Search
Close this search box.

Phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung có thể sinh con không?

Ung thư cổ tử cung là ung thư phụ khoa nguy hiểm và có tỷ lệ mắc bệnh cũng như tử vong xếp được xếp thứ 2 trong tất cả các loại ung thư ở phần sinh dục của nữ giới Việt Nam. Và những bệnh nhân không may bị mắc phải ung thư cổ tử cung thường rất băn khoăn về việc mình có thể có con được hay không? Cùng tìm hiểu thông tin sau.

Thế nào là ung thư cổ tử cung?

Cổ tử cung là một phần trong cơ quan sinh dục nữ được nối giữa âm đạo và phần thân tử cung.

Một trong những bệnh lý được xem là ác tính của biểu mô vảy, biểu mô lát hoặc tuyến cổ tử cung là bệnh ung thư cổ tử cung. Bệnh xảy ra khi tế bào phát triển bất thường và nhân lên không kiểm soát được, sau đó xâm lấn đến những khu vực xung quanh, di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Ở nữ giới độ tuổi từ 30 – 45 tuổi, là độ tuổi sinh hoạt tình dục thường bị mắc ung thư cổ tử cung, người dưới 20 tuổi thường khá hiếm bị mắc bệnh, và những người trên 65 tuổi bị mắc bệnh thường do không kiểm soát tốt ở độ tuổi trước đó.

 Thế nào là ung thư cổ tử cung

Phụ nữ bị mắc ung thư cổ tử cung có thể sinh con không?

Hiện nay ung thư cổ tử cung được điều trị như sau: 

Dị sản hay ung thư tại chỗ là  phương pháp điều trị được áp dụng hiện nay, để đốt điện hay đốt bằng laser, làm đông lạnh các tế bào bất thường, hoặc đôi khi có thể tiến hành phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung, đây là các phương pháp điều trị can thiệp dễ dàng và tỉ lệ khỏi tối đa 100%.

Trên hết là các phương pháp điều trị này không làm ảnh hưởng đến khả năng quan hệ hay sinh đẻ về sau, do đó hầu hết bệnh nhân trong trường hợp này hoàn toàn có thể sinh con nếu được phát hiện bệnh sớm và điều trị. Tuy nhiên, có một số trường hợp sau nếu phẫu thuật cắt tử cung đã được tiến hành mà có kèm theo những triệu chứng bệnh lý khác thì bệnh nhân sẽ không có khả năng sinh con được như:

Ung thư thể xâm lấn: đối với trường hợp này thì cần phải được điều trị rộng ra, phải phẫu thuật triệt để để cắt bỏ tử cung và tế bào phát triển xung quanh, bao gồm cả vét nạo hạch ở khung chậu hoặc có thể sẽ được tiến hành xạ trị kết hợp phẫu thuật hay là xạ trị đơn thuần khác, và một số trường hợp cần thiết sẽ cần phải điều trị bằng hóa trị. Và chắc chắn rằng đối với bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung thì sau này sẽ không thể sinh con.

Phụ nữ bị mắc ung thư cổ tử cung có thể sinh con không

Điều trị nội tiết: đây được xem là phương pháp sử dụng để làm ngăn chặn những tế bào ung thư làm tiếp xúc với những nội tiết tố mà chúng cần để phát triển. Có thể nói đây cũng là phương pháp điều trị toàn thân mới và được sử dụng thuốc có chứa thành phần progesterone. Trước khi chỉ định điều trị thì bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm nội tiết để tìm hiểu tình trạng bệnh nhân có thể đáp ứng được với phương pháp điều trị này không. Ưu điểm của phương pháp này là giúp cho khả năng sinh sản của bệnh nhân được bảo toàn và sau khi điều trị thì bệnh nhân cũng hoàn toàn có thể sinh nở bình thường.

Qua đó chúng ta có thể nhận thấy rằng việc ở bệnh nhân nữ bị mắc ung thư cổ tử cung nếu muốn mang thai sinh đẻ thì có thể phụ thuộc vào tình trạng bệnh và phương pháp điều trị có cắt bỏ tử cung không? Nếu không bị cắt thì người bệnh hoàn toàn có khả năng mang thai và ngược lại. 

co the chua khoi ung thu co tu cung hay khong 2

Việc tiêm phòng HPV được đánh giá là rất an toàn và đem lại hiệu quả phòng ngừa cao cho bệnh ung thư cổ tử cung, có thể bảo vệ cơ thể tránh khỏi virus HPV gây ra bệnh ung thư và tiền ung thư hay mụn cóc sinh dục phổ biến. Vắc xin HPV đạt hiệu quả cao nhất cho độ tuổi chưa có phơi nhiễm HPV hay chưa quan hệ tình dục, mặc dù vậy phụ nữ cũng có thể tiêm HPV sau khi đã quan hệ để có thể giảm được nguy cơ nhiễm virus HPV. 

Bên cạnh đó độ tuổi tiêm phòng tốt nhất là từ 11 tuổi và 12 tuổi. Tuy nhiên độ tuổi có thể tiêm được là từ 9 tuổi đến 26 tuổi. Đối với bé gái trong độ tuổi từ 9 đến 14 tuổi thì có phác đồ tiêm là 2 mũi và cách nhau từ 6 tháng đến 12 tháng. Nữ ở độ tuổi từ 15 đến 26 tuổi được khuyến khích nên tiêm 3 mũi để đạt hiệu quả cao nhất. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%