Search
Close this search box.

Phát ban giang mai có đặc điểm gì?

Xem nhanh nội dung

Đặc điểm của các vết phát ban

Nhắc đến bệnh giang mai là chúng ta đang nói đến 1 căn bệnh xã hội được đưa vào danh sách các bệnh hàng nguy hiểm  hiện nay. Bởi ở giai đoạn đầu phát bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng hầu như ko rõ ràng khiến nhiều người bệnh chủ quan bỏ qua bệnh. Trong đó những vết phát ban giang mai làm người ta dễ nhầm lẫn với các căn bệnh da liễu thông thường khác.

Theo  bác sĩ chuyên sản phụ khoa cho biết vết phát ban ở bệnh lý giang mai thường có các đặc điểm qua từng giai đoạn như :

Các vết phát ban giang mai ở giai đoạn 1

19

Ban giang mai giai đoạn 1 có hình dạng các nốt mụn nhỏ li ti

  • Sau từ 3 đến 4 tuần  khi cơ thể bị nhiễm bệnh, nhiều vết phát ban nổi ra bên ngoài dưới dạng các nốt mụn li ti. 
  • các nốt mụn sau đó sẽ vỡ ra và tạo nên các vết loét nhỏ tại bộ phận sinh dục, trực tràng, miệng, lưỡi, môi và  cả hầu họng.
  • Chúng ko gây đau đớn nên nhiều người bệnh lầm tưởng rằng các vết loét nhỏ này hoàn toàn không gây hại. 
  • Sau từ 3 – 6 tuần trổ ra nốt ban mụn đỏ kèm vết loét, cơ thể trở lại trạng thái bình thường dù bạn không hề sử dụng các loại thuốc đặc trị.

Các vết phát ban giang mai ở giai đoạn 2

20

Phát ban giang mai là hình cánh đào trên da ở người bệnh  giai đoạn 2

  • Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 2 hay còn được gọi là giang mai thứ phát thường bắt đầu xuất hiện sau khi giai đoạn 1 kết thúc từ 3 đến 6 tuần.
  • Thay thế cho các vết loét nhỏ trên da, phát ban đào nổi lên khắp lòng bàn tay, lòng bàn chân, lưng, ngực và nhiều vị trí khác trên cơ thể.
  • Vết ban đào thường có hình dạng giống cánh hoa đào và kích thước  to nhỏ khác nhau.
  • Không giống với các nốt phát ban da liễu khác, ban đào giang mai ko hề gây đau đớn và ngứa ngáy cho bệnh nhân.
  • Đôi khi có màu nhạt và nằm ẩn dưới niêm mạc da nên nếu ko để ý  sẽ khó để phát hiện bằng mắt thường.
  • Đi kèm với cơn phát ban là các triệu chứng  khác của bệnh giang mai. Ví dụ như cơ thể bị nổi hạch giang mai, sốt cao trên 38 độ C, đau họng, rụng tóc, nhức đầu, sụt cân và thường xuyên mệt mỏi.

Giai đoạn tiềm ẩn

Ở giai đoạn tiềm ẩn, các vết phát ban bệnh giang mai thường ko có biểu hiện ra bên ngoài. Tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh vẫn sẽ tiếp tục phát triển trong cơ thể khiến bệnh tình nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn tiếp theo.

Vết phát ban bệnh giang mai ở giai đoạn cuối

Các vết ban lở loét trên da ở bệnh nhân giai đoạn cuối

  • Ở giai đoạn cuối này, bệnh giang mai đã bước vào thời kỳ chuyển nặng. Vì vậy, các nốt phát ban trổ ra bên ngoài dưới hình dạng các vết lở loét ko liền mặt có kích thước lớn.
  • Bên trong các vết loét có cả mủ, máu và dịch nhầy kèm theo khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
  • Ko giống  các giai đoạn đầu, vết loét bệnh giang mai sẽ ko tự biến mắt mà có xu hướng lây lan trên diện rộng.
  • Nếu ko được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ khu trú vào tim, gan, thận, não bộ và nhiều cơ quan quan trọng khác trong cơ thể. 

Nổi ban giang mai có thật sự nguy hiểm hay không?

21 4

Trước các nốt phát ban bệnh giang mai không đau, ko ngứa rát ở giai đoạn đầu, nhiều người còn lầm tưởng rằng bệnh lý này ko hề nguy hiểm. Tuy nhiên đây lại là  suy nghĩ rất sai lầm , dễ khiến bạn phải trả giá đắt.

Thực tế cho thấy khi ban đào xuất hiện trên cơ thể mà ko được điều  trị, chúng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Nốt ban đào ở dạng mụn viêm trong giai đoạn đầu và giai đoạn cuối làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu cũng như nhiễm trùng da liễu nghiêm trọng.
  • Riêng các nốt ban đào khởi phát ở giai đoạn 2 nếu ko được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến giai đoạn cuối ,đe dọa đến tính mạng người bệnh.
  • Người mắc giang mai  dễ bị biến chứng giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và giang mai mắt. Chúng sẽ dẫn đến tình trạng mù lòa, suy tim, viêm não và suy đa tạng khiến người bệnh có nguy cơ tử vong cao.
  • Trong trường hợp bệnh giang mai được điều trị kịp thời, thì các vết phát ban dạng lở loét cũng dễ để lại sẹo thâm và sẹo rỗ trên khắp cơ thể.
  • Các nốt phát ban khiến cho bệnh nhân trở nên tự ti và thậm chí khiến người bệnh bị những người xung quanh kỳ thị.
  • Trong nhiều gia đình có người bệnh mắc giang mai nguy cơ tan vỡ xảy ra khá cao. Vì  sự chung thủy của vợ hoặc chồng bắt đầu bị nghi ngờ. 
  • Thêm vào đó, người mắc bệnh giang mai phát ban thường ko được quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh nên ảnh hưởng lớn đến đời sống tình cảm.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%