Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Tầm soát bệnh ghẻ – Xét nghiệm và tư vấn điều trị

Bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei cái tấn công trên da. Ghẻ gây ra mụn nước, sưng đỏ và ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng tới tâm lý và sinh hoạt của n…

Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 300.000 đ.

Đủ thuốc chuẩn, tư vấn tốt.

Quý khách hàng vui lòng để lại số điện thoại để nhận cuộc gọi tư vấn miễn phí.

Ghẻ là bệnh lý có thể lây nhiễm nhanh trong cộng đồng. Bệnh ghẻ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Nguyên nhân chủ yếu của ghẻ chính là sự tấn công của ký sinh trùng Sarcoptes scabiei “tấn công” trên da. Vậy làm thế nào để điều trị ghẻ hiệu quả?

Thông tin cơ bản về bệnh ghẻ

Ghẻ là một loại bệnh lý trên da, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thế nhưng tác động xấu tới tinh thần. Bệnh ghẻ do Sarcoptes scabiei xâm nhập vào da gây nên. 

Loại ký sinh trùng này được chia thành ghẻ cái và ghẻ đực. Trong đó, ghẻ cái là tác nhân gây bệnh bởi chúng sẽ tiến hành “đào hầm” trên da và đẻ trứng. Ghẻ đực sẽ chết ngay sau khi giao hợp.

Đối với bệnh lý trên da này, người ta có thể chia thành 3 loại chính như sau:

  • Ghẻ thông thường: Loại ghẻ này dễ gặp nhất với tình trạng gây ngứa trên da. Vị trí bị ghẻ sẽ xuất hiện ban đỏ, mụn nước. Khi mụn nước vỡ sẽ chảy dịch, có thể nhiễm trùng da. Các vị trí thường xuất hiện ghẻ là tay, chân, cổ tay
  • Ghẻ nhiễm khuẩn: Đây là loại ghẻ gây tổn thương lớn cho da. Chúng thường xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, nhất là cơ quan sinh dục, nách, bẹn,…
  • Ghẻ vảy: Loại ghẻ này sẽ tạo nên từng lớp vảy màu xám trên da. Khi vảy bong tróc ra sẽ có thể chảy dịch lẫn máu. Ghẻ vảy gây ngứa và đau rát.

Nguyên nhân mắc bệnh ghẻ trên người?

Nguyên nhân chính gây nên bệnh ghẻ trên người là do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei tấn công vào trong da. Thông thường, người bị ghẻ sẽ do các yếu tố như:

  • Môi trường sống ô nhiễm, bụi bẩn và điều kiện vệ sinh không đảm bảo
  • Các đối tượng bị mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch sẽ tăng nguy cơ mắc ghẻ
  • Lây nhiễm ghẻ từ người mắc bệnh do tiếp xúc trực tiếp với vị trí mụn nước trên da hoặc chất dịch chảy ra,…

Dấu hiệu đặc trưng của ghẻ trên da

Khi mắc bệnh ghẻ sẽ rất dễ nhận biết với các dấu hiệu đặc trưng là mụn nước, luống ghẻ và ngứa. Ghẻ cái sẽ tiến hành đào đường hầm ở dưới lớp sừng để làm tổ cư trú và đẻ trứng. Đường hầm này có độ dài khoảng 2 – 3cm. Trên đầu đường hầm sẽ xuất hiện mụn nước.

Khi bạn lấy kim làm vỡ mụn nước có thể thấy được ghẻ cái trên đầu mũi kim.  Mụn nước thường xuất hiện rải rác tại những vị trí như kẽ ngón tay, đường chỉ bàn tay, kẽ ngón chân, thắt lưng, mông, bộ phận sinh dục,…

Thông thường, ghẻ sẽ gây ngứa tại khu vực ký sinh trùng cư trú. Ngứa thường tăng mạnh vào ban đêm, khi ghẻ cái di chuyển tìm ghẻ đực. Ghẻ cái di chuyển sẽ gây kích thích dây thần kinh trên da cùng độc tố ghẻ cái tiết ra khiến cho mọi người cảm thấy ngứa nhiều hơn.

Ngứa khiến cho mọi người gãi mạnh và nhiều lên làm vùng da trầy xước, tổn thương. Vi khuẩn trong móng tay, môi trường sẽ bám vào vị trí trầy xước gây nhiễm trùng. Nếu không xử lý kịp thời dễ gây thâm và sẹo trên da.

Bệnh ghẻ mặc dù không nguy hiểm nhưng các triệu chứng do ký sinh trùng gây ra ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ và tinh thần người bệnh. 

Cách điều trị ghẻ an toàn, hiệu quả

Để điều trị bệnh ghẻ không quá phức tạp. Tuy nhiên, mọi người vẫn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng và có phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán tình trạng ghẻ dựa trên các triệu chứng có thể quan sát trên da. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm với mẫu bệnh phẩm để tìm kiếm sự tồn tại của ghẻ cái và trứng ghẻ. Phương pháp này sẽ cho kết quả chính xác và tránh nhầm lẫn với các bệnh lý trên da khác.

Phương pháp điều trị ghẻ sẽ được áp dụng với những loại thuốc như: kem bôi trực tiếp vào khu vực mụn nước xuất hiện. Bên cạnh đó, có thể sử dụng kết hợp với một số loại thuốc giúp giảm ngứa và tăng khả năng tiêu diệt ghẻ cái.

Để tránh ghẻ tái phát, mọi người cần điều trị tích cực để loại bỏ hoàn toàn ghẻ cái trên da. Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là vùng da bị nhiễm ghẻ.

Mặc dù không gây nguy hiểm đối với sức khỏe, nhưng mọi người vẫn nên cẩn trọng để tránh lây nhiễm ghẻ. Thường xuyên vệ sinh khu vực sinh sống, giặt giũ giường chiếu. Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, đúng cách với nguồn nước sạch.


Bệnh ghẻ được biết đến là bệnh lý trên da khá phổ biến. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này và có cách phòng ngừa, điều trị hợp lý. Để biết thêm những thông tin hữu ích về các bệnh lý trên da, liên hệ ngay với Galant Clinic.

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Chương trình GALANT

Xét nghiệm HIV – Giang mai – Lậu – Viêm gan B & C