong. 

Tìm hiểu dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn đầu

Nhận biết săng giang mai giai đoạn đầu để tiến hành điều trị ngay chính là bí quyết giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật. Vì vậy, người bệnh ko nên chủ quan bỏ qua các dấu hiệu báo động sau đây khi cơ thể bị nhiễm xoắn khuẩn Treponema Pallidum:

Dấu hiệu giang mai giai đoạn đầu ở nam sẽ ra sao?

  • Một vài vết loét nhỏ có bờ viền rõ ràng bắt đầu xuất hiện tại khu vực rãnh quy đầu, trực tràng và thậm chí là ở trong miệng. 
  • Tuy nhiên chúng ko hề đau nhức nên người bệnh thường sẽ ko phát hiện ra sự hiện diện của các vết lở loét nguy hiểm này.
  • Một số dấu hiệu phổ biến khác của bệnh giang mai ở nam giới giai đoạn đầu sẽ là rụng tóc, rụng lông, nổi nốt ban đỏ giảm màu or có màu thâm tím. Vi khuẩn sẽ nhanh chóng lan rộng và khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu.

Dấu hiệu giang mai giai đoạn đầu ở nữ  ?

  • Các vết loét khó lành bắt đầu xuất hiện ở miệng, âm hộ, âm đạo và vi khuẩn cũng không hề gây đau rát hay khó chịu.
  • Trong nhiều trường hợp khác, các vết săng giang mai còn xuất hiện ở hầu họng, hậu môn và thậm chí là núm vú của phụ nữ.
  • Tình trạng rụng lông và rụng tóc cũng khá phổ biến ở giai đoạn đầu của giang mai.

Dấu hiệu giang mai giai đoạn đầu ở trẻ sơ sinh

  • Trên gan và lá lách của trẻ có hiện tượng mở rộng mà ko rõ nguyên nhân.
  • Hệ xương của trẻ có sự phát triển bất thường hơn hẳn những đứa trẻ không mắc bệnh.
  • Khi trẻ sơ sinh bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai, trẻ thường mắc các chứng viêm phổi, viêm phế quản và cả bệnh lý viêm tiểu phế quản.
  • Ngoài ra các dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn đầu ở trẻ còn biểu hiện qua da như: phát ban, nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay và bàn chân, nổi mụn rộp có dịch gây ngứa rát trong thời gian dài,…

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%