Search
Close this search box.

1. Một số nguyên nhân khá phổ biến dẫn tới tình trạng sùi mào gà ở họng

Sùi mào gà do vi rút HPV gây ra. Các trường hợp bị sùi mào gà ở họng thường là do quan hệ tình dục bằng miệng. Vi rút HPV có thể thông qua nước bọt hay dịch tiết âm đạo, xâm nhập vào các vết thương hở ở vùng miệng, cổ họng và gây bệnh. 

Bên cạnh đó, 1 số đối tượng khác cũng có nguy cơ bị sùi mào gà ở vùng miệng và cổ họng như:

– Ng có nhiều bạn tình.

– Thói quen hôn sâu khiến vi khuẩn lây lan sang bạn tình qua tuyến nước bọt

– Dùng chung vật dụng cá nhân với bệnh nhân, ví dụ như dùng chung bàn chải đánh răng, dùng chung dụng cụ ăn uống,…

– Những người có thói quen hút thuốc lá có nguy cơ cao bị tổn thương vùng miệng và đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà tại vị trí này. 

– Trong trường hợp vô tình chạm vào các đồ dùng có chứa mầm bệnh, sau đó đưa tay chạm vào miệng thì rất có thể bị lây nhiễm bệnh. 

2. Sùi mào gà ở họng sẽ gây ra những triệu chứng gì?

Những trường hợp bị sùi mào gà ở họng thường rất khó để nhận biết ở giai đoạn sớm. Chính vì thế, nên rất ít trường hợp được điều trị kịp thời. Phần lớn, bệnh nhân phát hiện bệnh khi đã xảy ra các biến chứng, gây nhiều khó khăn cho quá trình điều trị bệnh.

Thông thường, bệnh nhân sẽ trải qua khoảng 2 đến 9 tháng ủ bệnh và sau đó, các biểu hiện của bệnh sẽ ngày càng rõ ràng hơn. Một số triệu chứng của bệnh sẽ như sau: 

– Vùng miệng, cổ họng hay vòm họng của bệnh nhân sẽ xuất hiện những nốt mụn cóc nhỏ và cứng. 

– Những nốt mụn này có thể mọc gần nhau và tạo thành một đám trong cổ họng. 

– Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh còn có thể gặp phải 1 số triệu chứng khác như khàn giọng, khó nuốt, đau họng, hôi miệng và khó khăn khi ăn uống, hôi miệng,…

Những trường hợp bị sùi mào gà ở họng sẽ có nguy cơ cao bị ung thư vòm họng. Chính vì thể nên khi có những biểu hiện bất thường, người bệnh ko nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, hiệu quả và tránh nguy cơ lây lan bệnh cho những người khác. 

Chẩn đoán và điều trị sùi mào gà ở họng như thế nào? 

Sùi mào gà ở miệng và họng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trong miệng và ung thư vòm họng. Do đó nếu được chẩn đoán sớm và điều trị hợp lý là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng và hạn chế lây lan cho người khác.

3. Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở họng như thế nào? 

3.1. Phương pháp điều trị bệnh

Phương pháp chữa trị bệnh sùi mào gà là kiểm soát bệnh để phòng tránh nguy cơ biến chứng của bệnh, lưu ý các bệnh lây qua đường tình dục khác, điều trị cả bạn tình của người bệnh để phòng ngừa nguy cơ bị tái nhiễm. 

Dưới đây là 1 số phương pháp cụ thể: 

– Điều trị bằng thủ thuật và phẫu thuật.

Với các trường hợp thuốc ko mang lại hiệu quả điều trị cao, bác sĩ sẽ chỉ định 1 số thủ thuật để loại bỏ nốt sùi, chẳng hạn như: 

+Liệu pháp lạnh: Đây là phương pháp đóng băng các tế bào nhiễm bệnh bằng nitơ lỏng. Ưu điểm của phương pháp này là khá an toàn, thực hiện đơn giản và ko tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên, nhược điểm là dễ gây đau đớn, gây sẹo và người bệnh cần thực hiện nhiều lần mới đạt đc kết quả tốt nhất. 

+ Các phương pháp vật lý như là laser CO2, đốt điện,… giúp loại bỏ và phá hủy tổn thương. Ưu điểm của phương pháp này là chỉ cần áp dụng một lần để có thể loại bỏ từ 89 đến 100% tổn thương, nhưng có nguy cơ tái phát và để lại sẹo.

– Điều trị bằng thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị sau khi điều trị bằng thủ thuật như  là:

+ Kháng sinh: chống bội nhiễm sau thủ thuật

+ Thuốc tăng cường hệ miễn dịch và tăng đề kháng

+ Điều trị song song với các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác

Bên cạnh đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trong quá trình chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh, để bệnh nhân sớm hồi phục sau  khi phẫu thuật.

3.2. Phương pháp phòng ngừa sùi mào gà ở họng như thế nào? 

Để phòng ngừa bệnh, nên thực hiện 1 số phương pháp dưới đây: 

– Tiêm vắc xin HPV để chủ động phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe bản thân.

– Trong trường hợp đã bị nhiễm HPV, nên trao đổi với bạn tình để cùng nhau điều trị. Đồng thời thường xuyên thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. 

– Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, quan hệ chung thủy 1 vợ một chồng.

– Không nên quan hệ tình dục bằng miệng hay hôn sâu khi trong miệng đang có các vết cắt, vết loét hay bất cứ tổn thương nào khác. 

– Nên xét nghiệm sàng lọc các căn bệnh xã hội trong trường hợp bạn đã trải qua quan hệ tình dục. 

– Nếu bạn thường xuyên quan hệ bằng miệng thì nên đi kiểm tra răng miệng khoảng 6 tháng/lần.

– Thường xuyên quan sát lưỡi và vòm họng của bản thân. Nếu xảy ra những bất thường như xuất hiện mụn cóc, khó nuốt,… thì cần đi thăm khám sớm để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%