Search
Close this search box.

THUỐC PEP LÀ GÌ?

Xem nhanh nội dung

Bác sĩ Chuyên khoa I – Phạm Thanh Hiếu có 30 năm kinh nghệm chia sẻ về: Phơi nhiễm HIV là gì? Ai nên điều trị phơi nhiễm HIV? Xử lý phơi nhiễm HIV ra sao? Khi nào nên điều trị phơi nhiễm HIV? Hiệu quả điều trị phơi nhiễm HIV? Xét nghiệm cần làm trước & sau khi điều trị phơi nhiễm? Những lưu ý khi điều trị phơi nhiễm HIV? Tại sao nên điều trị tại Galant Clinic? THUỐC PEP LÀ GÌ?

Bác sĩ Chuyên khoa I – Phạm Thanh Hiếu

Chia sẻ về Phơi nhiễm HIV


pep

Tìm hiểu về thuốc PEP

Thuốc PEP là gì?

Hiểu đơn giản, thuốc PEP là thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (Loại thuốc phòng ngừa sau khi tiếp xúc HIV) hiệu quả. Chúng được hoạt động dựa theo cơ chế chống lại các Virus HIV, ngăn chặn tình trạng lây nhiễm. Chính vì thế, khi nghi ngờ mình có nguy cơ bị lây nhiễm HIV cao, bạn cần uống thuốc PEP càng sớm, càng tốt.

Những ai có thể sử dụng thuốc PEP

Các chuyên gia cho biết, thuốc PEP có thể sử dụng trên mọi đối tượng có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV. Cụ thể là các trường hợp;

pep1

  • Những người tiếp xúc với HIV, cho dù mới tiếp xúc 1 lần, cũng cần phải uống thuốc PEP. Bởi việc uống thuốc càng sớm, hiệu quả phòng bệnh càng cao.
  • Những người chăm sóc sức khỏe bệnh nhân bị HIV, vô tình bị tiếp xúc với máu hoặc chất dịch của người bệnh.
  • Quan hệ tình dục với người bị HIV.
  • Vô tình dùng chung kim tiêm với người mắc HIV.
  • Trong trường hợp, bạn tiếp xúc nhiều lần với nguy cơ HIV, thì nên cân nhắc việc sử dụng thuốc PrEP. Và điều nay bạn nên hỏi trực tiếp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý; Thuốc PEP không thay thế cho các loại thuốc điều trị HIV khác như PrEP nhé. Mà nó thường được sử dụng cho những người sau khi tiếp xúc với HIV. Trong quá trình điều trị HIV bằng thuốc PEP, bạn nên quay lại bệnh viện sau khoảng 4 – 6 tuần để làm xét nghiệm HIV lại. Tiếp tục quay trở lại vào 3 tháng, 6 tháng để đảm bảo bệnh không bị lây nhiễm. Bên cạnh đó, trong thời gian này, bạn cần kiêng quan hệ, hoặc nếu có thể thì vẫn phải sử dụng bao cao su để đảm bảo an toàn.

Những tác dụng phụ của thuốc PEP

Thuốc PEP là loại thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV an toàn. Tuy nhiên khi kết hợp một số loại thuốc điều trị HIV khác, có thể gây ra một vài tác dụng phụ như

pep2

  • Bị đau đầu, chóng mặt; Khi quá trình điều trị HIV mà phải dùng PEP kết hợp với thuốc: ZDV, Lamivudine – 3TC, IDV hay SQV thì sẽ gặp phải triệu chứng này. Và chúng có thể kéo dài 1-2 tiếng hoặc có thể hơn 1 ngày. Nếu tần suất đau đầu quá mạnh, bạn có thể dùng Paracetamol để giảm đau.
  • Bị cảm giác mệt mỏi, uể oải; Đây là tác dụng phục thường gặp khi dùng thuốc PEP. Chính vì thế mà các chuyên gia thường khuyên người bệnh dùng PEP vào buổi tối, để có thể được nghỉ ngơi.
  • Cảm giác buồn nôn, nôn ói; Thường gặp nếu phác đồ điều trị dùng kèm các loại thuốc như; ZDV, d4T, ddI, ABC, TDF, IDV, SQV, LPV và RTV.
  • Bị tiêu chảy; Điều này lý giải có thể là do kết hợp thuốc; TDF, SQV, LPV hoặc RTV. Đối với trường hợp này, bạn nên bổ sung Oresol cho cơ thể để tránh mất nước.
  • Bị nổi nốt ban đỏ; Nếu sử dụng các loại thuốc như; ddI, 3TC, ABC, EFV, NVP hoặc LPV thì bạn có thể gặp các triệu chứng dị ứng nhẹ. Trong một vài trường hợp, có thể xuất hiện tình trạng dị ứng nặng, cần đi khám bác sĩ để được tư vấn nhé.
  • Bị rối loạn giấc ngủ; Có thể là do ảnh hưởng của thuốc EFV hoặc 3TC. Vì thế, bạn nên sử dụng trước khi đi ngủ tối sẽ tốt hơn. Nếu chứng rối loạn giấc ngủ này kéo dài hoặc khiến bạn hay gặp ác mộng, thì có thể kết hợp các loại thuốc an thần, hỗ trợ giấc ngủ ngon nhé.
  • Bị ảnh hưởng tới gan; Theo nghiên cứu, các thành phần trong thuốc NVP, EFV, ZDV hoặc Proteases có thể gây ảnh hưởng xấu tới các tế bào gan, gây ra tình trạng men gan tăng cao. Vì thế, trong quá trình khắc phục HIV, bạn đi kiểm tra nếu men gan tăng cao, tăng khoảng 5 lần thì cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc PEP, hi vọng bạn sẽ có thêm kiến thức để hiểu biết rõ hơn về loại thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV này. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh, bạn cũng nên xây dựng lối sống lành mạnh, thể dục, thể thao hằng ngày để giúp nâng cao sức khỏe. Đây cũng là cách giúp cải thiện bệnh rất tốt.

BẠN ĐANG TÌM CƠ SỞ Y TẾ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TOÀN DIỆN (ONE STOP SHOP) ?

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM GALANT

TP HÀ NỘI:

Cơ sở 6số 15, ngõ 143 Trung Kính, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội
Hotline/Zalo/Viber: 0981 020 447 Tel: 024 73001869
Giờ làm việc: 09:00 – 20:00 từ Thứ 2 – Thứ 7

TP HỒ CHÍ MINH

Cơ sở 1Số 104 Trần Bình Trọng, P.1, Quận 5
Hotline/Zalo: 0943 108 138 * Tel: 028. 7303 1869
Giờ làm việc: 8:00 – 20:00 (Thứ 2 – Chủ nhật)

Cơ sở 2Số 23 Yên Đỗ, P.1, Quận Bình Thạnh
Hotline/Zalo: 0976 856 463 * Tel: 028. 7302 1869
Giờ làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

Cơ sở 396 Ngô Thị Thu Minh, P.2, Quận Tân Bình
Hotline/Zalo: 0901 386 618 * Tel: 028. 7304 1869
Giờ làm việc: 11:00 – 20:00 từ Thứ 2 – Thứ 7

Cơ sở 415 Đường Số 3 (Cư Xá Lữ Gia), P.15, Q.11
(Số 273 Lý Thường Kiệt, P15, Q11 RẼ PHẢI vào đường số 3)
Hotline/Zalo/Viber: 0932 623 048  Tel:: 028 7300 5222
Giờ làm việc: 11:00 – 20:00 từ Thứ 2 – Thứ 7

Cơ sở 5417/21 Quang Trung, P10, Quận Gò Vấp
Hotline/Zalo/Viber: 0906 200 902  Tel:: 028 7305 1869
Giờ làm việc: 11:00 – 20:00 từ Thứ 2 – Thứ 7

cskh@galantclinic.com * www.galantclinic.com

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%