Search
Close this search box.

Giun mạch(Angiostrongylus IgG): Xét nghiệm và điều trị

Giun mạch/phổi chuột là gì? Tác hại, biểu hiện, cách điều trị khi nhiễm giun như thế nào? Liệu giun mạch có lây từ người sang người không? Chữa trị ở đâu uy….

Dịch vụ y tế chuyên nghiệp

Thiết bị y tế hiện đại

Quý khách hàng vui lòng để lại số điện thoại để nhận cuộc gọi tư vấn miễn phí.

Ai cũng có thể bị nhiễm giun sán. Đây là bệnh phổ biến, thường gặp và chúng ta có thể điều trị nhanh gọn bằng các loại thuốc tẩy giun có bán trên thị trường. Riêng giun mạch (Angiostrongylus cantonensis IgG) không đơn thuần vì nó rất khó phát hiện, hậu quả, biến chứng nguy hiểm hơn nhiều so với giun sán thông thường. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bạn đừng bỏ qua thông tin y khoa về giun mạch chúng tôi chia sẻ dưới đây.

giun phoi chuot la gi

1. Giun mạch là gì?

Giun mạch là ký sinh trùng ở phổi của chuột nên còn gọi là giun phổi chuột được phát hiện bởi Canton. Tên khoa học của nó là Angiostrongylus hoặc tên đồng nghĩa là Para Strongylus cantonensis

giun phoi chuot ky sinh

Nơi Giun mạch ký sinh

Loại giun này ký sinh trong phổi chuột sau đó bài tiết ra ngoài, nhiễm vào các vật chủ trung gian như: Sên, ốc hoặc vật chủ vận chuyển (những vật chủ nào không cần thiết cho sự phát triển của ký sinh trùng nhưng có thể truyền bệnh cho con người).

Con người nhiễm giun mạch/phổi chuột (Angiostrongylus cantonensis IgG) là do ăn phải các vật trung gian như: ốc, sên hoặc vật chủ trung chuyển như: cua đất, tôm nước ngọt, tôm, ếch, cóc…. đang sống hoặc đã được nấu nhưng chưa chín. Rau bị nhiễm ấu trùng từ ốc, ốc sên nếu con người ăn cũng có thể gây bệnh.

hai san nhu oc tom cua la vat chu van chuyen giun phoi chuot

Giun mạch từ bên ngoài vào cơ thể qua đường tiêu hoá. Những con giun trưởng thành có thể sống trong các động mạch của manh tràng, trứng của chúng có thể đọng trong các mô ruột gây viêm nhiễm khiến bạn nôn mửa, đau bụng, sốt cao… Triệu chứng của nó giống như viêm ruột thừa.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu nhiễm giun mạch sẽ gây tình trạng tăng bạch cầu trong máu. Có một bộ phận giun từ hệ tiêu hoá di chuyển sang màng não. Ở đây, chúng sẽ gây ra bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan. Thậm chí, ấu trùng có thể xâm nhập vào mắt.

Vòng đời giun mạch

  • Giun mạch/phổi chuột (Angiostrongylus cantonensis IgG) trường thành sẽ sinh sống trong các động mạch phổi của những chú chuột. Giun cái sẽ đẻ trứng, nở thành ấu trùng.
  • Ở giai đoạn đầu, ấu trùng này sẽ di chuyển đến họng nên bị nuốt vào trong và bài tiết qua phân. Nó có thể xâm nhập vào trung gian hoặc bị vật trung gian ăn như: ốc, sên rồi phát triển thành ấu trùng giai đoạn 3.
  • Khi vật chủ trung gian bị nhiễm ấu trùng giai đoạn 3 thì chúng sẽ di chuyển đến não. Đây là môi trường để giun mạch trưởng thành sớm. Chúng ký sinh trong tĩnh mạch, đến các động mạch phổi.
  • Con người bị nhiễm giun mạch là do ăn ốc, sên nhiễm bệnh còn sống hoặc chưa được nấu chín. Các loại thực phẩm tươi sống như: Cua, ếch, tôm, tôm nước ngọt khi vận chuyển có chứa một con sên hoặc một con ốc nhỏ bị nhiễm giun mạch… đều có nguy cơ gây bệnh cho con người.

vong doi giun phoi chuot

2. Tác hại của giun mạch (tác hại và biến chứng)

Giun mạch khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Chúng có thể được giải phóng đến mô ruột gây đau bụng, gây sốt, nôn mửa. Nghiêm trọng hơn, những con giun này có thể di chuyển từ hệ tiêu hoá sang màng não, gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan. Người bị nhiễm giun nếu không được chữa trị kịp thời có thể để lại di chứng về não, mất ý thức vận động, thậm chí tử vong.

giun phoi chuot gay viem mang nao

3. Nguyên nhân nhiễm giun mạch

Nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm giun mạch ở người là do ăn ốc, rau đã từng bị ốc sên đi qua mà chưa được rửa sạch hoặc chưa được nấu chín. Ăn các vật chủ vận chuyển sinh vật như: cua đất, ếch, cóc, tôm cũng gây ra nguy cơ nhiễm bệnh.

giun phoi chuot tru an trong rau ma oc sen di qua chua duoc rua sach

4. Triệu chứng khi nhiễm giun mạch

Người bị nhiễm giun Angiostrongylus cantonensis IgG) sẽ có các triệu chứng như: cơ thể xanh xao, nôn mửa, sốt, đau bụng không rõ lý do, tăng bạch cầu ái toan.

trieu chung khi nhiem giun phoi chuot

5. Xét nghiệm để tìm ra giun mạch

Theo các Bác sĩ chuyên khoa, việc chẩn đoán người nhiễm giun mạch rất khó vì ấu trùng, trứng của chúng không có trong phân. Trường hợp phẫu thuật đối với những người nghi viêm ruột thừa thì có thể xác định được bệnh chuẩn xác qua mô lấy từ phẫu thuật. 

Với các trường hợp khác, để xác định bệnh phải dựa vào xét nghiệm IgG. IgG là kháng thể chính có trong dịch ngoại bào và trong tuần hoàn máu. Nó chiếm 75% kháng thể trong huyết thanh. Với khả năng bắt dính, IgG có khả năng phát hiện các mầm bệnh trong cơ thể do vi khuẩn, vi rút, nấm gây ra.

Bác sĩ khuyến cáo, nếu bạn nghi ngờ mình bị thiếu hụt globulin, đau tuỷ xương, bệnh lý nhiễm trùng bất thường kéo dài, suy giảm hệ miễn dịch nên xét nghiệm kháng thể IgG. Đây là phương pháp xét nghiệm hiện đại, tân tiến, đơn giản, cho kết quả nhanh chóng và chuẩn xác tuyệt đối. Người bị nhiễm giun mạch dễ dàng phát hiện ra thông qua xét nghiệm kháng thể. Nếu bạn chưa tìm được địa chỉ xét nghiệm IgG uy tín hãy liên hệ với Galant Clinic. 

xet nghiem mau de tim ra giun phoi chuot

Chúng tôi sở hữu đội ngũ Bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực điều trị và xét nghiệm bệnh liên quan đến ký sinh trùng. Phòng xét nghiệm hiện đại, được vô trùng tuyệt đối với đầy đủ trang thiết bị, máy móc tân tiến. Việc xét nghiệm sán lá phổi của Galant đảm bảo diễn ra nhanh chóng, đúng quy trình, kết quả chuẩn xác.

6. Phương pháp điều trị giun mạch

Tuỳ vào tình trạng bệnh do giun mạch/phổi chuột (Angiostrongylus cantonensis IgG) gây ra mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể cho từng người bệnh:

  • Nếu bị viêm màng não: Điều trị bằng thuốc giảm đau, chọc tháo CSF nhằm giảm áp lực đối với hệ thần kinh trung ương. Corticosteroid có công dụng giảm tần suất điều trị việc chọc dò tủy sống. 
  • Bác sĩ khẳng định, không có một phương pháp điều trị cụ thể đối với người nhiễm giun mạch. Nếu bạn sử dụng thuốc diệt giun trong trường hợp này chắc chắn không hiệu quả, thậm chí còn dẫn tới nguy cơ: giun sán di chuyển khắp nơi gây triệu chứng tồi tệ.
  • Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm giun nói trên hãy ghé phòng khám Galant Clinic. Tại đây, các Bác sĩ sẽ trực tiếp xét nghiệm IgG để xác định bệnh và đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất.

phuong phap dieu tri giun phoi chuot

7. Câu hỏi liên quan đến giun mạch

Xoay quanh vấn đề lây nhiễm giun mạch/phổi chuột có nhiều thắc mắc được người bệnh và người nhà bệnh nhân đặt ra như sau:

Giun mạch có lây từ người sang người không?

Bạn yên tâm là giun mạch không lây từ người sang người. Nó là loại ký sinh trùng trong phổi chuột, lây truyền giữa chuột với các động vật thân mềm như ốc sên, sên lãi. Con người chỉ là vật chủ tình cơ nên không truyền bệnh cho những người xung quanh.

Cách phòng chống nhiễm giun mạch?

Để phòng tránh bệnh giun phổi chuột bạn nhớ: Không ăn đồ sống, không sử dụng thực phẩm chưa được nấu chín kỹ. Rau củ quả phải rửa kỹ dưới vòi nước đang chảy. Các vật dụng chứa nước sinh hoạt, nước uống cần phải đậy nắp kín, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, loại bỏ sên, chuột ẩn nấp xung quanh nhà.

xet nghiem va dieu tri giun phoi chuot tai phong kham da khoa galant clinic

Nếu quý khách nghi ngờ mình bị nhiễm giun mạch nhưng chưa tìm được địa chỉ thăm khám và điều trị uy tín hãy liên hệ ngay với Galant Clinic. Galant Clinic luôn nên cao phương châm chăm sóc sức khỏe người bệnh là hàng đầu.

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Chương trình GALANT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%