Search
Close this search box.

Các cách phòng bệnh giang mai

Xem nhanh nội dung

1. Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai

Giang mai là 1 bệnh lây truyền qua đường tình dục vs các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Treponema pallidum. Đây là 1 loại bệnh rất phổ biến với tỷ lệ mắc cao. Theo thống kê năm 2016, đã có hơn 88.000 trường hợp bệnh giang mai đc phát hiện tại Hoa Kỳ.

Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh giang mai cũng đang có xu hướng gia tăng cao. Tại TP.HCM, bệnh viện Da Liễu đã ghi nhận đc 11.028 ca bệnh giang mai ở người lớn từ các năm từ 2010 đến 2016. Theo viện Pasteur TP.HCM, tỷ lệ bệnh giang mai chiếm khoảng từ 2% đến 3% trong tổng 200.000 ca nhiễm vi khuẩn đường tình dục ở Việt Nam.

Vi khuẩn Treponema Pallidum gây ra bệnh giang mai có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường, và các con đường này sẽ là các nguyên nhân dẫn đến bệnh.

Con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh giang mai ở nam giới và phụ nữ là qua sự tiếp xúc giữa người bệnh và người lành thông qua quan hệ tình dục ko an toàn. Bên cạnh đó, Treponema Pallidum cũng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết cắt nhỏ, vết loét, vết trầy xước, màng nhầy…

Một người từng bị bệnh giang mai có thể đc điều trị khỏi hoàn toàn, ko tái phát bệnh. Tuy nhiên, bệnh giang mai vẫn có thể xảy ra nếu vẫn tiếp xúc với người bị giang mai thì nguy cơ lây nhiễm giang mai ở nữ và nam giới đều sẽ rất cao.

11

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh :

  • Quan hệ tình dục ko an toàn, quan hệ với nhiều bạn tình khác nhau.
  • Quan hệ tình dục với người đồng giới.
  • Người bị nhiễm virus HIV/AIDS.

Ngoài ra, bệnh giang mai cũng có thể lây qua đường hôn trực tiếp or bệnh giang mai lây truyền từ mẹ sang con. 

2. Bệnh giang mai có thật sự nguy hiểm không?

Với tỷ lệ mắc cao ở Việt Nam, bệnh giang mai đang đe dọa đến rất nhiều người trong xã hội hiện nay. Tuy có thể được điều trị khỏi, nhưng nếu ko phòng tránh, sự tấn công của vi khuẩn giang mai sẽ có thể gây ra nhiều hệ quả cho cơ thể người bệnh qua từng giai đoạn.

  • Giai đoạn sơ cấp

Vùng sinh dục sẽ bắt đầu xuất hiện các vết lở loét. Đôi khi, các vết loét này cũng sẽ hình thành trong miệng của người bệnh. Thời gian từ 10 ngày đến 3 tháng sau khi bị xâm nhiễm. Những vết loét này thường tròn, nhỏ và cứng, ko gây đau. Sau 1 thời gian nhất định, các vết loét sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, vi khuẩn vẫn sẽ tồn tại trong cơ thể người bệnh nếu ko được điều trị .

  • Giai đoạn thứ cấp

Bệnh nhân có thể bị phát ban vs ban đốm sần sùi, màu đỏ or nâu đỏ. Những ban đỏ này xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, ko ngứa. Ngoài ra, 1 số bộ phận khác của cơ thể cũng có thể xuất hiện các phát ban đỏ đi kèm với những triệu chứng khác như sốt, rụng tóc, sưng hạch.

  • Giai đoạn tiềm ẩn

Đây là giai đoạn rất khó phát hiện vì bệnh nhân sẽ ko còn biểu hiện ra bất kì các triệu chứng nào. Tuy nhiên, nhiễm trùng vẫn từng bước phát triển âm thầm trong cơ thể. Giai đoạn tiềm ẩn của giang mai thường kéo dài rất lâu, thậm chí lên đến 30 năm, trước khi chuyển sang giai đoạn cuối .Giai đoạn này sẽ rất dễ lây giang mai cho người khác.

  • Giai đoạn muộn

Khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn sau  này, vi khuẩn giang mai đã đủ khả năng tấn công đến các bộ phận quan trọng của cơ thể, bao gồm các cơ quan quan trọng như não, tim, xương, gan, mắt…dây thần kinh và mạch máu. Các tổn thương đến não bộ, mù mắt… sẽ xảy ra. Đây cũng chính là lúc bệnh đã rất khó để kiểm soát được.

Có thể thấy, với sự phát triển thầm lặng và kéo dài, sự chủ quan của người bệnh chính là công cụ rất hữu ích để vi khuẩn lợi dụng, phát triển và gây ra các mối họa nghiêm trọng. Do đó, cũng như rất nhiều bệnh lý khác, việc phòng bệnh là cần thiết.

3. Tổng hợp các cách phòng bệnh giang mai

Cách phòng giang mai tốt nhất chính là ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn giang mai trong  quan hệ tình dục. Một số phương pháp sau sẽ giúp bạn giảm nguy cơ lây giang mai khi  quan hệ:

  • Luôn sử dụng bao cao su vs chất bôi trơn.
  • Khi quan hệ tình dục bằng miệng, nên sử dụng các loại nha khoa chuyên dụng.
  • Nên giới hạn số lượng bạn tình or chỉ nên quan hệ với người yêu/vợ chồng.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe

 70

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%