Search
Close this search box.

Điều trị bằng thuốc ARV có tác dụng phụ không?

Thuốc ARV từ lâu đã trở thành phương pháp điều trị HIV phổ biến trên toàn thế giới. Việt Nam cũng là một trong những nước có kết quả điều trị rất khả quan kể từ những ca bệnh đầu tiên. Bên cạnh những công dụng “thần kì” được nói đến, người nhiễm HIV vẫn có thể gặp những tác dụng phụ của thuốc ARV gây ra trong quá trình điều trị. Bài viết sau đây sẽ mang đến thông tin hữu ích cho bạn.

Thuốc ARV là gì?

Thuốc ARV hay còn gọi là thuốc kháng virus HIV. Với nguyên lý hoạt động là cản trở sự lây lan của virus HIV giữa các tế bào. Thuốc ARV có thể giúp làm chậm quá trình phát triển từ HIV sang AIDS. Tuy nhiên, thuốc ARV không có tác dụng chữa khỏi HIV hoàn toàn. Đồng thời, người nhiễm HIV vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác. Mục tiêu điều trị thuốc ARV:

arv1

  • Kiểm soát sự bùng phát, lan rộng của virus HIV trong cơ thể người nhiễm bệnh.
  • Bổ trợ cho hệ miễn dịch của người bệnh.
  • Hạn chế tối đa sự chuyển biến tiêu cực của bệnh.
  • Tránh được phần lớn những tác dụng phụ của thuốc ARV.

Phân loại thuốc ARV

Thuốc ARV được chia ra thành nhiều nhóm, mỗi một nhóm có tác dụng can thiệp vào mỗi giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của virus trong cơ thể người bệnh. Thuốc ARV làm ức chế men sao chép ngược, can thiệp vào quá trình tạo DNA từ RNA virus và nhờ đó hạn chế tế bào bị nhiễm HIV. Mỗi loại thuốc hoặc mỗi cá nhân nhiễm bệnh sẽ gặp phải những tác dụng phụ của thuốc ARV khác nhau.

Hiện nay ở Việt Nam phổ biến 3 nhóm thuốc chính:

  • Quá trình sao chép ngược Nucleoside và Nucleotide  bị ức chế bởi NRTI
  • NNRTI có khả năng tạo sức ép trong quá trình men sao chép ngược không phải là nucleoside.
  • Protease (PI) có khả năng tác động vào giai đoạn cuối chu kì sống của virus, lúc này virus sinh ra sẽ không hoạt động và gây nhiễm cho tế bào mới trong cơ thể.

Thuốc ARV “thần kỳ” như thế nào?

Căn bệnh thế kỷ HIV vốn không có thuốc chữa. Nhưng sự ra đời của thuốc ARV đem đến niềm hy vọng cho hàng triệu người trên thế giới.

Thuốc ARV hoạt động dựa trên nguyên lý tác động vào quá trình di chuyển của virus HIV trong cơ thể người. Chính xác hơn là hỗ trợ cơ thể người bệnh chống lại với căn bệnh nguy hiểm này, tránh khả năng nhiễm trùng cơ hội. Người bệnh và gia đình có thể bớt đi được phần nào gánh nặng về kinh tế trong việc thuốc men và nằm viện.

Điều đặc biệt là người mẹ nhiễm HIV vẫn có thể mang thai nếu sử dụng thuốc ARV theo chỉ định của bác sĩ với tỷ lệ lây nhiễm rất thấp. Trên thực tế, đã có nhiều đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh bình thường, không hề bị lây nhiễm HIV từ mẹ. 

Xem thêm: THUỐC ARV CÓ TÁC DỤNG GÌ – THÔNG TIN MỚI NHẤT 2022

Lời khuyên của chuyên gia về việc điều trị bằng thuốc ARV

Điều trị bằng thuốc ARV là một quá trình dài, người nhiễm HIV phải điều trị lâu dài để duy trì sự sống. Đồng thời ngăn cản được diễn biến phức tạp của bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị người bệnh gặp rất nhiều tác dụng phụ của thuốc ARV gây nê. Vì vậy việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng. Cụ thể là:

thuoc arv tle macleods 300 300 600mg

    • Người nhiễm HIV nên tìm hiểu và điều trị từ sớm để có kết quả tốt nhất. Hạn chế được việc tình trạng bệnh chuyển biến phức tạp và có thể lây lan cho những người xung quanh.
    • Trong quá trình điều trị bằng thuốc ARV, người nhiễm HIV vẫn có thể lây nhiễm cho người khác. Vì vậy, cần có những biệt pháp phù hợp để phòng tránh lây nhiễm.
  • Những tác dụng phụ của thuốc ARV hầu hết là những biểu hiện thông thường. Nó chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định. 
  • Không tự ý mang thai khi không được sự theo sát của bác sĩ điều trị.

Tác dụng phụ của thuốc ARV và làm thế nào để khắc phục?

Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ của thuốc ARV như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, nổi mẩn ngứa… Cách khắc phục như sau:

dieu tri hiv tai galant

  • Đối với triệu chứng buồn nôn, người bệnh nên dùng thuốc trong bữa ăn.
  • Đối với triệu chứng tiêu chảy: Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh bị tiêu chảy cần xem xét mức độ tiêu chảy như thế nào. Sau đó sử dụng các biện pháp giúp giảm tiêu chảy tạm thời.
  • Đau đầu: paracetamol thường được sử dụng để khắc phục tạm thời tình trạng này.
  • Đau bụng: Người bệnh nên chú ý trường hợp này, đến gặp bác sĩ đang điều trị để có thể khắc phục, hoặc đổi phác đồ điều trị nếu cần thiết
  •  Nổi mẩn đỏ, ngứa: Đây là những biểu hiện thông thường của dị ứng với thuốc điều trị. Nhưng nếu ở mức độ nặng hơn có thể gây tử vong. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách điều trị tốt nhất.
  • Thiếu máu: Một số thuốc ARV làm ức chế khiến cho tủy xương giảm khả năng sản sinh hồng cầu dẫn đến thiếu máu. Các biểu hiện thường thấy  như hoa mắt, chóng mặt, xuất hiện sau ở tuần thứ 4-6 hoặc sau vài tháng điều trị.
  • Mất ngủ: Các bác sĩ thường khuyên trường hợp này người bệnh nên sử dụng thuốc trước khi ngủ.

Xem thêm: ĐIỀU TRỊ THUỐC ARV SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU? – THÔNG TIN MỚI NHẤT 2022

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình điều trị thuốc ARV. Phòng khám đa khoa Galant là địa chỉ uy tín được nhiều khách hàng lựa chọn. Hãy liên hệ với theo số hotline 0943 108 138 để được tư vấn và hỗ trợ nhé. 

CHUỖI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

Cơ Sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM 

  • Hotline: 0943 108 138 * 028. 7303 1869
  • Thời gian làm việc: 09h – 20h (T2 – CN)

Cơ Sở 2: 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM 

  • Hotline: 0976 856 463 * 028. 7302 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Cơ Sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM

  • Hotline: 0901 386 618 * 028. 7304 1869 
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Email: cskh@galantclinic.com

Website: galantclinic.com * dieutrihiv.com

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%