Search
Close this search box.

3 con đường lây truyền của virus HIV

HIV là căn bệnh không chỉ có những tác động xấu tới sức khỏe người bệnh. Mà HIV còn có khả năng lây nhiễm virus cho những người xung quanh. Do đó đây được đánh giá là căn bệnh rất nguy hiểm và thường được biết đến với tên gọi là “căn bệnh thế kỷ”. Bài viết hôm nay, bạn đọc hãy cùng Galantclinic.com tìm hiểu về 3 con đường lây nhiễm HIV và cách phòng tránh căn bệnh này nhé. 

HIV là gì?

HIV là một loại virus làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể người. Đây là virus có tên gọi đầy đủ là Human immunodeficiency virus. Nếu như mắc phải căn bệnh HIV mà không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Thậm chí HIV còn có thể khiến bệnh nhân tử vong. 

  • Lây nhiễm HIV có thể qua các con đường chủ yếu sau: đường máu, đường từ mẹ sang con và đường tình dục. 

  • HIV được phân thành hai loại chính. Chủng loại đầu tiên đó là HIV – 1, có nguồn gốc từ tinh tinh. Đây là chủng loại có khả năng lây nhiễm cực kỳ cao. Chủng loại thứ hai đó là HIV – 2, có nguồn gốc từ một loại khỉ.

  • Khi virus HIV xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ tấn công vào các tế bào lympho T. Sự tấn công này khiến suy yếu dần hệ miễn dịch. Điều này khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và sức khỏe suy giảm. 

  • Nếu không điều trị kịp thời, HIV có thể biến chuyển đến giai đoạn cuối là AIDS. AIDS có thể khiến hệ miễn dịch bị tổn thương nghiêm trọng. Và vì thế khả năng ngăn chặn những yếu tố gây bệnh của hệ miễn dịch sẽ không còn hiệu quả. Cuối cùng nó  khiến bệnh nhân mắc HIV tử vong. Thời gian để HIV biến chuyển đến AIDS sẽ tùy thuộc vào khả năng miễn dịch của mỗi người bệnh. Theo các số liệu thống kê, khoảng thời gian trung bình thường là 5 năm. 

demakqow1vfx0wkosj8n0 o1kjloybojy7fqhl8jwfzzsfyzl4twuqi73hh5jmftfygbsyaguohrrzw27

HIV là một loại virus làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể người

HIV lây truyền qua đường nào?

HIV tồn tại trong máu và dịch tiết của con người. Thế nhưng, những yếu tố có khả năng lây nhiễm HIV chủ yếu là máu, tinh dịch, dịch âm đạo và sữa mẹ. Vì thế, HIV thường lây truyền qua 3 con đường chủ chốt dưới đây. 

Lây truyền HIV qua đường máu

HIV có mặt nhiều ở máu và các tế bào của máu như huyết tương, hồng cầu, tiểu cầu. Vậy nên virus HIV có thể lây nhiễm qua con đường máu. 

Lây nhiễm HIV do sử dụng các dụng cụ, vật dụng tiêm chích qua da

HIV có thể lây nhiễm từ người này sang người khác trong các trường hợp sau: 

  • Sử dụng bơm kim tiêm chung với người khác, đặc biệt là với các đối tượng nghiện ma túy. 

  • Sử dụng các dụng cụ xăm mình, xăm lông mi, xỏ khuyên, dao cạo râu, châm cứu, … xuyên chích qua da chung với người khác. 

  • Sử dụng các dụng cụ có đâm cắt qua da khi phẫu thuật, khám chữa bệnh, … không được vô trùng hoặc vô trùng không đúng cách. 

Sử dụng chung các dụng cụ xăm mình có nguy cơ lây nhiễm HIV

Lây truyền do tiếp xúc với máu của người bệnh

Tiếp xúc trực tiếp với máu của bệnh nhân mắc HIV cũng là một trong các nguyên nhân lây nhiễm HIV. Theo đó, những hành vi sau có thể khiến lây truyền HIV: 

  • Sử dụng chung bàn chải đánh răng với người dương tính với HIV. Bởi bàn chải đánh răng có thể dính máu của người bệnh. 

  • Các ở vết thương hở, vết xước ở da, niêm mạc tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm HIV. 

Lây nhiễm do truyền máu, ghép tạng

Việc ghép mô, ghép tạng, truyền máu, truyền các sản phẩm của máu, … từ người mắc HIV cũng có thể làm lây nhiễm HIV. Ngoài ra, HIV cũng có thể lây truyền khi sử dụng các dụng cụ ghép tạng, truyền máu, … không được vô trùng. 

Lây truyền HIV do tình dục

Việc quan hệ tình dục cũng là một trong các nguyên nhân làm lây nhiễm HIV. Điều này có thể xảy ra nếu máu, dịch âm đạo hay tinh dịch của người mắc HIV xâm nhập vào cơ thể của người không mắc HIV. Khi quan hệ tình dục, virus HIV tấn công vào cơ thể bạn tình thông qua các vùng niêm mạc như mắt, họng, dương vật, âm đạo, … Bởi các vùng viêm mạc này có lớp ngăn cách khá mỏng vì thế virus dễ dàng xâm nhập. 

Khi quan hệ tình dục với người nhiễm HIV thì dù dưới bất kỳ hình thức quan hệ nào thì người tiếp nhận đều có nguy cơ nhiễm HIV rất cao. Thế nhưng, mỗi hình thức quan hệ đều sẽ có một mức độ nguy cơ khác nhau. Trong đó, quan hệ tình dục qua đường hậu môn có tỷ lệ lây nhiễm HIV cao nhất. Tiếp theo là đến quan hệ tình dục qua đường âm đạo. Quan hệ tình dục qua đường miệng được xem là hình thức quan hệ có tỷ lệ lây truyền HIV thấp nhất. Với hình thức đường miệng, người có khả năng bị nhiễm HIV cao nhất là người nhận các chất dịch sinh dục. 

5te3w8gh5usvuunb8702ezxkwk5bodcqojpidajbznkbje60jbkmizqz1d4xlf yw2a3t5rqurszepnmpa kuoxblpbzffhfg 5w n3fkvhfzv7nrinrrdl3gq6jkotcgcwh1c4

Việc quan hệ tình dục cũng là một trong các nguyên nhân làm lây nhiễm HIV

Theo số liệu thống kê, đường tình dục có tỷ lệ lây truyền HIV cao nhất trong tất cả các con đường hiện nay. Tuy lây truyền HIV qua tiêm chích ma túy cũng chiếm tỷ lệ cao. Thế nhưng, trên thế giới chỉ có khoảng 12 triệu người tiêm chích ma túy. Thay vào đó tổng số người quan hệ tình dục lên tới con số hàng tỷ người. Vì thế số người nhiễm HIV qua con đường tình dục là cực kỳ lớn. 

Ở Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, … hiện nay, mô hình lây nhiễm HIV thường là sự kết hợp giữa quan hệ tình dục và tiêm chích ma túy. 

Lây truyền HIV từ mẹ sang con

Người mẹ nhiễm HIV có thể lây truyền HIV sang con trong thời kỳ mang thai, trong quá trình sinh hoặc khi cho con bú. Cụ thể những nguyên nhân khiến HIV có thể lây nhiễm từ mẹ sang con như sau: 

  • Trong thời kỳ mang thai: Máu của người mẹ nhiễm HIV do đó virus HIV có thể thông qua đường máu tiến vào nhau thai. 

  • Trong quá trình sinh con: Khi sinh con, em bé sẽ tiếp xúc với nước ối, âm đạo, của người mẹ. Virus HIV sẽ từ đó xâm nhập vào các vùng niêm mạc của em bé như mũi, mắt, hậu môn, … 

  • Trong quá trình cho con bú: Virus HIV có thể tồn tại trong sữa mẹ do đó nó có thể thông qua sữa mẹ lây nhiễm cho trẻ. 

jy4z8 q4uruhzwsy0aep0wayayvvuox83s96nxgfrm47vlzktvclc78dp9yrlfhcph4jg0zmjfyo1b 8nkusgcca9gsdi8oiufwpunnvxqmmkxozdrg0yp0bsqavr

Người mẹ nhiễm HIV có thể lây nhiễm HIV sang con

Lây nhiễm HIV ở giai đoạn nào?

Quá trình lây nhiễm và phát triển của virus HIV bao gồm 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn cửa sổ

Trong khoảng từ 30 – 60 ngày sau khi bị lây nhiễm HIV, có tới hơn 80% bệnh nhân có các triệu chứng như sốt, viêm họng, mệt mỏi, … Đây là thời điểm virus tấn công vào máu và nhân lên nhanh chóng. Lúc này, hệ miễn dịch phản ứng do đó nên gây ra viêm, sưng. Khoảng 90 ngày sau khi HIV xâm nhập vào cơ thể thì cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu. Thời điểm này xét nghiệm mới cho kết quả dương tính với HIV. 

n2aspf1ogg4ma2vlwj lnbrxdildzkhv8irrk4k3jwegj7sv

Dấu hiệu của bệnh HIV ở giai đoạn cửa sổ

Giai đoạn không triệu chứng

Ở giai đoạn này, cơ thể bệnh nhân không xuất hiện những triệu chứng bất thường. Lý do vì số lượng bạch cầu bị tiêu diệt khá ít. Virus vẫn đang tiếp tục phát triển và tấn công các cơ quan của cơ thể. Giai đoạn không triệu chứng có thể kéo dài từ 5 đến 10 năm. 

Ở gần cuối giai đoạn này, các hạch bắt đầu sưng lên để bảo vệ cơ thể. Đây cũng là giai đoạn có nguy cơ lây nhiễm HIV cho người xung quanh. 

Giai đoạn gần AIDS

Ở giai đoạn này, cơ thể suy yếu dần và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng viêm. Điển hình như là viêm miệng, viêm xoang, viêm họng, nấm móng, mẩn ngứa, … Sau đó một vài năm thì hệ miễn dịch của người bệnh bắt đầu suy kiệt. Dấu hiệu cho thấy điều đó là bệnh nhân bắt đầu giảm cân, tiêu chảy, sốt, nổi hạch, .. liên tục và dai dẳng. 

Giai đoạn AIDS

Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh HIV.  AIDS có các biểu hiện là nổi hạch, sụt cân nghiêm trọng, sốt liên tục trong hàng chục ngày, tiêu chảy kéo dài, … Bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao bởi những căn bệnh như viêm ruột, viêm phổi, … 

jtscfwjzn37jv5cpf3rgtmasmx zv s3zq9cpodcjaddcsqfefrkgn6c0nembeubkaznhkbo6duke3aat

AIDS có các biểu hiện là nổi hạch, sụt cân nghiêm trọng, sốt liên tục

HIV không lây qua đường nào?

Ăn uống chung với người dương tính với HIV thì có bị lây nhiễm HIV không?  Ôm, hôn, bắt tay với người nhiễm HIV có bị làm sao không?,  … Đây là các câu hỏi xoay quanh HIV được khá nhiều người đặt ra hiện nay. Vì thế, ngay dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn sẽ giúp giải đáp những câu hỏi trên nhé. 

Ăn uống với người mắc HIV có bị lây nhiễm không?

Việc ăn uống chung với người dương tính HIV không có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Trên thực tế, chưa từng ghi nhận trường hợp lây nhiễm HIV nào do ăn uống chung với người mắc HIV. 

Đối với trường hợp ăn uống chung cùng với bệnh nhân có các vết thương hở, chảy máu ở miệng thì có thể thăm khám tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, trường hợp này có nguy cơ lây nhiễm cực kỳ thấp. 

Việc ăn uống chung với người dương tính HIV không có nguy cơ bị nhiễm bệnh

Có thể nói rằng, virus HIV hầu như khó có thể tồn tại được bên ngoài cơ thể. Do đó nếu có tiếp xúc với máu khô của người mắc HIV thì khả năng bị lây nhiễm là rất thấp. HIV có thể có mặt tại nước bọt, nước tiểu và nước mắt của người bệnh. Tuy nhiên, lượng virus thường rất ít và không đủ khả năng để lây nhiễm. 

Tiếp xúc với nước bọt của người mắc HIV có bị lây nhiễm không?

Máu, các tế bào của máu, tinh dịch, dịch âm đạo và sữa mẹ là những dịch tiết có khả năng lây truyền HIV. Những dịch tiết khác được xem là không có nguy cơ lây nhiễm HIV nếu như không bị trộn lẫn với những dịch tiết trên. Vì thế nên, nguy cơ nước bọt lây truyền HIV là cực kỳ thấp. Thế nhưng, nếu như nước bọt kết hợp với máu thì nguy cơ bị nhiễm HIV gia tăng đáng kể. 

Quan hệ qua đường miệng (oral sex) là hành vi đã được khẳng định là có nguy cơ lây nhiễm cực cao. Riêng về việc hôn sâu, dịch tiết chủ yếu là nước bọt. Nước bọt có thể kết hợp với máu do những tổn thương, vết xước trong miệng gây ra. Vì thế, đây là lý do vì sao hôn sâu cũng được đánh giá là một trong các con đường lây truyền HIV. Tuy nhiên, nguy cơ lây truyền HIV qua việc hôn sâu là rất thấp. 

9o5o517qnds8bep4gxfe3j ukdnym0wdyjbxkabb1gbpetagnmunnssapbvqfpajvbvppkzwrl1x1ijngwd s7end4yi guhatf1uepui f4ijfmi

Nguy cơ nước bọt lây truyền HIV là cực kỳ thấp

Những tiếp xúc đường nước bọt khác như hôn má, hôn môi, dùng chung bát đũa, cốc nước, … được xem là không có nguy cơ lây HIV. Theo thống kê, chưa từng ghi nhận ca lây nhiễm HIV nào do tiếp xúc đường nước bọt theo kiểu này. 

Thế nhưng, nếu sống chung với người mắc HIV thì những tiếp xúc này cũng cần đặc biệt lưu ý. Bởi nếu tiếp xúc liên tục và lâu dài cũng có thể làm tăng khả năng bị lây nhiễm. Đặc biệt là trong các thời điểm người mắc HIV có những triệu chứng như nấm miệng, lao phổi, … 

Khi sử dụng chung bàn chải đánh răng với bệnh nhân HIV cũng có nguy cơ nhiễm bệnh. Bởi vì tình trạng chảy máu khi đánh răng là vấn đề rất hay xảy ra. 

HIV có lây qua đường không khí không?

Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh, HIV không lây qua đường không khí. Do đó những tiếp xúc như là ở chung phòng, nhà, làm việc chung, … không có nguy cơ bị lây nhiễm HIV. HIV cũng không lây nhiễm qua những hành động như bắt tay, khoác tay, ho, sổ mũi, … Việc sử dụng chung nhà tắm, nhà vệ sinh, bồn tắm, bể bơi, thìa, đũa, bát, dụng cụ lao động, … Hoặc khi bị côn trùng cắn như muỗi đốt, chó cắn, … cũng không lây truyền HIV. 

Theo nhiều số liệu cho thấy, chưa ghi nhận trường hợp nào lây HIV do những yếu tố kể trên. Ngoài ra, cũng chưa từng ghi nhận bệnh nhân khai báo nhiễm HIV do sử dụng chung tăm trong bữa ăn. Hay như lây HIV do dẫm phải bơm kim tiêm. Theo lý thuyết thì đây là những tổn thương có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, trên thực tế thì tỷ lệ này cực thấp và thậm chí chưa từng ghi nhận có ca bệnh nào xảy ra vì các lý do này.

dl mltuxennsccxvw8zgbtffmtjjr5afdnbclwkjlhrqliet06mmfchxiis6fwo3tzetmfjbi ivyebfhn5kf0wllp20qg7prwbnsnxisrqioaiitpn 6a8ltakn cz6s8s5h4k

Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh, HIV không lây qua đường không khí

Cách phòng tránh lây nhiễm HIV

HIV là một căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng và sức khỏe con người. Hiện nay số lượng người nhiễm HIV rất cao.  Mọi đối tượng, độ tuổi, giới tính và nghề nghiệp đều có nguy cơ bị lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị chữa khỏi HIV hoàn toàn. Do đó chúng ta nên tuân thủ những biện pháp phòng tránh lây truyền HIV dưới đây để bảo vệ bản thân nhé. 

Phòng tránh lây HIV qua đường tình dục

Để giảm nguy cơ bị nhiễm HIV đường tình dục, chúng ta cần nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Khi chưa biết rõ bạn tình có mắc HIV hay không mắc HIV chưa thì không nên quan hệ tình dục. Đây là biện pháp hiệu quả nhất để giảm nguy cơ mắc HIV và các căn bệnh tình dục khác. 

  • Chung thủy một vợ, một chồng hoặc một bạn tình là cách phòng tránh HIV và các căn bệnh tình dục khác hữu hiệu nhất.

  • Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, bất kể quan hệ theo hình thức âm đạo, miệng hay hậu môn.

  • Việc phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục cũng là một cách giúp hạn chế bị lây nhiễm HIV. Bởi những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục thường sẽ nơi virus HIV dễ dàng xâm nhập nhất. 

n9a3cmgugnrkdkontlrx63dxspbyvv3tdkllcse5mpzg49fl9kw5tp7nngmyjxpu9r x6rsjwbdsxmy 44sqvksccndrwzfnuxn6vx6xdkidwr2uo2zwgior0u5qyb k6br1biw

Chung thủy một vợ, một chồng hoặc một bạn tình là cách phòng tránh HIV hữu hiệu nhất

Phòng tránh lây HIV qua máu

Những cách phòng tránh lây HIV qua đường máu cụ thể như sau: 

  • Khi tiêm chích thì tuyệt đối không sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác. Bơm kim tiêm chỉ nên dùng duy nhất 1 lần, đặc biệt, không tiêm chích ma túy. 

  • Không sử dụng chung với người khác với những dụng cụ mang tính có thể xuyên chích qua da và niêm mạc. Ví dụ như là kim châm cứu, lưỡi dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kim xăm, … 

  •  Không nên dùng chung dụng cụ ngoáy tai, dao cạo râu, … khi đi cắt tóc. Bởi những đồ dùng này có nguy cơ lây nhiễm HIV vì nó có thể gây chảy máu, tổn thương da, … 

Phòng tránh lây HIV qua đường mẹ con

HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con, do đó để phòng tránh điều này, các cặp vợ chồng hoặc bạn tình cần lưu ý các điều sau:

  • Những đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ không nên quan hệ tình dục với nhiều người, hông nên quan hệ trước hôn nhân. Nếu quan hệ tình dục thì nên sử dụng bao cao su đúng cách, đúng thời điểm. 

  • Những đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để tìm hiểu về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục. 

  • Phụ nữ mắc HIV thì cần nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được tư vấn và thăm khám về vấn đề sức khỏe, tình dục và con cái. 

nndsxuuyvrmw97z0cz2bhtzyj5sn zsmawirekaegvyk4a8mlig9yudo6wqnxa09mcnaa9px7avwvam6tgaerr7syj h wri3a3touuy3jqi8dqcz

Phụ nữ mắc HIV thì cần nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được tư vấn và thăm khám

Qua bài viết trên, bạn đọc đã cùng Galantclinic.com tìm hiểu về HIV, 3 con đường lây nhiễm HIV chủ yếu và cách cách phòng tránh HIV. Nếu nghi ngờ bản thân mắc HIV, hãy đến ngay phòng khám Đa khoa Galant để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Nhằm có thể xác định chính xác tình trạng của bản thân và có các phương pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, hãy luôn tuân thủ các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng nhé. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%