Search
Close this search box.

Cách phòng tránh và điều trị bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Bệnh giang mai ở sơ sinh mặc dù không phổ biến nhưng các xoắn khuẩn giang mai tấn công vào cơ thể sẽ khiến cho trẻ bị suy yếu rất nhanh. Vậy cụ thể trẻ bị nhiễm chủ yếu do con đường nào? Cách điều trị Giang mai ở trẻ như thế nào?… Chúng ta sẽ cùng nhau trả lời câu hỏi này qua bài viết sau các bạn nhé. 

Tỷ lệ bị mắc bệnh Giang mai ở trẻ đang có xu hướng tăng.

Theo như kết quả khảo sát của Trung tâm Kiểm soát phòng dịch bệnh tại Mỹ công bố thì tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc Giang mai tại nước này liên tục tăng trong cả một thập niên. Hơn thế nữa dịch còn bùng phát ở mức độ đáng báo động. Khi người mẹ bị Giang mai thì con rất dễ mắc phải một số biến chứng nguy hiểm như bị biến dạng xương, bị mù, bị điếc, gan to…  

Cụ thể năm 2012, tại Mỹ có tới 332 trẻ khi ra sinh đã bị nhiễm bệnh. Nhưng đến năm 2021, con số đã tăng lên gấp 7 lần và có tới 166 trẻ tử vong. Nếu như bệnh được quan tâm đúng mực thì thực tế căn bệnh này đã bị xóa sổ ngay từ năm 2000. Tuy nhiên, đến nay chúng lại phát triển mạnh trở lại. 

Trẻ bi Giang mai có xu hướng tăng nhanh

dấu hiệu giang mai

Có lẽ đây vẫn là 1 căn bệnh mang tính nhạy cảm nên nhiều người e ngại khi khám và điều trị. Nói chính xác thì càng ngày càng ít người quan tâm tới sức khỏe sinh sản của chính mình. Theo các dữ liệu CDC điều tra thì bệnh đã xuất hiện ở hầu hết các bang tại nước Mỹ. Hơn thế nữa số ca thai nhi bị chết lưu hoặc tử vong sau sinh tính từ năm 2011 – 2020 có tới 633 ca

Bệnh giang mai ở sơ sinh thực tế là một căn bệnh rất dễ lây nhiễm chỉ cần người mẹ bị mắc Giang mai sẽ nhanh chóng truyền cho thai nhi ngay trong tử cung. Tuy nhiên, nếu như thai phụ được chẩn đoán sớm thì chỉ cần trước khi tiêm 1 tháng người mẹ tiêm 1 mũi penicillin là có thể chữa khỏi hoàn toàn cho cả mẹ và con. 

Trẻ bị giang mai tăng do nhiều nguyên nhân

Xu hướng tăng dịch bệnh cũng do tác động của dịch Covid 19 đã ảnh hưởng tới việc thăm khám và điều trị của người bệnh. Đồng thời ngân sách điều trị bệnh Giang mai ít nhiều cũng đã bị dịch chuyển cho việc phòng ngừa bệnh Covid trên toàn cầu. 

Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến cho tỷ lệ bệnh gia tăng ở các thai phụ mang thai như: Không được chăm sóc sức khỏe tốt sau sinh, do không được xét nghiệm sàng lọc trước sinh… 

Hơn nữa tại Mỹ còn có sự phân biệt đối xử về màu da nên tỷ lệ phụ nữ da màu bị mắc Giang mai chiếm nhiều hơn. Vậy cụ thể con đường lây nhiễm bệnh ở trẻ nhỏ như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở nội dung tiếp theo của bài viết này các bạn nhé. 

> triệu chứng bệnh giang mai và cách phòng ngừa

Những con đường lây nhiễm bệnh giang mai cho trẻ nhỏ

Cũng giống như bệnh Giang mai ở người lớn, trẻ bị mắc giang mai là do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Tuy nhiên do sức đề kháng của trẻ sau sinh yếu hơn nên triệu chứng cũng như biến chứng mà bệnh gây ra cho trẻ nguy hiểm hơn rất nhiều. 

Theo khuyến cáo của bộ y tế thì căn bệnh này lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Tuy nhiên, bệnh giang mai ở sơ sinh chủ yếu lây nhiễm qua những con đường sau:

  • Trẻ em bị lây nhiễm từ mẹ trong quá trình mang thai hoặc khi sinh nở:  Hầu hết các trường hợp trẻ bị mắc bệnh giang mai là do lây từ mẹ sang con. Với những trường hợp này thì đa phần trẻ sinh ra sẽ gặp phải những tổn thương về đường hô hấp, bị dị tật bẩm sinh, bị tổn thương về giác mạc. Vì vậy để tránh gặp phải những biến chứng này thì tốt nhất chị em nên đi khám tổng quát để đảm bảo sức khỏe tốt nhất trước khi mang thai.  

Con đường lây nhiễm bệnh giang mai cho trẻ nhỏ

  • Trẻ bị giang mai là do lây truyền qua đường máu: Trong rất nhiều trường hợp trẻ được chẩn đoán là bình thường nhưng nếu sinh thường hay phải nhận máu từ người khác có xoắn khuẩn giang mai thì việc trẻ bị nhiễm bệnh là 100%. 
  • Ngoài ra nếu như trẻ bị tiếp xúc với dịch của người bệnh qua việc ôm, hôn, bế ẵm… tỷ lệ cũng rất cao. Đa phần những trường hợp này xảy ra khi tiếp xúc gần vào tiếp xúc trực tiếp qua vết thương hở. 
  • Khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân cũng khiến trẻ dễ bị mắc bệnh:Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh trong trường hợp này không cao nhưng các bậc phụ huynh cũng cần phải lưu ý đến vật dụng cá nhân của trẻ. Đặc biệt là trò chơi, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng… 
  • Ngoài ra, một số trường hợp cũng xảy ra khi những người bị mắc Giang mai giao cấu với trẻ. Với những hành vi này không chỉ lây nhiễm bệnh cho trẻ mà còn tổn thương nghiêm trọng đến vấn đề tâm lý, tinh thần của trẻ.

Những biểu hiện dễ nhận biết khi trẻ bị mắc giang mai. 

Với những trẻ bị mắc Giang mai do xoắn khuẩn từ người mẹ thường là truyền qua nhau thai. Bệnh giang mai ở sơ sinh thực tế rất dễ nhận biết. Chúng ta có thể dựa vào những dấu hiệu bệnh như sau:

  • Trường hợp đầu tiên sẽ xảy ra đó là tình trạng thai bị chết lưu: trường hợp này xảy ra khi các xoắn khuẩn tấn công ồ ạt vào thai nhi nên gây ra hiện tượng bị chết lưu. 
  • Còn trong trường hợp thai còn sống thì trẻ bị Giang mai có những biểu hiện sau: Cân nặng ít, thường những trẻ có cân nặng cao nhất khi bị Giang mai chỉ có 2,5 kg. 

Những biểu hiện dễ nhận biết khi trẻ bị mắc giang mai

  • Bên cạnh đó thì ở lòng bàn chân, bàn tay, miêng sẽ xuất hiện nhiều bọng nước. Quan sát kỹ hơn thì phần hậu môn còn có nhiều vết nứt. Ngoài ra, trẻ còn bị mắc chứng sổ mũi và quấy khóc nhiều hơn so với những trẻ sinh bình thường không mắc bệnh. 
  • Trên cơ thể của trẻ sơ còn xuất hiện thêm rất nhiều các hồng ban được xếp theo hình vòng cung. Chúng có khả năng tự lành mà không cần phải điều trị.
  • Nhưng nếu trẻ ở giai đoạn nặng, sẽ xuất hiện rất nhiều mụn giang mai với đường kính khoảng từ 5 -20mm. Chúng gây lở loét và đau đớn cho trẻ. Khi các vết gôm giang mai này lành lại sẽ để lại sẹo khá to. 
  • Thường đối với trẻ sinh khoảng 6 tháng đầu sẽ xuất hiện thêm các dấu hiệu về xương khớp như: các xương sẽ to, bị viêm xương và sụn, bị đau ở đầu khớp xương… 
  • Khi đến 2 tuổi thì xuất hiện thêm triệu chứng viêm màng xương, viêm xương tại các đốt ngón tay và ngón chân. 
  • Với những trường hợp trẻ bị bệnh giang mai không được can thiệp kịp thời, các xoắn khuẩn còn tấn công vào một số cơ quan ở bên trong cơ thể và gây ra một số loại bệnh lý nguy hiểm khác như bị viêm mống mắt, viêm não, viêm màng não, hở hàm ếch, phồng động mạch tim…

Đây là một trong những dấu hiệu rất dễ để các bác sĩ chẩn đoán bệnh Giang mai ở trẻ ở giai đoạn sớm nên chúng ta cần phải quan tâm. Nếu thời gian kéo dài và không có hướng điều trị kịp thời thì trẻ dễ mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm hơn hiện tại. 

> Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu? Chi phí có cao không?

Một số phương pháp xét nghiệm giang mai cho trẻ em

Theo khuyến cáo của hiệp hội giang mai thì những thai phụ mang thai nếu tiến hành xét nghiệm sớm ở giai đoạn đầu thì chỉ cần điều trị bằng liều thuốc đơn kháng sinh với penicillin.

Để phòng và tránh căn bệnh này thì việc sàng lọc đối với thai phụ là rất cần thiết và chi phí cũng rất thấp. Hơn thế nữa còn cứu được mạng sống cho cả mẹ và cả con. Thường các xét nghiệm chỉ diễn ra trong vòng 25-20 phút là có kết quả. 

Theo các chuyên gia y tế thì việc sàng lọc bệnh giang mai được diễn ra thường quy ở phụ nữ mang thai ở tuần 28 thì khả năng thai nhi bị chết lưu hoặc tử vong sẽ ở mức rất thấp. 

Phương pháp xét nghiệm giang mai cho trẻ em

Bệnh giang mai ở sơ sinh theo ước tính cứ khoảng 2 triệu thai phụ bị mắc Giang mai thì có hơn nửa số ca sẽ lây truyền bệnh cho con. Theo thống kê mới nhất của tổ chức Y tế thì có 3-15% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị mắc phải căn bệnh này ở những nước đang phát triển. 

Các chuyên gia ước tính có khoảng 2 triệu thai phụ bị nhiễm bệnh giang mai/năm và hơn một nửa trong số đó truyền bệnh cho thai nhi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 3- 15% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản tại các nước đang phát triển bị bệnh này.

Như vậy có thể thấy rằng việc xét nghiệm sớm sàng lọc ở phụ nữ mang thai là rất cần thiết. Đây cũng là phương pháp xét nghiệm sớm cho trẻ để tránh những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. 

Còn với trẻ khi mới sinh ra muốn phát hiện bệnh sớm cần phải xét nghiệm huyết thanh để xem bệnh nhi có bị nhiễm bệnh bẩm sinh hay không. Nếu như xét nghiệm PRP dương tính thì cần phải kiểm tra lại sau 8 tháng điều trị. Khi có kết quả âm tính thì mới chứng tỏ trẻ không còn mang mầm bệnh. 

Nếu trong trường hợp xét nghiệm huyết thanh âm tính sau sinh thì để an toàn hơn nữa thì cứ sau 1 hoặc 2 tháng nên kiểm tra lại định kỳ để có kết quả chính xác nhất. Tránh những trường hợp xảy ra sai sót trong quá trình xét nghiệm hoặc những yếu tố khách quan khác. 

Phương pháp chữa bệnh giang mai cho trẻ sơ sinh

Bệnh giang mai ở sơ sinh thực tế là căn bệnh không khó chữa nếu như bệnh được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ. Thực tế hiện nay, loại bệnh này ở trẻ sơ sinh ngoài việc sử dụng thuốc còn được kết hợp thêm phương pháp mới đó là miễn dịch cân bằng. 

Chữa bệnh giang mai cho trẻ sơ sinh khó hay dễ

Thuốc được điều trị cho trẻ chủ yếu là thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng, sức khỏe, cân nặng và số tháng sinh của trẻ mà các bác sĩ sẽ sử dụng những loại thuốc và liều lượng khác nhau. Thuốc sử dụng có thể ở dạng uống hoặc là dạng tiêm với 1 liều duy nhất và đa phần sẽ được tiêm ở tiêm bắp.

Trong trường hợp có xét nghiệm tủy não có vấn đề bất thường thì sẽ phải tiêm thuốc trực tiếp vào tĩnh mạch. Đồng thời phải tiêm vào bắp 2 lần 1 ngày. Đơn thuốc sẽ phải thực hiện trong 10 ngày liên tiếp. 

> Điều trị giang mai như thế nào? Thời gian bao lâu?

giai đoạn phát triển của bệnh giang mai

Cách thức phòng tránh bệnh giang mai cho trẻ em

Ai trong chúng ta cũng biết rằng “trẻ em là búp trên cành”, “trẻ là mầm non tương lai của Tổ Quốc”… Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ là rất cần thiết. Phòng và tránh bệnh giang mai cho trẻ là việc làm phải được cả xã hội quan tâm. Theo các khuyến cáo từ chuyên gia thì việc phòng tránh căn bệnh giang mai ở sơ sinh có thể thực hiện bằng cách làm sau:

  • Đầu tiên là đối với những phụ nữ trước khi mang thai và trong thai kỳ cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm để sàng lọc. 

Cách phòng tránh bệnh giang mai cho trẻ em

  • Tuyệt đối không được sử dụng bơm hoặc kim tiêm, truyền máu cho trẻ khi chưa kiểm định chất lượng máu. 
  • Cần phải chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ thật chu đáo. Cụ thể như: Khăn mặt, đồ lót, khăn tắm, kem đánh răng, bàn chải đánh răng…
  • Nên kiểm tra sức khỏe cho trẻ định kỳ là 6 tháng/lần để phát hiện cũng như điều trị bệnh sớm cho trẻ. Ngoài ra việc làm này còn phát hiện sớm các bệnh lý khác. 
  • Với những trẻ đã có nhận thức thì chúng ta nên tuyên truyền và phổ cập cho con những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh bệnh kịp thời. 
  • Việc làm cuối cùng và cũng rất quan trọng là nâng cao sức để kháng cho trẻ để có thể phòng và tránh những căn bệnh truyền nhiễm. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin có liên quan đến bệnh giang mai ở sơ sinh. Hy vọng, đây sẽ là những thông tin bổ ích để chúng ta bảo vệ con em mình một cách tốt nhất.  

DỊCH VỤ
BÀI VIẾT KIẾN THỨC