Search
Close this search box.

Bệnh giang mai ở hậu môn có nguyên nhân và triệu chứng gì?

Bệnh giang mai ở hậu môn có nguy hiểm không?

Bệnh giang mai lây truyền chủ yếu qua hoạt động tình dục ko an toàn với người mang bệnh. Trong trường hợp người mắc bệnh giang mai không biết mình đang mang bệnh và vô tình lây truyền sang cho người khác một cách dễ dàng.

Theo như số liệu được thống kê tính đến năm 2018, số người mắc bệnh giang mai đã gấp đôi so với số liệu thống kê năm 2010.

Tỷ lệ người mắc giang mai có xu hướng tăng mạnh, chủ yếu ở nhóm đồng tính nam với biểu hiện đặc trưng là xuất hiện ở hậu môn.

Bệnh giang mai ở hậu môn nếu không điều trị từ sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như giảm trí tuệ, rối loạn thần kinh, quan hệ tình dục trở nên khó khăn, thậm chí là gây tử vong.

Bệnh giang mai ở hậu môn có dấu hiệu gì ?

Triệu chứng bệnh giang mai khá dễ để nhận biết. Theo bác sĩ phòng khám chuyên khoa thì bệnh giang mai ở hậu môn sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như sau:

Xuất hiện vết loét không đau

Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai ở hậu môn là xuất hiện vết loét không đau ở vùng hậu môn mà người bệnh có thể biết được.

Các vết loét ở vùng hậu môn nông, có hình tròn or hình bầu dục, kích thước khoảng 1-3cm, có màu đỏ của thịt, không gây ngứa hay đau, có bờ viền rõ ràng, phần đáy giữa không có mủ. Nếu bị bội nhiễm thì vết loét có thể gây ngứa rát. 

42

Các vết loét này kéo dài 3-6 tuần và sau đó có thể sẽ biến mất khiến bệnh nhân chủ quan là bệnh đã khỏi mà không khám và điều trị, từ đó dễ lây truyền sang người khác.

Nổi hạch vùng bẹn

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị sưng, nổi hạch ở hai bên vùng bẹn, gây đau, đi lại khó khăn.

Đau vùng bụng dưới: xoắn khuẩn giang mai dễ thâm nhập vào và gây tổn hại đến dạ dày hay đau vùng bụng dưới, khó thở, khó chịu, nôn mửa.

Những triệu chứng toàn thân khác

Giang mai ở giai đoạn nặng, có thể xuất hiện những triệu chứng sau đây: có thể sốt, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, đau vùng hậu môn, thị lực có phần suy giảm,…

Triệu chứng rối loạn tim mạch

Khi xoắn khuẩn giang mai đã tấn công vào trong máu, hệ tim mạch dẫn đến đau tim, xoắn khuẩn tấn công vào hệ thần kinh gây suy giảm trí nhớ cũng như thị lực và thậm chí là viêm màng não đe dọa đến cả tính mạng bệnh nhân.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở hậu môn

Bệnh giang mai do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Xoắn khuẩn này thâm nhập vào trong cơ thể qua nhiều con đường khác nhau, đặc biệt là lây truyền qua đường tình dục không an toàn.

14

Quan hệ tình dục không an toàn

Có đến khoảng 90% nguyên nhân gây bệnh giang mai do quan hệ không an toàn với người mắc bệnh. Những người có quan hệ tình dục với rất nhiều người, quan hệ tình dục đường hậu môn, nhất là quan hệ đồng tính nam dễ bị bệnh giang mai hậu môn nhất.

Tất cả các vị trí quan hệ tình dục đều có thể bị lây nhiễm giang mai kể cả khi dùng bao cao su thì xoắn khuẩn giang mai vẫn có thể lây truyền qua phần niêm mạc da mỏng. Thậm chí bị giang mai ở cơ quan sinh dục cũng có thể lây lan xuống vùng hậu môn.

Sử dụng chung vật dụng cá nhân

Những người có thói quen sử dụng đồ với người khác như khăn tắm, quần áo, dùng chung nhà vệ sinh, bồn tắm, bể bơi,… thì xoắn khuẩn có thể thâm nhập qua lớp niêm mạc hậu môn bị xây xước và vào cơ thể.

Lây từ mẹ sang con

Nữ giới nên đi thăm khám bác sĩ trước khi mang thai, nếu mang thai mà bị bệnh giang mai không điều trị khỏi, khi đứa trẻ sinh thường dễ tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai và mắc bệnh giang mai.

Bệnh giang mai ở hậu môn chữa trị thế nào?

Phương pháp dùng thuốc

Hỗ trợ việc chữa trị bệnh ở giai đoạn 1, là khi bệnh còn nhẹ. Thuốc kháng sinh dạng uống, thuốc tiêm, thuốc bôi có tác dụng ức chế tạm thời sự phát triển của xoắn khuẩn theo 3 bước sau đây:

Bước 1: Sử dụng thuốc để ngăn sự phát triển của bệnh với liều lượng hợp lý nhằm tiêu diệt xoắn khuẩn cũng như ngăn ngừa xoắn khuẩn tiếp tục phát triển và lây lan.

Bước 2: Để loại bỏ độc tố của mầm bệnh gây ra, dùng thuốc diệt khuẩn đặc trị, phục hồi các chức năng sinh lý khác.

Bước 3: Hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân, tăng cường hệ miễn dịch, tái tạo tổ chức tế bào bị tổn thương và thúc đẩy quá trình hỗ trợ điều trị bệnh.

Một số phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng để điều trị bệnh như chiếu đèn hồng quang, chiếu sóng ngắn hay sóng viba để tiêu diệt xoắn khuẩn một cách hiệu quả với nhiều điểm mạnh như:

Tăng cường hệ miễn dịch, tái tạo lại tế bào mới

Can thiệp chính xác vào mầm  bệnh, khống chế sự phát triển của bệnh

Chữa trị an toàn, nhanh chóng hồi phục

Ko gây ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh

Người bệnh cần lưu ý, nên đi khám chữa từ sớm và lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa để được khám bệnh chính xác và điều trị bằng các phương pháp hiện đại, có hiệu quả.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%