Search
Close this search box.

Một số cách chữa bệnh sán chó ở người

Bệnh sán chó là một loại bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam, chúng còn có tên gọi là giun đũa chó mèo bởi trung gian gây bệnh phần lớn có ở loại vật nuôi này. Bệnh sán chó có thể dễ dàng điều trị nếu chúng được phát hiện kịp thời và không gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh.

1. Sán chó là bệnh gì?

Sán chó là một loại bệnh được gây ra bởi một loại ký sinh trùng có tên khoa học là Toxocara và lây truyền bệnh qua con đường trung gian là các loại động vật chính như chó, mèo… Thông thường khi ký sinh trùng làm tổ và đã phát triển mạnh mẽ thì mới có những biểu hiện cũng như triệu chứng bộc lộ ra ngoài. Trứng của giun sán sẽ được đào thải ra bên ngoài môi trường qua phân của động vật và đi vào đất hay các bụi rậm,…

Ở cả người lớn và trẻ em đều có thể bị nhiễm sán chó nếu tiếp xúc hay gần gũi, chơi đùa với các loại động vật nhiễm bệnh như chó, mèo mà không được phát hiện. Và theo các đánh giá thì ở trẻ em thường có nguy cơ mắc ký sinh trùng giun sán cao hơn ở người lớn. Sán chó đi vào và nằm bên trong đường tiêu hóa của chó, khi chúng thải phân ra ngoài thì thường mang theo những đốt sán trưởng thành hoặc trứng của chúng. Ngoài môi trường thì loại trứng sán chó có thể tồn tại 1–2 tuần và hóa thành phôi, là giai đoạn có thể gây bệnh ở người nếu lỡ nuốt phải trứng của chúng.

Khi xâm nhập vào các vật chủ hay cơ thể người thì chúng sẽ xâm nhập bước đầu vào cơ thể, đồng thời chúng cũng sẽ không phát triển ngay thành sán mà chúng tồn tại ở hình thức ấu trùng và di chuyển theo đường máu hay thành ruột để đến nhiều vị trí khác trong cơ thể người bệnh. 

Quá trình các ấu trùng này di chuyển thì ở những nơi chúng đi qua sẽ khiến các vùng da bị tổn thương và hình thành nên các vết mẩn đỏ li ti và gây ra ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra loại bệnh này cũng có thể tái phát đi lại nhiều lần nếu không được quan tâm hay điều trị triệt để.

Sán chó là bệnh gì

2.  Bệnh sán dây chó có thể gây ra nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào số lượng ấu trùng sán có trong cơ thể nhiều hay ít mà có thể gây ra nguy hiểm ở người và vị trí cũng như mức độ tổn thương trên cơ thể. Chúng thường sẽ có những biến chứng nguy hiểm khi không được phát hiện như sau:

2.1. Khi ấu trùng sán chó di chuyển vào nội tạng

Thường loại ấu trùng này sẽ di chuyển đến gan và phổi, gây ra bệnh viêm gan và viêm phổi ở người, là một trong những biến chứng nguy hiểm khi ấu trùng di chuyển đến các vùng này. Ở mức độ nặng thì người bệnh sẽ có các triệu chứng toàn thân như gan to, viêm gan…

Một số trường hợp khác như ấu trùng cũng có thể di chuyển tới hệ thần kinh trung ương và gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như: viêm màng não, viêm thần kinh ngoại viên, cứng cổ, viêm tủy sống và có thể mất khả năng điều hòa vận động… Ngoài ra cũng có một số nguy cơ biến chứng như: rối loạn đại tiện, tiểu tiện, gây yếu cơ, rối loạn cảm giác hoặc có thể dẫn đến động kinh và hôn mê…

2.2. Biến chứng khi ấu trùng sán chó di chuyển vào mắt

Đối với trường hợp khi ấu trùng sán chó xâm nhập vào mắt thì thường sẽ làm giảm thị lực ở một bên mắt, lâu dần có thể dẫn đến mất thị lực hoàn toàn. Đặc biệt hơn là khi chúng di chuyển vào mắt thì còn có thể đi vào võng mạc và làm võng mạc bong ra, có thể gây mù lòa. Ngoài ra có một số biến chứng khác như: viêm màng bồ đào mắt, viêm củng mạc, viêm nội nhãn…

Bệnh sán dây chó có thể gây ra nguy hiểm không

2.3. Biến chứng khi ấu trùng sán chó di chuyển vào một số vị trí khác

Ngoài một số biến chứng nguy hiểm nêu trên thì người bệnh còn có thể bắt gặp một số tình trạng khác như: tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, mẩn ngứa kèm phát ban, đau đầu…

Tóm lại, nếu biết sán chó có nguy hiểm hay không thì phải xem vị trí mà chúng xâm nhập. Tuy nhiên cho dù bệnh lớn hay bé thì cũng tuyệt đối không nên xem thường các dấu hiệu hay triệu chứng, cần phải thăm khám để có thể được điều trị nhanh chóng nếu nhiễm phải chúng.

3. Thuốc điều trị sán chó ở người

Khi sử dụng thuốc điều trị sán chó ở người thì cần phải có ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế khác, tùy vào mức độ bệnh mà có thể có những phương thức điều trị nặng nhẹ khác nhau. Và phải đặc biệt lưu ý khi trong quá trình sử dụng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ theo đơn thuốc cũng như các hướng dẫn từ bác sĩ, không được tự ý mua thuốc hoặc dùng đơn thuốc từ một người không có chuyên môn nào khác. Và các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn khi bị sán chó như:

3.1. Thuốc Albendazole

  • Thuốc Albendazole được dùng để điều trị về các bệnh nhiễm giun sán và động vật đơn bào nhóm Benzimidazole. Thuốc được cấu tạo dưới dạng viên nén 200mg và 400mg.
  • Albendazole là một loại thuốc phổ biến nhất trong việc điều trị hiệu quả bệnh sán chó ở người. Điều trị với liều thông thường từ 10mg đến 15mg trong 5, 7, 14 hoặc là 21 ngày tùy theo các triệu chứng xuất hiện của cơ thể người bệnh.
  • Albendazole có thể nghiền uống với nước hoặc nhai. Có thể sử dụng thuốc trong bữa ăn hoặc cùng với thức ăn có chứa thành phần chất béo để cơ thể hấp thụ tốt hơn.

Thuốc điều trị sán chó ở người

3.2. Thuốc Mebendazole

Thuốc Mebendazole cũng tương tự như Albendazole là  một trong những loại thuốc được chỉ định để điều trị sán chó. Ngoài việc dùng để trị bệnh sán chó ở người thì loại thuốc này còn được dùng để điều trị các loại giun khác như giun kim, giun móc… thuốc Mebendazole thường được bác sĩ chỉ định để điều trị khi ấu trùng giun sán di chuyển đến nội tạng.

3.3. Ivermectin

Ivermectin là loại thuốc cũng thuộc nhóm điều trị sán chó ở người, tuy nhiên chúng rất ít được sử dụng phổ biến. Bởi chúng kém hiệu quả trong việc điều trị bệnh. Vì thế loại thuốc này chỉ được chỉ định dùng trong trường hợp không thể sử dụng 2 loại thuốc nêu trên.

Ivermectin

3.4. Thuốc hỗ trợ điều trị khác

Tùy theo các triệu chứng và dấu hiệu bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm những loại thuốc khác như sau:

  • Thuốc giảm ngứa và dị ứng, thuốc kháng histamin H1
  • Thuốc kháng viêm với steroid…
  • Kèm thuốc giảm ho
  • Thuốc làm giảm rối loạn tiêu hóa.

4.  Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị sán chó

Khi sử dụng thuốc điều trị sán chó ở người thì đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu và đối với người mẫn cảm với bất kỳ thành phần của thuốc cũng không được sử dụng. Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú cũng cần tránh cho con bú sữa trong vòng 3 ngày uống thuốc diệt sán.

Thông thường bệnh sán chó không có biểu hiện rõ rệt, ở giai đoạn nặng khi mắc sán chó thì mới có những biểu hiện như kiệt sức, ốm yếu. Đối với các loại vật chủ trung gian truyền bệnh như chó mèo, khi phát hiện chúng bị nhiễm sán chó thì cần có các biện pháp thú y can thiệp để điều trị cho chúng bà tránh lây lan cho người.

Sử dụng thuốc điều trị sán chó cần tuân thủ theo ý kiến và chỉ định dùng của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị được triệt để.

 Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị sán chó

Bệnh sán chó là một loại bệnh khá dễ điều trị, nếu có dấu hiệu hay triệu chứng nhiễm bệnh thì cần đến bác sĩ để có được hướng dẫn điều trị đúng đắn nhất để không bị nặng hơn.

 

 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%