Search
Close this search box.

Dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh giang mai giai đoạn 3 chính xác

Giang mai là căn bệnh nguy hiểm gặm nhấm người bệnh trong âm thầm. Rất khó để phát hiện bệnh giai đoạn đầu vì chúng không có nhiều biểu hiện. Thế nhưng khi cơ thể ốm yếu, đau đớn, phát hiện ra thì bệnh đã ủ từ lâu. Phần lớn người bệnh đều phát hiện ra khi bệnh đến giai đoạn ba. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai giai đoạn 3 có những hiện tượng nổi bật nào? Liệu có kịp thời cứu chữa hay không?

Tổng quan về bệnh giang mai giai đoạn 3 

Giang mai là một loại bệnh xã hội. Chúng thường xuất hiện ở những người có lối sống buông thả, quan hệ linh tinh, không lành mạnh. Giang mai được xem là căn bệnh nguy hiểm bậc nhất, chỉ đứng sau HIV/AIDS. 

Tổng quan về bệnh giang mai giai đoạn 3 

Giang mai là căn bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Nhưng thực tế, người bệnh không hề biết đến sự tồn tại của chúng ở trong cơ thể vào thời kỳ đầu. Khi xoắn khuẩn giang mai thâm nhập vào cơ thể, chúng hình thành các ổ bệnh một cách thầm lặng. Lúc này, cơ thể không có hiện tượng lạ, không đau đớn hay mệt mỏi.

Khi cơ thể có những dấu hiệu nhẹ đầu tiên thì bệnh đã bước sang giai đoạn mới. Dù có những vết trầy, loét nhẹ trên da nhưng chúng không hề gây ra cảm giác gì. Nhiều người thường chủ quan cho rằng đây chỉ là vết côn trùng cắn hay va đập vào đâu đó.

Phần lớn mọi người phát hiện bản thân bị bệnh là khi cơ thể có dấu hiệu đau đớn, mỏi mệt và nhiều dấu vết trên cơ thể. Lúc này bệnh tình của bạn gần như đã bước sang giai đoạn 3. Đây cũng là bệnh giang mai giai đoạn cuối.Nếu không kịp thời chữa trị tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa.. 

Bệnh giang mai giai đoạn 3 hiểu đơn giản nhất là thời điểm bệnh đã đi sâu, có những dấu hiệu rõ ràng nhất về cả trạng thái cơ thể lẫn các dấu hiệu bên ngoài.

Các biểu hiện dễ nhận biết khi bệnh giang mai chuyển giai đoạn 3

Nếu ở giai đoạn 1, 2, những dấu hiệu ngoài da vẫn còn mờ nhạt, không gây tổn thương. Nhưng khi bệnh giang mai bước vào giai đoạn 3, tốc độ ăn sâu của xoắn khuẩn diễn ra nhanh hơn. Chúng dần tàn phá cơ thể, các cơ quan nội tạng, thậm chí là cả xương khớp. Các ổ loét, viêm có xu hướng lan rộng, gây ra những vết thương không thể phục hồi. Cứ như vậy, bệnh giang mai giai đoạn cuối sẽ không thể cứu chữa được..

Các biểu hiện dễ nhận biết khi bệnh giang mai chuyển giai đoạn 3

Tiến trình ủ bệnh giai đoạn 3 của giang mai rất dài. Theo nhiều nghiên cứu, giai đoạn này sẽ bắt đầu từ năm thứ 3 cho đến năm thứ 10 kể từ như xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể, Vậy nên khi nhận thấy những biểu hiện lạ ở cơ thể, sức khỏe yếu, suy nhược thì cần đến ngay bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để kiểm tra. Theo đó, những dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 3 bạn cần nắm rõ là:

Giang mai củ

Giang mai củ là một trong những dấu hiệu dễ thấy nhất khi bệnh bước đến giai đoạn 3. Những ổ giang mai này thường có màu đỏ đồng, hơi lồi lên so với bề mặt da. Giang mai củ có kích thước khá nhỏ, dạng hình tròn đường kính bé hơn 1cm. 

Số lượng giang mai củ trên cơ thể là không nhiều, cũng không tập trung ở một vùng cố định nào cả. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, phổ biến nhất là lưng, tay và chân. Một vài trường hợp giang mai củ xuất hiện trên mặt và dính với nhau thành một khối lớn. Bề mặt của các ổ giang mai này thường khô và bông viền tróc lên như vẩy nến.

Giang mai củ

Giang mai củ là biểu hiện thường gặp nhất, ít gây đau đớn và tổn thương đến người bệnh hơn. Vì thế, khi chớm thấy những giang mai củ có kích thước nhỏ, bạn cần đến các cơ sở khám chữa ngay lập tức. Bằng việc có phác đồ điều trị cụ thể, việc chữa khỏi và hồi phục sẽ được rút ngắn đáng kể trước khi bệnh trở nặng hơn.

Gôm giang mai

Gôm giang mai là một dấu hiệu khác bạn dễ nhận thấy khi bệnh vào giai đoạn 3. Gôm giang mai có hình dạng là một khối tròn, khi mới xuất hiện thì rất cứng và khô. Chúng nổi lên và tách biệt hoàn toàn với những vùng da lành, khỏe mạnh xung quanh. Tuy nhiên, khi xoắn khuẩn giang mai hoạt động mạnh, những gôm giang mai này sẽ mềm dần đi.

Gôm giang mai mềm hóa chứng tỏ bệnh tình đang trở nặng. Ban đầu gôm giang mai vẫn còn khá nông, nhưng khi mềm hoàn toàn, chúng sẽ dính chặt lấy da. Khi gôm giang mai vỡ, chúng sẽ tạo nên các vết lở loét trên cơ thể. Gọi là gôm vì lúc này, các dính mủ sánh nhầy trong ổ bệnh sẽ tràn ra ngoài, có mùi rất hôi.

Gôm giang mai

Sau khi dịch vụ tràn hết, đáy ổ bệnh sẽ là một lớp sừng dày, cứng và lẫn cả máu, mưng mủ. Đưa mũi lại cần bạn sẽ thấy chúng có mùi rất hôi, giống như đang bị phân hủy. Gôm giang mai xuất hiện khắp nơi trên cơ thể, từ mặt, da dầu, chân tay đến cả cơ thể, mông đùi, … 

Gôm giang mai còn xuất hiện ở những điểm nhạy cảm trên cơ thể. Điển hình có thể kể đến khoang miệng, môi, lưỡi hay cơ quan sinh dục. Đây là những nơi rất khó để làm sạch cũng như đảm bảo sự thông thoáng cho các vết loét. Môi trường ẩm ướt, có nhiều vi khuẩn dễ khiến các vết thương này trở nặng và lan rộng hơn.

Giang mai tim mạch

Giang mai tim mạch là một biểu hiện khác khi bệnh nhân không được chữa trị sớm. Các chuyên gia chỉ ra rằng, có khoảng 10% người mắc bệnh sẽ có dạng tổn thương giang mai này. Chúng xuất hiện khi xoắn khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể từ 10 đến 40 năm, tức là đã rất lâu kể từ giai đoạn đầu.

Giang mai tim mạch gây ra những cơn đau nguy hiểm

Vì xuất hiện sau thời gian dài ủ bệnh nên giang mai tim mạch luôn tiềm ẩn những nguy hiểm. Bộ phận mà dạng tổn thương giang mai này tác động nhiều nhất chính là động mạnh chủ. Ở thể trạng bình thường, các dấu hiệu chúng mang lại giống như các vấn đề tim mạch thông thường. 

Trường hợp bệnh giang mai giai đoạn ba chuyển xấu, van động mạch chủ có hiện tượng hở dẫn đến tình trạng suy tim. Khi khám chuyên sâu, bác sĩ có thể nghe thấy rõ âm động mạch chủ hở đang thở. Huyết áp người bệnh khi đó cũng không ổn định, lúc cao, lúc thấp. Tình trạng này không được khắc phục kịp thời sẽ khiến độ dãn động mạch rộng hơn. Trường hợp xấu nhất người bệnh sẽ tử vong vì động mạch bị vỡ.

Giang mai thần kinh

Giang mai thần kinh là vùng tổn thương sinh ra ở tủy sống. Chúng hình thành và ăn sâu vào tủy, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của con người. Khi xoắn khuẩn giang mai vào nhu mô não, một số triệu chứng bệnh lý xảy ra có thể kể đến như viêm màng não, viêm tủy hay viêm não. Tình trạng ổ beejh này sẽ xảy ra khi người bệnh nhiễm từ 10 đến 20 năm.

Giang mai thần kinh gây ra những tổn thương nghiêm trọng như viêm não hay viêm tủy

Giang mai thần kinh không chỉ gây bệnh mà còn mang đến những cơn đau dai dẳng cho người bệnh. Bạn sẽ cảm thấy cơ thể đau yếu hơn, lực cơ giảm đáng kể và cảm xúc và niệu dục luôn trong tình trạng rối loạn. Nếu không nhận thức rõ ràng, rất nhiều người nhầm lẫn đây là dấu hiệu của bệnh thần kinh.

> triệu chứng bệnh giang mai và cách phòng ngừa

Xác định và điều trị bệnh ra sao mới hiệu quả?

Với bệnh nhân, cách tốt nhất để phán đoán bệnh giang mai đến giai đoạn 3 hay chưa là dựa vào các biểu hiện bên trong và bên ngoài. Khi một bộ phận nào đó trên cơ thể bị tổn thương thì trước hết cần phải tiến hành chẩn đoán, phân biệt xem đó là do giang mai hay chỉ là bệnh lý thông thường. Để đưa ra kết quả chính xác nhất, bệnh nhân cần làm xét nghiệm huyết thanh và có kết quả nhận lại là dương tính.

Xác định và điều trị bệnh ra sao mới hiệu quả?

Nếu đến giang mai giai đoạn 3, bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều vì lúc này vẫn cứu chữa được. Chủ yếu bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh Penicillin. Đây là loại thuốc điều trị phổ biến, mang lại những hiệu quả ràng nhất. Cùng với việc dùng thuốc, bạn cũng cần xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, không dùng chất kích thích hay quan hệ bừa bãi.

> Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu? Chi phí có cao không?

> Điều trị giang mai như thế nào? Thời gian bao lâu?

Bệnh giang mai giai đoạn 3 là lúc người bệnh ở trong tình trạng nghiêm trọng nhất. Tùy vào biểu hiện bệnh mà bạn sẽ biết được khả năng cứu chữa có cao hay không. Dựa vào những kiến thức được chia sẻ trên, việc chủ động chăm sóc sức khỏe, nhạy cảm với cơ thể là điều cần thiết để bảo vệ cuộc sống của chính bạn!

DỊCH VỤ
BÀI VIẾT KIẾN THỨC