Search
Close this search box.

Một số dấu hiệu nhiễm giun ở người thường gặp

Giun là loại ký sinh trùng thường cư trú bên trong đường ruột của con người. Có thể gặp ở người lớn và trẻ em, ở trẻ em khi bị nhiễm giun có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe như suy dinh dưỡng, chậm lớn,… Ở người lớn thì có thể có những tình trạng như: thiếu máu, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu nghiêm trọng và không được phát hiện điều trị kịp thời. Khi mắc phải các loại giun khác nhau thì sẽ có những dấu hiệu thay đổi trên cơ thể, cùng tìm hiểu ngay bên dưới bài viết này nhé!

1. Tình trạng nhiễm giun ở người lớn và trẻ em Việt Nam

Giun là động vật đa bào và chủ yếu sống ký sinh trong đường ruột người cũng như ở động vật. Ở một số trường hợp khác thì khi người bị nhiễm giun, chúng có thể ký sinh ở một số cơ quan nội tạng khác và trong máu người bệnh. Một con giun đũa ở ở giai đoạn trưởng thành, chúng được xác định là có kích thước đạt đến 15cm đến 30 cm.

Ở Việt Nam, tình trạng bị mắc phải giun thường rất phổ biến. Theo như thống kê của Tổ chức Y tế thế giới – WHO, Việt Nam là nước có tỷ lệ phần trăm nhiễm giun cao nhất khoảng 50 – 70% và phân bố tùy theo khu vực vùng miền, đặc biệt là ở nam giới có tỷ lệ nhiễm cao hơn nữ giới trưởng thành.

Tình trạng nhiễm giun ở người lớn và trẻ em Việt Nam

2.  Phân loại một số loại giun thường ký sinh ở người

Một số loại giun thường ký sinh phổ biến ở người như: giun đũa, giun tóc, giun móc…

2.1. Giun đũa

Giun đũa là loại giun có kích thước lớn bởi một con giun cái trưởng thành có chiều dài khoảng 20cm đến 25cm, giun đực trưởng thành dài từ 15cm đến 17cm. Giun đũa cái có khả năng sinh sản khoảng 200 nghìn trứng một ngày và có vòng đới sống từ 13 đến 15 tháng. Giun có màu trắng, hồng, có cả đầu và đuôi thon nhọn, chúng có đặc tính phát triển mạnh ở những nơi có khí hậu ôn đới và nhiệt đới. Người dân sống ở nông thôn được xác định là dễ có khả năng mắc giun sán cao hơn ở thành thị và ở trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người lớn.

Con người và đặc biệt là trẻ em chính là ổ chứa của loại giun đũa này. Ngoài ra ổ chứa của chúng cũng đồng thời là đất và nước có nhiễm phân. Con người không bị lây trực tiếp giun từ người sang người như một số bệnh thông thường khác mà có thể bị nhiễm giun đũa qua đường ăn uống.

Thời gian có triệu chứng đầu tiên khi nuốt phải trứng giun đũa thường rơi vào từ 5 – 14 ngày. Thời gian từ lúc người nuốt phải ấu trùng đến khi giun trưởng thành và tiếp tục đẻ trứng là khoảng 45 đến 60 ngày.

Giun đũa

2.2. Giun móc

Giun móc thuộc họ Ancylostomatidae, là loại giun ký sinh ở người. Màu sắc của giun thay đổi nhất định từ trắng sữa cho đến màu hơi hồng hoặc đỏ nâu, tùy thuộc vào ruột giun móc có máu hay không. Kích thước giun móc nhỏ hơn ở giun đũa, giun móc cái có chiều dài khoảng 10 đến 13mm, giun móc đực có chiều dài khoảng 8 đến 11mm. Tuy nhiên, giun móc cái một ngày có thể sinh sản được từ 10 – 25 ngàn trứng. Loại ký sinh trùng này còn có thể sống từ 4 đến 5 năm trong cơ thể người nếu không bị phát hiện và điều trị. Giun móc có miệng và 2 đôi răng hình móc để giúp giun cắn chặt vào niêm mạc tá tràng người bệnh và hút máu.

Ở người lớn, đặc biệt là người có tính chất công việc thường xuyên phải tiếp xúc với đất, cát bị nhiễm phân hoặc là ổ chứa của loại giun móc. Chúng có thể lây truyền thông qua con đường da, ăn uống hoặc niêm mạc và chúng không lây trực tiếp từ người sang người.

Thời gian khi giun móc xâm nhập vào cơ thể qua da vào các cơ quan cho đến khi trưởng thành là khoảng 42 – 45 ngày. Trường hợp bị nhiễm thông qua đường thức ăn thì chúng sẽ trực tiếp ký sinh tại tá tràng hoặc ruột non của người. Một số trường hợp đặc biệt, ấu trùng sẽ giữ trạng thái tiềm tàng ở các cơ quan và đến 8 tháng sau mới phát triển thành giun trưởng thành.

Giun móc

2.3. Giun tóc

Giun tóc thường được chia làm thành 2 phần: phần đầu khá dài chiếm đến ⅔ cơ thể và phần thân ngắn phình to. Chúng có màu sắc hồng nhạt, trắng sữa tùy vào trạng thái. Giun cái có chiều dài khoảng 30mm – 50mm, giun đực dài từ 30mm – 45mm. Giun tóc có thể sinh sản đến 2 nghìn trứng trong một ngày và có vòng đời từ 5 đến 6 năm nếu không được điều trị.

Giun tóc thường tồn tại nhiều ở các nước cận nhiệt đới và nhiệt đới, có nhiều ở nông thôn, điều kiện vệ sinh kém cũng là nguyên nhân làm cho ký sinh trùng giun tóc sinh sôi. Nhiễm giun tóc thường gặp phải ở những người nông dân mà dùng phân bón chưa qua xử lý để bón ruộng.

Giun tóc thường lây truyền qua con đường ăn uống, khi con người ăn phải thức ăn mà mắc giun tóc đã phát triển ở ngoài môi trường đến giai đoạn ấu trùng.

Thời gian tồn tại của giun tóc khi người nuốt phải ấu trùng của chúng đến khi có triệu chứng đầu tiên ở phổi là từ 5 đến 14 ngày. Thời gian nuốt phải ấu trùng đến khi chúng trưởng thành là từ 45 đến 60 ngày.

Giun tóc

3. Các nguyên nhân gây nhiễm giun ở người

Một số nguyên nhân như:

  • Điều kiện khí hậu ẩm, nhiệt đới ở nước ta rất thuận lợi cho việc sinh sôi cũng như phát triển của các loại giun
  • Sử dụng các loại thực phẩm lề đường, không rõ nguồn gốc và không đảm bảo được yếu tố vệ sinh an toàn trong thực phẩm
  • Người hay có thói quen như mút tay, cắn móng tay, không rửa tay trước khi ăn và sau đi vệ sinh
  • Đi chân đất cũng có thể tạo điều kiện cho ấu trùng giun xâm nhập thông qua bề mặt da đi vào cơ thể
  • Dùng phân chưa được xử lý để bón vào cây trồng.

Các nguyên nhân gây nhiễm giun ở người

4.  Dấu hiệu và triệu chứng khi bị nhiễm giun sán ở người

Người bị nhiễm giun thường có các triệu chứng điển hình như:

  • Đau ở vùng rốn, có thể bị nôn ói và đi ngoài ra giun, cơ thể suy yếu. Đau bụng thường tái đi tái lại do mắc phải giun
  • Người bị nhiễm giun kim thường bị ngứa ở hậu môn khi về đêm
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Ở trẻ em khi nhiễm giun thường biến ăn, hay quấy khóc, khó chịu khi ngủ về đêm
  • Sẽ có những biểu hiện thiếu khoáng chất và vitamin
  • Người nhiễm giun cũng có thể thiếu máu, khó thở và ho khan.

Dấu hiệu và triệu chứng khi bị nhiễm giun sán ở người

5.  Phòng ngừa nhiễm giun ở người

  • Ăn chín, uống sôi, ăn uống các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Nấu chín thức ăn và sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, ăn uống.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hạn chế đi chân đất trên đất cát để tránh xâm nhập của giun có trong đất.
  • Giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần
  • Giáo dục vệ sinh cũng như sức khỏe cho cộng đồng, tuyên truyền các hành vi sống lành mạnh để có thể làm hạn chế mắc bệnh nhiễm giun cũng như tái nhiễm ở người.

 Phòng ngừa nhiễm giun ở người

Nhiễm giun sán là vấn đề phổ biến ở nước ta bởi nhiều sự chủ quan, mặc dù chúng không có sự nguy hại to lớn, tuy nhiên mỗi người chúng ta đều phải đề phòng và nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tránh tình trạng nhiễm giun sán và gây ra những triệu chứng cản trở khó chịu cho cơ thể.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%