Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Chia sẻ về những giai đoạn phát triển của bệnh giang mai ở người trưởng thành.

Một trong những loại bệnh xã hội nguy hiểm nhất cần phải nói đến chính là bệnh Giang Mai. Vậy bệnh Giang Mai là bệnh gì? Quá trình phát triển của bệnh giang mai có bao nhiêu giai đoạn?… Để có thể trả lời trọn những câu hỏi trên thì tốt nhất bạn đọc nên tham khảo nội dung trong bài viết này. 

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh Giang Mai là một loại bệnh lý đáng sợ nhất trong những loại bệnh xã hội mà chúng ta thường gặp. Bởi vì mức độ hủy hoại cơ thể do loại bệnh này gây ra rất kinh khủng. Chúng không chỉ phá hoại bên trong mà cả bên ngoài cơ thể. Vậy bệnh Giang Mai là gì?

Theo như dân gian vẫn thường gọi thì loại bệnh này còn được gọi là bệnh hoa liễu. Con đường lây nhiễm chủ yếu của loại bệnh này là qua đường tình dục. Bệnh được hình thành và phát triển là do 1 loại xoắn khuẩn có tên là Treponema pallidum gây lên. 

Bệnh giang mai là gì?

Xét về cấu tạo thì loại vi khuẩn này có cấu trúc xoắn. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tấn công ở những vị trí quan trọng đối với bệnh nhân theo các giai đoạn phát triển của bệnh. Nếu như người bệnh không được điều trị kịp thời thì nguy cơ bị tử vong sẽ rất cao. 

Như đã nói thì Giang Mai là một bệnh xã hội và ở giai đoạn đầu thì các triệu chứng rất khó nhận biết và chỉ đến khi cơ thể suy yếu đi thì mới phát hiện được. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển biến quá nặng cũng là cơ hội điều trị ở giai đoạn vàng đã không còn. 

Loại bệnh này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi nếu không biết cách phòng bệnh cho bản thân. Tuy nhiên, đối tượng bị mắc nhiều nhất là những người ở trong độ tuổi sinh sản và đã có quan hệ tình dục. Nói như vậy không có nghĩa là ai cũng có thể mắc. Nếu như chúng ta có những mối quan hệ lành mạnh an toàn thì điều này chắc chắn sẽ không xảy ra. 

> dấu hiệu giang mai

triệu chứng bệnh giang mai và cách phòng ngừa

Bệnh giang mai có bao nhiêu giai đoạn phát triển?

Các bạn nên biết rằng, bệnh giang mai phát triển qua rất nhiều giai đoạn. Mỗi một giai đoạn sẽ thể hiện được tình trạng diễn biến của bệnh. Cụ thể, bệnh sẽ được chia làm 4 giai đoạn bao gồm: Giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối. 

Bệnh giang mai có bao nhiêu giai đoạn?

Giang mai ở giai đoạn 1

Thường thì bệnh ở giai đoạn 1 sẽ xuất hiện sau 10 ngày và kéo dài đến 3 tháng tính từ thời điểm tiếp xúc với mầm bệnh. Các triệu chứng dễ dàng nhận biết là xuất hiện các hạch bạch huyết và gần háng. 

Ngoài ra, triệu chứng của bệnh còn xuất hiện các săng giang mai tại những vị trí mà vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Cụ thể như: môi lớn, mép âm hộ, miệng sao, dương vật, quy đầu, bìu… Các vết săng giống như những vết trợt lông hình bầu dục hoặc là hình tròn. 

Thường thì các vết săng này sẽ tự khỏi sau 3 đến 6 tuần. Mặc dù khỏi những không phải là bệnh đã khỏi hoàn toàn mà đây là dấu hiệu bệnh sắp chuyển sang một giai đoạn mới là giai đoạn 2 của bệnh. 

Bệnh Giang mai ở giai đoạn 2

Tính từ thời điểm các vết săng đầu tiên xuất hiện được 2-10 tuần. Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn 2 sẽ xuất hiện thêm một số các triệu chứng sau:

Bệnh Giang mai phát triển ở giai đoạn 2

  • Bị phát ban trên da và gây nên các vết lở loét có kích thước nhỏ và có màu nâu đỏ. 
  • Xuất hiện các vết loét ở trong miệng, trong âm đạo và cả trong hậu môn.
  • Kèm theo đó còn xuất hiện thêm các dấu hiệu bị Sốt và sưng ở các tuyến. 
  • Xuất hiện dấu hiệu bị giảm cân, rụng tóc, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ… 

Thường thì các dấu hiệu này sẽ tự khỏi sau 1 năm nếu không được điều trị. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể quay trở lại bất cứ lúc nào nếu như vi khuẩn giang mai còn sống trong cơ thể. 

giai đoạn phát triển của bệnh giang mai

 

Giai đoạn bệnh Giang mai tiềm ẩn

Nếu người bệnh không phát hiện được bệnh ở giai đoạn 2 và không có cách điều trị thì căn bệnh này sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn. Thường thì khi bệnh chuyển sang giai đoạn này sẽ không xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể. Cũng vì lý do này mà người bệnh không phát hiện được triệu chứng và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn cuối.

Giai đoạn cuối của bệnh Giang mai

Đây được coi là giai đoạn nguy hiểm nhất của căn bệnh này. Nếu tính từ thời điểm phát hiện bệnh thì giai đoạn cuối có thể xuất hiện sau 10-30 năm. Khi ở giai đoạn này, người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều tổn thương nguy hiểm và rất dễ dẫn đến tử vong. Cụ thể, những tổn thương mà người bệnh hay gặp phải đó là:

Giai đoạn cuối của bệnh Giang mai

  • Gặp các vấn đề về não và hệ thần kinh. 
  • Nguy cơ bị đột quỵ rất cao. 
  • Bị viêm nhiễm tủy sống và phần màng quanh não. 
  • Xuất hiện các dấu hiệu bị tê tay chân và cả người. 
  • Một số trường hợp có thể bị điếc, mù lòa
  • Nhiều người còn thay đổi cả về tính cách, bị sa sút về trí tuệ. 
  • Ngoài ra còn mắc một số bệnh liên quan đến tim mạch như bị hở van tim… 
  • Bị mắc chứng phình động mạch chủ, viêm mạch máu… 

Như vậy có thể thấy rằng bệnh Giang mai thực sự nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh đúng không các bạn? Khi đã trả lời được câu hỏi bệnh giang mai có bao nhiêu giai đoạn thì chúng ta cũng còn rất nhiều các câu hỏi khác cũng cần lời giải đáp. Để có thêm nhiều kiến thức cho bản thân, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp ở phần nội dung sau của bài viết này.  

> Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu? Chi phí có cao không?

Những đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh giang mai?

Như chúng ta đã biết thì bệnh Giang mai bị lây truyền qua nhiều con đường. Những đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc phải loại bệnh này phải kể đến đó là:

  • Những người có mối quan hệ tình dục phức tạp có nguy cơ rất cao mắc phải căn bệnh này. Đây cũng là con đường lây nhiễm nhanh nhất và tỷ lệ mắc bệnh cao nhất hiện nay. Theo thống kê thì số liệu những người bị mắc bệnh này qua đường tình dục chiếm tới 90%. 

Những đối tượng có quan hệ tình dục không an toàn

  • Những người sử dụng chung các vật dụng sinh hoạt, cá nhân với người bị bệnh. Bởi các xoắn Giang mai tồn tại trong môi trường khá lâu nên việc đánh răng chung, dùng chung quần áo, khăn tắm, chung bồn cầu… cũng có nguy cơ lây nhiễm khá cao. 
  • Người có tiếp xúc với người bệnh qua vết thương hở: Cụ thể như việc ôm hôn và tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh thì nguy cơ mắc bệnh có tỷ lệ khá cao. Bởi những vết thương hở này có thể có xoắn khuẩn Giang mai nên việc lây bệnh sẽ rất khó tránh khỏi. 
  • Bệnh cũng có thể lây nhiễm từ mẹ sang con: Cụ thể như việc phụ nữ bị mang thai khi bị giang mai thì thai nhi rất dễ lây nhiễm trong quá trình sinh nở bằng phương pháp thường. 
  • Bệnh cũng có thể lây qua đường máu: Việc sử dụng chung kim tiêm hay tiếp xúc với người bệnh thì khả năng lây nhiễm bệnh là 100%. 

Như vậy có thể thấy rằng bất cứ ai trong chúng ta cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này đúng không nào? Bởi thực tế, còn đường lây nhiễm của loại bệnh lý này rất phong phú. Vậy để phòng tránh tốt nhất thì chúng ta nên tuân thủ đúng nguyên tắc sống: Sống khoa học, sống an toàn, lành mạnh các bạn nhé. 

Một số triệu chứng dễ dàng nhận biết ở những bệnh nhân bị Giang mai.

Thực tế, các triệu chứng của bệnh ở người trưởng thành đã được chúng tôi truyền đạt ở phần trên của bài viết. Cụ thể là việc trả lời câu hỏi bệnh giang mai có bao nhiêu giai đoạn đã cho chúng ta thấy rõ nội dung này. 

Tuy nhiên, trong phần tiếp theo này chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc và các triệu chứng của bệnh đối với những bệnh nhân nhí. Vậy triệu chứng của loại bệnh này ở trẻ có gì khác so với lứa tuổi trưởng thành? 

Triệu chứng dễ nhận biết ở những bệnh nhân bị Giang mai

Thường thì những đứa trẻ khi mới sinh ra và bị mắc bệnh Giang mai sẽ không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào khả nghi. Một số trường hợp sẽ xuất hiện triệu chứng bị phát ban ở lòng bàn tay và bàn chân. Tuy nhiên, những biến chứng mà chúng tôi muốn các bạn cần lưu tâm đó là những biến chứng mà trẻ chắc chắn gặp phải đó là:

  • Bệnh nhân sẽ bị Gan to
  • Bị vàng da, sổ mũi. 
  • Bệnh nhi có thể bị sưng ở các tuyến
  • Cũng có thể gặp phải sự bất thường về hệ xương
  • Nguy hiểm hơn là gặp phải các biến chứng và não và thần kinh… 

Để phòng tránh trẻ gặp phải những biến chứng nguy hiểm này thì cách tốt nhất là chúng ta sẽ gặp các bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị kịp thời. Họ sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp nhất cho trẻ. 

> Điều trị giang mai như thế nào? Thời gian bao lâu?

Tác hại của Giang mai đối với người bệnh

  • Ảnh hưởng đầu tiên của bệnh đó chính là chất lượng cuộc sống. Khi bị mắc bệnh, người bệnh sẽ bị khó chịu và gặp nhiều phiền toái bởi các vết lở loét ở bộ phận sinh dục  và cả những vị trí khác trên cơ thể. Chúng sẽ bất lợi cho người bệnh trong sinh hoạt cũng như đời sống hàng ngày. 
  • Bệnh không chỉ gây tổn thương cho chính bản thân người bệnh mà còn lây nhiễm cho người thân trong gia đình. 
  • Với phụ nữ đang mang thai khi bị mắc bệnh thì xoắn khuẩn giang mai còn xâm nhập vào trong bào thai khiến thai nhi bị đẻ non, chết lưu hoặc sảy thai…. Đương nhiên với những trẻ mới được sinh ra thì nguy cơ mắc bệnh sẽ rất cao.

Giang mai gây tổn hại đến hệ thần kinh

  • Ngoài những tác hại trên, bệnh còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Xoắn khuẩn có thể tấn công vào não bộ hệ thần kinh, tim mạch mạch máu, hệ xương, cơ quan thính giác, thị giác… Đặc biệt là nguy cơ bị vô sinh rất cao. 
  • Tất cả những yếu tố bất lợi trên sẽ khiến cho chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình trạng bị sứt mẻ dẫn đến hôn nhân bị đổ vỡ sẽ rất cao. 

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai

Ngoài việc chúng ta quan tâm tới câu hỏi bệnh giang mai có bao nhiêu giai đoạn thì việc tìm hiểu những biến chứng của bệnh cũng quan trọng không kém. Một trong những biến chứng nguy hiểm mà bệnh nhân dễ dàng gặp phải đó là:

  • Xuất hiện một số các cơn đau ở các chi. Ngay từ lúc mắc bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện ngay cảm giác bị đau nhức cụ thể là ở các chi dưới. Có cảm giác như bị dao cắt hoặc cũng có thể bị giật mạnh hay giống như bị đốt. Khi bệnh ở giai đoạn nặng thì người bệnh sẽ đi khập khiễng và đi lại gặp nhiều khó khăn.
  • Rối loạn các chức năng co thắt: Bởi xoắn khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công đến bàng quang và cả vùng chậu. Do đó, người bệnh sẽ gặp phải hiện tượng bị rối loạn về cảm giác như: Bị buồn tiểu, không đi tiểu được, bí tiểu… 

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai

  • Gặp phải các biến chứng về mắt: Bệnh giang mai khi tấn công đến hệ thần kinh sẽ gây ra một số dị tật về tử mắt, làm cho đồng tử bị nhỏ, hẹp và mất năng lực trong phản xạ  ánh sáng.
  • Gặp phải biến chứng về khớp xương: Đa phần các di chứng về xương khớp sẽ gặp phải ở hông, mắt cá và đầu gối, sống lưng và các chi… Người bệnh sẽ bị mắc các chứng bệnh về khớp xương như thoát vị đĩa đệm, gãy xương…
  • Bị ảnh hưởng đến bộ phận nội tạng: Đa phần các di chứng mà người bệnh gặp phải sẽ là dạ dày hay gặp phải những cơn đau thắt ở lồng ngực, vùng bụng… Người bệnh sẽ có cảm giác bị đau bụng và kiệt sức. Phần cổ họng cũng xuất hiện một số triệu chứng khó chịu như nuốt và hô hấp gặp khó khăn. Nguy hiểm hơn là xoắn khuẩn còn tấn công cả vào dẫn đến khó thở và đau ngực.  
  • Đối với những phụ nữ đang mang thai bệnh còn lây truyền sang con. Vì vậy. Khiến cho thai nhi bị dị dạng, dị tật bẩm sinh và có thể sinh non… 

Vậy khi có những dấu hiệu bị bệnh thì nên điều trị bệnh giang mai ở đâu? Một trong những phòng khám điều trị tốt căn bệnh này cần phải kể đến đó là phòng khám đa khoa Galant. Đây là một trong những trung tâm có thể giúp bạn điều trị dứt điểm căn bệnh nguy hiểm này. Hơn thế nữa là chi phí điều trị, các dịch vụ thăm khám đều nhanh chóng và dễ dàng. 

Trên đây là toàn bộ nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc về bệnh Giang Mai. Hy vọng bài viết này không chỉ giúp các bạn trả lời một cách chính xác câu hỏi bệnh giang mai có bao nhiêu giai đoạn mà còn chia sẻ rất nhiều các kiến thức sức khỏe khác có liên quan đến căn bệnh này.

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV miễn phí tại GALANT