Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Xét nghiệm đường huyết – Glucose, HbA1c

Xét nghiệm đường huyết – Glucose, HbA1c sẽ giúp sàng lọc và chẩn đoán bệnh tiểu đường hiệu quả. Thông qua xét nghiệm sẽ phát hiện sớm bệnh lý để có phương ph…

Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 300.000 đ.

Đủ thuốc chuẩn, tư vấn tốt.

Quý khách hàng vui lòng để lại số điện thoại để nhận cuộc gọi tư vấn miễn phí.

Tiểu đường là bệnh lý nguy hiểm có thể gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau. Xét nghiệm đường huyết là phương pháp giúp chẩn đoán tình trạng tiểu đường hiệu quả. Các chỉ số xét nghiệm sẽ đưa ra kết quả chính xác về lượng đường trong máu của bệnh nhân. Vậy có những loại xét nghiệm đường máu nào được áp dụng hiện nay?

Xét nghiệm đường huyết – Xác định nguy cơ mắc tiểu đường

Tiểu đường không còn là bệnh lý quá xa lạ hiện nay. Tỷ lệ người mắc tiểu đường không ngừng tăng cao và trẻ hóa. Đây là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Tiểu đường gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý và sinh hoạt hàng ngày.

Để chẩn đoán chính xác và phát hiện sớm nguy cơ mắc tiểu đường, xét nghiệm đường huyết là phương pháp được áp dụng phổ biến. Phương pháp này giúp xác định lượng đường có trong máu hay còn được biết đến là glucose. 

Glucose là năng lượng chính trong cơ thể. Khi giữ ở mức ổn định cho phép, sức khỏe sẽ được đảm bảo. Tuy nhiên, khi lượng đường tăng cao hoặc giảm sút sẽ gây ra những tác động xấu tới cơ thể. Thông qua xét nghiệm đường máu, bác sĩ sẽ phát hiện và theo dõi hiệu quả các bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 hay tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai.

Khi lượng đường trong máu tăng cao bất thường chính là dấu hiệu mắc tiểu đường ở người bệnh. Nguyên nhân xuất phát do sự thay đổi nồng độ insulin. Bệnh tiểu đường chỉ có thể điều trị duy trì và không thể khắc phục triệt để. Ngoại trừ, tiểu đường thai kỳ hoặc tiểu đường do thuốc. 

Các phương pháp xét nghiệm đường huyết – Glucose, HbA1c

Xét nghiệm đường huyết được chia thành nhiều loại khác nhau. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp. Đặc điểm của từng loại xét nghiệm sẽ bao gồm:

Xét nghiệm vào thời điểm đói bụng

Phương pháp này được thực hiện sau khi người bệnh nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng. Trong khoảng thời gian này, người bệnh sẽ không được phép ăn. Chỉ uống nước lọc. Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ sẽ chẩn đoán và sàng lọc các đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường hoặc đã mắc bệnh.

Phương pháp xét nghiệm đường máu ngẫu nhiên

Loại hình xét nghiệm đường huyết này sẽ được thực hiện một cách ngẫu nhiên, không có thời điểm cụ thể theo yêu cầu. Phương pháp được áp dụng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Người bệnh có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, phương pháp này thường được áp dụng nhiều lần trong ngày để tìm kiếm kết quả chính xác.

Khi lượng đường trong mỗi lần xét nghiệm có sự thay đổi thất thường, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp kiểm tra khác để có kết quả đúng nhất.

Xét nghiệm đường máu thông qua uống Glucose

Phương pháp này sẽ được thực hiện bằng cách lấy máu bệnh nhân để xét nghiệm. Trước khi lấy mẫu bệnh phẩm, bệnh nhân sẽ được uống một loại nước có chứa đường. Thông thường, phương pháp xét nghiệm đường máu này được áp dụng phổ biến hơn cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

Xét nghiệm HbA1c

HbA1c được biết đến là sự kết hợp giữa Glucose và hemoglobin. Nhiệm vụ của HbA1c là vận chuyển đường và oxy đi khắp cơ thể. Chính vì vậy, việc xét nghiệm HbA1c hoàn toàn có thể tầm soát và chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, phương pháp xét nghiệm HbA1c còn giúp kiểm tra tình trạng điều trị, duy trì lượng đường an toàn của người mắc tiểu đường. Chỉ số HbA1c sẽ thể hiện theo từng tình trạng đường huyết của bệnh nhân. Theo đó:

  • Người bình thường sẽ có chỉ số HbA1c ở mức tăng 30mg/dL tương ứng khoảng 4 – 6 %
  • Khi chỉ số  HbA1c tăng trên 6.5% cho thấy lượng đường huyết tăng cao, cảnh báo các bệnh lý như tiểu đường, suy thận
  • Khi chỉ số HbA1c thấp dưới 4% có thể do mang thai, thiếu máu, mới hiến máu,…

Kết quả của xét nghiệm đường máu

Khi thực hiện xét nghiệm đường huyết người bệnh sẽ nhận về kết quả thuộc 1 trong 2 trường hợp:

Các chỉ số đường huyết đối với người bình thường

Glucose là năng lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Do đó, trong máu luôn tồn tại một lượng đường nhất định. Với người bình thường, chỉ số đường huyết sẽ luôn ở mức an toàn, cụ thể:

  • Khi nhịn đói tối thiểu 8 tiếng, lượng đường trong máu người bình thường sẽ ở mức 90 – 130 mg/dL.
  • Khi xét nghiệm sau ăn khoảng 1 tiếng, lượng đường an toàn sẽ ở mức dưới 180 mg/dL
  • Thời điểm xét nghiệm sau ăn khoảng 2 tiếng, lượng đường ở mức an toàn sẽ khoảng 100 – 150 mg/dL

Chỉ số đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường

Với bệnh nhân mắc tiểu đường, các chỉ số đường huyết khi xét nghiệm sẽ có sự khác biệt. 

  • Khi thực hiện xét nghiệm lúc đói, chỉ số đường huyết cao trên 126 mg/dL là dấu hiệu mắc tiểu đường. Để đảm bảo tính chính xác có thể thực hiện xét nghiệm lại lần 2.
  • Chỉ số xét nghiệm glucose lúc đói ở mức khoảng 110 – 126 mg/dL có nghĩa bạn đang ở giai đoạn tiền tiểu đường. Người bệnh cần chú ý trong việc ăn uống, kiểm tra tiểu đường thường xuyên để bảo vệ sức khỏe.

Đường huyết có thể thay đổi theo từng thời điểm khác nhau. Chính vì vậy, mọi người cần thực hiện kiểm tra đường huyết khi có sự nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường.

Tiểu đường có thể gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau. Chính vì vậy, mọi người đều cần thực hiện xét nghiệm đường huyết định kỳ để bảo vệ sức khỏe. Hãy đến với Phòng Khám Đa Khoa Galant để thực hiện kiểm tra đường huyết. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, hệ thống xét nghiệm hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân trải nghiệm an toàn, kết quả xét nghiệm chính xác.

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Chương trình GALANT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV miễn phí tại GALANT