Search
Close this search box.

Một số tác hại của giun sán ảnh hưởng đến sức khoẻ con người

Giun sán thường hay ký sinh ở cơ thể của vật chủ và đặc biệt là đều có thể gây hại cho vật chủ. Các bệnh do giun sán gây ra có tác hại đối với sức khỏe con người, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng nếu không phát hiện kịp thời. Ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến đời sống con người bởi các những triệu chứng không mấy nguy hiểm bởi sự diễn ra thầm lặng của chúng nên phần lớn ít được quan tâm. Bệnh giun sán theo như tên gọi của tổ chức WHO ( Tổ chức Y tế Thế giới) là những căn bệnh bị quên lãng.

1. Những điều cần biết về giun sán

Giun sán có nhiều chủng loại khác nhau, đặc điểm chung của chúng là thường ký sinh ở người và gây bệnh. Bên cạnh đó có những loại giun sán nguy hiểm và có thể gây tử vong ở người như: giun đũa, giun xoắn… Còn có những loại gây biến chứng nặng như thiếu máu, giảm khả năng lao động, thậm chí là có thể tàn phế như: giun móc, giun chỉ… Có loại gây những tác hại thầm lặng và bị che lấp dưới nhiều bệnh cấp tính khác không nguy hiểm mấy nên người bị bệnh không hay chữa trị và phòng bệnh. Và do đó ta cần biết rằng giun sán có thể gây ra nhiều tác hại cho cơ thể người, vật chủ mà chúng ký sinh.

Những điều cần biết về giun sán

2. Một số tác hại của giun sán

2.1. Chiếm đoạt chất dinh dưỡng

Giun sán ký sinh ở vật chủ và hấp thụ một phần thức ăn được đưa vào cơ thể của vật chủ, do đó nếu người bị nhiễm giun sán với số lượng nhiều thì phần dinh dưỡng trong cơ thể cũng sẽ bị mất càng cao. Ví dụ nếu ở người bị nhiễm sán dây bò, chúng có thể phát triển dài khoảng từ 7cm – 10cm chỉ trong 1 ngày đêm, vì thế nhu cầu dinh dưỡng của chúng là rất cao. Ngoài ra có một số loại giun như giun tóc, giun móc.. chúng có khả năng hút máu người và gây ra tình trạng thiếu máu ở người. Có một số loại giun sán khác có thể chiếm dụng các chất cần thiết của cơ thể người như: giun mỏ, giun móc còn chiếm đoạt huyết thanh, protein, sắt huyết thanh, acid folic; đặc biệt là sán dây cá còn chiếm đoạt cả vitamin B12.

2.2. Gây độc cho cơ thể

Giun sán có khả năng tiết ra những loại chất độc, đồng thời thải ra các sản phẩm chuyển hóa gây hại cho cơ thể của vật chủ cùng các biểu hiện của bệnh như: buồn nôn, kém ăn và mất ngủ… Loại giun đũa có tên khoa học Ascaron là loại giun có chất độc ở xoang thân và đặc biệt có thể làm chết loài thỏ được thí nghiệm. Hơn nữa, còn có trường hợp điều trị giun đũa và chúng bị chết hàng loạt, khi chết chúng phóng ra một loại chất độc và làm người bệnh bị nhiễm độc.

Một số tác hại của giun sán

2.3. Gây ra tác hại cơ học

Một số loại giun thường gây ra tác hại cơ học như:

Loại giun tóc, giun móc hay bám vào niêm mạc của ruột và gây ra bệnh viêm loét đường ruột. Loại giun đũa này có thể gây ra tắc mật, viêm tắc ruột và tắc ống tụy.

Nang ấu trùng của sán dây lợn ký sinh ở não và gây ra động kinh, đột tử và nghiêm hơn nếu ký sinh ở mắt có thể làm mù mắt. Ngoài ra, loài giun chỉ bạch huyết gây phù voi, do sự viêm tắc mạch bạch huyết.

Loại sán lá phổi còn làm vỡ thành mạch máu ở phổi và gây ho ra máu…

2.4. Gây dị ứng cho vật chủ ký sinh

Một số loại giun gây ra dị ứng ở người khi chúng di trú trong cơ thể như: ấu trùng giun đũa, giun tóc. Đặc biệt là loại ấu trùng giun xoắn có thể gây ra dị ứng nặng, phù nề, sốt cao và bạch cầu ái toan tăng cao.

2.5. Giun sán mở đường cho vi khuẩn xâm nhập

Có những loại giun tóc, giun đũa, sán dây làm cho độ toan của dịch vị ở dạ dày suy giảm, giúp cho vi khuẩn dễ dàng có điều kiện phát triển khi xâm nhập qua đường tiêu hóa ở vật chủ.

Một số loại giun có thể gây viêm da khi chúng chui qua da như: Giun móc, giun lươn, giun mỏ…

Một số tác hại của giun sán

3.  Một số lời khuyên đến mọi người về giun sán

Giun sán gây ra rất nhiều tác hại cho cơ thể của vật chủ khi chúng ký sinh, và không thể liệt kê hết một cách đầy đủ. Có những tác hại sẽ xảy ra một cách lặng lẽ và không có những biểu hiện bệnh lý lâm sàng gì nghiêm trọng, tuy nhiên về mặt sinh hóa sẽ có những biến đổi không bình thường bên trong cơ thể.

Chính vì vậy, công tác phòng chống các loại giun sán có trong cộng đồng thời gian qua của người dân chưa được các cấp chính quyền cũng như ngành y tế và cả xã hội quan tâm đến nhiều trong việc chủ động tổ chức và xây dựng kế hoạch hay triển khai các biện pháp can thiệp cũng như đầu tư các nguồn lực để thực hiện một cách phòng tránh hoàn hảo nhất.

Một số lời khuyên đến mọi người về giun sán

 Mặc dù dự án phòng chống giun sán chưa là dự án quốc gia trong Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm hay HIV/AIDS. Nhưng cũng không nên để bệnh giun sán bị quên lãng theo khuyến cáo của tổ chức WHO, vì chúng có khả năng gây ra những tác hại cho sức khỏe, thậm chí là tánh mạng của con người không chỉ tức thời mà còn gây ra ảnh hưởng lâu dài cho cả động đồng con người.

 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%