Search
Close this search box.

Vắc xin viêm gan B, C: Viêm gan ư? Chẳng cần lo lắng

Nếu cần tiêm vắc xin viêm gan B, C, quý khách có thể tin tưởng lựa chọn GALANT. Phòng khám đa khoa cam kết triển khai quy trình tiêm an toàn.

Dịch vụ y tế chuyên nghiệp

Thiết bị y tế hiện đại

Quý khách hàng vui lòng để lại số điện thoại để nhận cuộc gọi tư vấn miễn phí.

 

Hiện nay, nhu cầu tiêm vắc xin viêm gan B, C là rất lớn. Bởi tiêm phòng là biện pháp đơn giản nhất để mọi người phòng ngừa bệnh lý về gan. Cả người lớn và trẻ nhỏ, người đã và chưa nhiễm bệnh đều nên tiêm vắc xin viêm gan B, C. Nếu chưa tìm được địa chỉ tiêm uy tín, bạn hãy tin tưởng lựa chọn Phòng khám Đa khoa GALANT. 

Vắc xin viêm gan B, C là gì?

Vắc xin viêm gan B là loại vắc xin sản xuất theo công nghệ di truyền tiên tiến, ứng dụng kháng nguyên HBsAg. Trong đó, kháng nguyên HBsAg thường được tổng hợp từ các loại nấm men hoặc tổng hợp từ tế bào động vật. 

Loại vắc xin này có khả năng ngăn ngừa sự sản sinh của virus viêm gan B. Từ đó giúp bạn tiêm phòng ngừa tốt nhiều chứng bệnh nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan. 

Mặt khác, vắc xin viêm gan B còn giúp giảm tỷ lệ mắc viêm gan D trong cộng đồng. Bởi nếu không nhiễm viêm gan B thì virus viêm gan D cũng không thể hình thành trong cơ thể. 

Còn về vắc xin viêm gan C thì cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể bào chế ra loại vắc xin phòng ngừa căn bệnh này. Khi được chẩn đoán nhiễm viêm gan C, người bệnh nên điều chỉnh lối sống theo hướng tích cực (không dùng rượu bia, hạn chế dùng những loại thuốc dễ khiến gan bị tổn thương). 

Đối tượng cần tiêm vắc xin viêm gan B

Trước khi tiêm vắc xin viêm gan B, bạn nên tìm hiểu xem bản thân có thuộc nhóm đối tượng cần tiêm loại vắc xin này không. 

Đối tượng cần tiêm 

Người có nguy cơ cao nhiễm bệnh và người mắc một số bệnh lý đặc biệt chính là nhóm đối tượng nên tiêm vắc xin viêm gan B. 

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm viêm gan B

  • Người làm việc trong môi trường y tế như bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên hay tiếp xúc với mẫu bệnh phẩm của người bệnh. 
  • Kỹ thuật viên làm việc trong phòng xét nghiệm. 
  • Người đến từ khu vực có dịch. 
  • Người thực hành quan hệ tình dục không áp dụng biện pháp an toàn. 
  • Người có thành viên trong gia đình bị nhiễm viêm gan B. 
  • Trẻ sinh ra bởi người mẹ có chỉ số mầm bệnh HBsAg (+) và HBeAg (+).

Nhóm đối tượng mắc các bệnh lý đặc biệt

  • Người bị suy giảm chức năng miễn dịch. 
  • Người mắc bệnh lý về thận, đang phải chạy thận. 
  • Người từng ghép tạng. 

Chống chỉ định với một vài đối tượng

Không phải ai cũng có thể tiêm vắc xin viêm gan B. Thực tế vẫn có một vài nhóm đối tượng không nên tiêm loại vắc xin này. Chẳng hạn như:

  • Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin viêm gan B. 
  • Người bị mắc một số căn bệnh bẩm sinh. Ví dụ như bệnh lý về tim, thận, gan. 
  • Người được chuẩn đoán bị đái tháo đường. 
  • Người bị suy dinh dưỡng. 
  • Người bị bệnh cấp tính. 

Phác đồ tiêm vắc xin viêm gan B cho từng đối tượng 

Nếu không nằm trong nhóm đối tượng chống chỉ định thì cả lớn và trẻ nhỏ đều có thể tiêm vắc xin viêm gan B. Ứng với mỗi nhóm đối tượng lại là phác đồ tiêm riêng. 

Tiêm cho trẻ nhỏ 

Với trẻ nhỏ có mẹ không bị nhiễm hoặc bị nhiễm viêm gan B, việc tiêm vắc xin cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây. 

Đối với trẻ có mẹ không bị nhiễm viêm gan B

Ngay cả khi người mẹ không bị nhiễm viêm gan B, trẻ sinh ra vẫn phải tiêm vắc xin. Bởi viêm gan B nằm trong danh sách bệnh viêm truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vắc xin. Cụ thể:

  • Trẻ mới sinh trong vòng 24 giờ hoặc trẻ chưa tiêm vắc xin viêm gan B bao giờ cần tiêm mũi thứ nhất. 
  • Liều tiêm thứ 2, thứ 3 và thứ 4 bắt đầu khi trẻ được 2 tháng tuổi (2 mũi tiêm liên tiếp cách nhau 28 ngày). 
  • Khi trẻ đủ 18 tháng tuổi, cha mẹ nên cho trẻ tiêm ngừa vắc xin mũi cuối cùng (trong vòng 24 tháng cần hoàn tất cả mũi tiêm). 

Đối với trẻ có mẹ bị nhiễm viêm gan B 

Nếu như trẻ có mẹ bị nhiễm viêm gan B thì việc tiêm vắc xin cần tuân thủ theo nguyên tắc sau:

  • Trẻ cần được tiêm vắc xin trong vòng 24 giờ, lý tưởng là 12 giờ kể từ lúc trẻ sinh. 
  • Cứ mỗi giờ chậm trễ, hiệu quả phòng bệnh của vắc xin lại giảm xuống. Chính vì thế, trẻ có mẹ bị nhiễm viêm gan B cần phải tiêm vắc xin càng sớm càng tốt.

Phác đồ tiêm chủ thể

Hiện nay, trẻ em có thể được tiêm vắc xin viêm gan B theo 2 phác đồ chính. Mặc dù số lượng mũi tiêm giữa 2 phác đồ đều là 4 mũi nhưng thời gian tiêm không hoàn toàn giống nhau. 

Các mũi tiêm  Phác đồ 1 Phác đồ 2
Mũi tiêm đầu tiên Tiêm trong vòng 24 giờ kể từ khi sinh Tiêm trong vòng 24 giờ kể từ khi sinh
Mũi tiêm thứ 2 Tiêm khi trẻ lên 1 tháng tuổi Tiêm khi trẻ lên 1 tháng tuổi
Mũi tiêm thứ 3 Tiêm khi trẻ lên 2 tháng tuổi Tiên khi trẻ lên 6 tháng tuổi
Mũi tiêm thứ 4 Tiêm khi trẻ lên 12 tháng tuổi Tiêm khi trẻ lên 18 tháng tuổi 

Bảng so sánh 2 phác đồ tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ nhỏ 

Lượng kháng thể mà vắc xin cung cấp cho cơ thể có xu hướng giảm dần. Chính vì thế sau khoảng 5 năm tiêm mũi vắc xin cuối cùng, trẻ cần phải làm xét nghiệm kiểm tra mức độ kháng virus hay chính là kháng thể HBsAb. Trường hợp chỉ số HBsAb nhỏ hơn 10mUI/ml, trẻ cần tiếp tục tiêm thêm một liều vắc xin để duy trì khả năng kháng virus của cơ thể. 

Phác đồ tiêm ở người lớn 

Đối với người trưởng thành, việc có tiêm vắc xin viêm gan B hay không phụ thuộc vào xét nghiệm HBsAg và anti-HBs. Theo đó, nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính, việc tiêm vắc xin lúc này không còn hiệu quả. Bởi cơ thể khi đó đã bị nhiễm viêm gan B. 

Như vậy, việc tiêm viêm gan B ở người trưởng thành được thực hiện khi kết quả xét nghiệm HBsAg là âm tính. Sau đây là 2 phác đồ tiêm cụ thể:

  • Phác đồ thứ nhất: Mũi tiêm đầu tiên và mũi tiêm thứ hai cách nhau 1 tháng, mũi tiêm thứ hai và thứ ba cách nhau 5 tháng. 
  • Phác đồ thứ hai: Mũi tiêm đầu tiên và mũi tiêm thứ hai cách nhau 1 tháng, mũi tiêm thứ hai và thứ ba cũng cách nhau 1 tháng. Còn mũi tiêm thứ tư phải cách mũi tiêm thứ ba 12 tháng. 

Sau 5 năm kể từ khi tiêm mũi cuối cùng, bạn cần làm xét nghiệm xác định khả năng kháng virus. Nếu như chỉ số HBsAb hơn 10mUI/ml, bạn nên tiếp tục tiêm nhắc lại một mũi vắc xin. 

Phác đồ tiêm nhanh

Nếu như bị kim tiêm đâm, hoặc chuyển đến vùng có dịch, bạn cần tiêm vắc xin viêm gan B theo phác đồ nhanh. Theo đó:

  • Mũi tiêm thứ nhất và thứ hai: Cách nhau 7 ngày. 
  • Mũi tiêm thứ ba và thứ hai: Cách nhau 21 ngày. 
  • Mũi tiêm cuối cùng: Tiêm sau 12 tháng kể từ khi tiêm mũi thứ nhất. 

Tác dụng phụ có thể gặp phải khi tiêm vắc xin viêm gan B

Sau khi tiêm vắc xin viêm gan B, bạn thường gặp một vài tác dụng phụ. Mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ tùy thuộc thể trạng của từng người. 

Tác dụng phụ thường gặp Tác dụng phụ hiếm gặp Tác dụng phụ rất hiếm gặp 
– Đau nhức tại vị trí tiêm

– Da phát ban

– Vùng da tại vị trí tiêm bị chai cứng

– Cơ thể lên cơn sốt, mệt mỏi

– Đau đầu, choáng váng

– Rối loạn tiêu hóa

– Đau nhức xương khớp 

– Da bị ngứa rát

– Sốc phản vệ

– Chỉ số huyết áp giảm

– Hệ thần kinh bị tổn thương (viêm não, liệt do thần kinh không chỉ đạo) 

– Viêm mạch 

– Người tiêm vắc xin bị bệnh hạch bạch huyết 

Bảng tổng hợp một số tác dụng phụ khi tiêm vắc xin viêm gan B

Nếu như tác dụng phụ không thuyên giảm, bạn cần trao đổi ngay bác sĩ để tìm cách xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm không đáng có. 

Nên tiêm vắc xin viêm gan B ở đâu? 

Nếu băn khoăn không biết nên tiêm vắc xin viêm gan B, C ở đâu, bạn hãy tìm đến hệ thống Phòng khám Đa khoa GALANT. Đây là cơ sở chuyên về xét nghiệm, tư vấn điều trị bệnh lý sinh dục. 

Ngoài ra, GALANT hiện còn hỗ trợ dịch vụ tiêm vắc xin viêm gan B theo yêu cầu. Các loại vắc xin tại phòng khám đều là hàng chính hãng, đã qua kiểm định khắt khe của Bộ Y Tế. 

Cùng với đó, đội ngũ y tế rồi chuyên môn tại GALANT luôn sẵn sàng xử lý nếu khách hàng sau khi tiêm gặp tác dụng phụ không mong muốn. Đến với phòng khám, khách hàng sẽ được tiếp cận với dịch vụ chuyên nghiệp, hưởng mức giá dịch vụ phải chăng. 

Vậy nếu đang có nhu cầu tiêm vắc xin viêm gan B, C, bạn có thể tin tưởng lựa chọn GALANT. Phòng khám Đa khoa GALANT luôn sẵn sàng phục vụ tất cả quý khách hàng. Để đặt dịch vụ tiêm chủng, quý khách hãy gọi ngay đến số 0943 108 138.

 

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Chương trình GALANT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%