Search
Close this search box.

Xoắn khuẩn giang mai là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng xoắn khuẩn giang mai.

Xoắn khuẩn giang mai là gì?

Xoắn khuẩn giang mai là 1 loại vi khuẩn có tên khoa học là Treponema pallidum, chúng sống chủ yếu là ký sinh  trên cơ thể người và động vật, khi ra bên ngoài môi trường xoắn khuẩn rất yếu thường chỉ sống  trong vài giờ, nếu chúng ở trong môi trường ẩm ướt, chúng sống được tối đa khoảng 2 ngày.

Họ khuẩn Treponema bao gồm nhiều loài và có thể chia làm 2 loại:

Loại không gây bệnh: là loài chiếm số đông và sống rải rác trong cơ thể vật chủ , trên các cơ quan của cơ thể như đường sinh dục và hốc miệng gồm có T.genitale, T.macrodentium. 

Loài gây bệnh gồm có T.pallidum gây bệnh giang mai ở da thường gặp ở người. Và loài T.carateum gây ra bệnh pinta.

Xoắn khuẩn giang mai có đặc tính sinh học nào ?

 Vi khuẩn giang mai có hình dạng là xoắn đều từ 8 đến 14 vòng mỗi vòng cách nhau khoảng 1 µm, dài từ 8 đến 20 µm, chiều rộng là từ 0,1 đến 0,2 µm. Vi khuẩn Xoắn khuẩn giang mai không có lớp vỏ bên ngoài, không có nha bào, ở 2 đầu xoắn đều có lông nhưng chúng di chuyển bằng sự uốn khúc các vòng lượn xoay quanh trục .

 Để có thể nhận biết vi khuẩn giang mai người ta sử dụng thuốc nhuộm Giemsa, nhưng bắt màu tốt nhất là phương pháp nhuộm xoắn khuẩn giang mai bằng thấm bạc, chính vì vậy đây là phương pháp thông dụng giúp tìm ra xoắn khuẩn giang mai trên mẫu bệnh phẩm trên cơ thể người. 

Xoắn khuẩn giang mai có sức đề kháng khá kém khi ra khỏi cơ thể người, đồng vật và dễ chết khi tiếp xúc với các chất sát khuẩn thông thường như iod, thủy ngân, xà phòng, và có thể chết ở nền nhiệt 42 độ C. Chúng có thể sống nhiều năm trong môi trường âm 70 độ C, nhưng nhạy cảm với các thuốc kháng sinh như penicillin, tetracyclin.

Khả năng gây bệnh của xoắn khuẩn giang mai từ đâu ?

 Đường lây truyền chủ yếu và dễ dàng nhất của xoắn khuẩn giang mai chính là sự tiếp xúc sinh dục (quan hệ tình dục) giữa người bình thường và người mắc bệnh giang mai. Lúc này, vi khuẩn sẽ thông qua hoạt động quan hệ tình dục thâm nhập vào bên trong cơ thể người bình thường thông qua âm đạo, hậu môn, dương vật, hay miệng.

Ngoài ra xoắn khuẩn giang mai cũng sẽ dễ dàng lây truyền qua các vết thương hở trên cơ thể , hay người bình thường không may dính phải dịch có vi khuẩn giang mai ở niêm mạc mắt cũng có thể mắc bệnh giang mai. 

Người mẹ đang mang thai mắc giang mai cũng dễ lây truyền sang thai nhi qua nhau thai gây ra hiện tượng giang mai bẩm sinh, mặt khác trẻ khi sinh ra đi qua âm đạo của người mẹ có thể bị nhiễm trùng do các xoắn khuẩn đang có ở  đây. 

Người mắc bệnh giang mai sẽ được chia làm hai trường hợp: giang mai bị lây nhiễm và giang mai bẩm sinh, mỗi một trường hợp có những biểu hiện khác nhau. 

Đặc điểm bệnh lý của bệnh giang mai khi mắc phải

Sau khi đã xâm nhập được vào cơ thể qua nhiễm trùng tự nhiên ở người thì thời gian ủ bệnh trung bình của giang mai là khoảng 21 ngày và tiến triển qua 3 thời kỳ. 

Giang mai giai đoạn 1: thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 2 đến 6 tuần và biểu hiện của bệnh giang mai lúc này thường khó để nhận biết ở nữ giới khi các săng giang mai sẽ xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung phụ nữ và không gây đau đớn, hoặc có thể nhìn thấy ở âm hộ. Đối với nam giới sẽ xuất hiện các vết săng giang mai ở trên thân của dương vật hoặc bìu. 

Các săng giang mai thường sẽ nông có hình tròn hoặc bầu dục kích thước từ khoảng 0.3 đến 3 cm, bờ nhẵn có màu đỏ không gây ngứa, không đau không có mủ kèm theo, có nổi hạch ở bẹn hoặc vùng cổ nơi có những săng giang mai xuất hiện.

Đây là khoảng thời gian dễ dàng lây nhiễm do các xoắn khuẩn giang mai tồn tại ở vết loét trên cơ thể. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị trong thời gian này thì khả năng khỏi bệnh sẽ là rất cao. 

Giang mai giai đoạn 2 sẽ xảy ra từ 4 đến 10 tuần sau khi giai đoạn 1 xuất hiện, và có nhiều biểu hiện khác như là. Lúc này người bệnh đã thấy sự xuất hiện các nốt phát ban trên gia xuất phát từ phần thân không ngứa, không đau, các phát ban này có thể xuất hiện nhiều trong  lòng bàn tay và lòng  bàn chân.

Các phát ban thường có màu hồng đỏ hoặc hồng tím khi ấn vào thì sẽ biến mất, không nổi cao và bong vảy trên da, sau một khoảng thời gian dù không được điều trị gì cũng sẽ tự biến mất.

Trong một vài trường hợp khác, bệnh có thể xuất hiện các mảng sẩn, nổi phỏng và vết lở loét trên da, niêm mạc, có nhiều kích thước khác nhau, khi bị cọ sát nhiều có thể phình ra, chảy nước và trong nước có chứa rất nhiều xoắn khuẩn nên dễ lây nhiễm khi tiếp xúc với bệnh nhân này.

Ngoài ra người bệnh còn gặp một số triệu chứng khác như:  sốt, đau họng, sụt cân, mệt mỏi, đau đầu và nổi hạch. Một vài trường hợp sẽ bị viêm gan, thận, viêm khớp, viêm màng xương… các triệu chứng này thường sẽ tự biến mất sau 3 đến 6 tuần. 

Lúc này bệnh bắt đầu chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn khiến cho người bệnh tưởng rằng mình đã khỏi bệnh, nhưng thực chất các xoắn khuẩn đã bắt đầu xâm nhập sâu vào bên trong và gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

 

Giang mai giai đoạn tiềm ẩn: Khi chuyển sang giai đoạn này, người bệnh hầu như sẽ không có bất kỳ dấu hiệu cụ thể nào cả mà chỉ có thể xác định khi  bị mắc bệnh giang mai thông qua các phản ứng huyết thanh khi làm các xét nghiệm giang mai. Giang mai tiềm ẩn sẽ sớm có thể tái phát lại các triệu chứng của giai đoạn trước đó, nhưng khi đã chuyển sang giang mai tiềm ẩn muộn thì gần như sẽ không có biểu hiện gì cả và không lây lan như giang mai tiềm ẩn sớm. 

Nếu như bệnh nhân không được điều trị sớm thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 3 với những biến chứng nguy hiểm. 

Giang mai giai đoạn 3: Sẽ xuất hiện sau khoảng từ 3 đến15 năm kể từ khi các triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 1 khởi phát. Trong giai đoạn này, bệnh giang mai sẽ được chia thành ba hình thức khác nhau: giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai. Đa phần những người mắc bệnh giang mai giai đoạn cuối sẽ không lây bệnh sang cho người khác

Củ giang mai sẽ xuất hiện sau khoảng từ  1 đến 15 năm sau khi nhiễm bệnh, chúng có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng với nhau, màu đỏ như mận hơi ngả tính,  có kích thước bằng hạt bắp, có ranh rới rõ ràng, củ giang mai sẽ gây hoại tử hoặc tạo loét trên cơ thể, nhưng rất lâu lành mặc dù rất ít lất nhiễm, khi lành rồi sẽ để lại sẹo. Khi củ và gôm giang mai xuất hiện tại các cơ quan quan trọng trên cơ thể và không được điều trị có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh.

Giang mai thần kinh có thể xảy ra sớm hơn và có không triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng như bị viêm màng não. Khi xảy ra muộn, ngoài việc bị tổn thương là viêm màng não, mạch máu não, còn gây tổn thương các  thoái hóa não. Giang mai thần kinh thường xảy ra từ 4 đến 25 năm sau khi đã nhiễm bệnh. Bệnh có thể gây suy nhược, trầm cảm và rối loạn ý thức của bệnh nhân.

Sau khoảng từ 10 đén 30 năm nhiễm bệnh giang mai, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng rõ hơn như phình động mạch đó là biểu hiện của giang mai tim mạch. Đa phần khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 3 thường sẽ khó điều trị, do các tổn thương đã ẩn sâu vào bên trong cơ thể, việc điều trị lúc này chỉ giúp cho bệnh nhân kìm hãm sự phát triển bệnh giang mai, và giảm thiểu các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra. 

 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%