Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là gì? triệu chứng như thế nào?

Xem nhanh nội dung

Hội chứng suy giảm miễn dịch được xem là một trong những hội chứng âm thầm nhưng lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể. Tuy nhiên bạn đang muốn tìm hiểu về hội chứng suy giảm miễn dịch là gì? Thì bạn hãy cùng mình tìm hiểu rõ hơn hội chứng này trong bài viết sau nhé.

5 14

Điều cần biết về hội chứng suy giảm miễn dịch

Hội chứng suy giảm miễn dịch còn được nhiều người biết với cái tên rối loạn suy giảm miễn dịch. Đây xem là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm và dẫn đến cơ thể người bệnh mất khả năng bảo vệ trước sự tấn công của vi khuẩn và virus từ bên ngoài .

Ngoài ra những hội chứng suy giảm miễn dịch thường gặp là:

  • Hội chứng suy giảm miễn dịch nguyên phát
  • Hội chứng suy giảm miễn dịch thứ phát
  • Hội chứng suy giảm miễn dịch đa dạng phổ biến (CVID)
  • Hội chứng suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng (SCID)
  • Ngoài ra, còn có căn bệnh u hạt mãn tính (CGD)

Một số triệu chứng của hội chứng suy giảm hệ miễn dịch

Hội chúng suy yếu hệ miễn dịch sẽ khiến cơ thể không thể tự động bảo vệ trước những tấn công của virus cũng dư vi khuẩn nên khiến bản thân dễ bị nhiễm bệnh. Dù là các bệnh viêm nhiễm mà người thường không bị nhiễm thì ở người bị suy giảm hệ miễn dịch vẫn có thể bị. Những người hội chứng này rất dễ bị nhiễm trùng: cơ thể thường xuyên bị viêm liên tục như: Viêm xoang , cảm lạnh, viêm nướu, viêm phổi ngoài ra còn có thể nhiễm trùng nấm men.

Nguyên nhân khiến xuất hiện hội chứng miễn dịch suy yếu

Hệ thống miễn dịch trong cơ thể con người sẽ được bao gồm các cơ quan như lá lách, , tủy xương,amidan, … Ngoài ra, Protein và các tế bào máu trong cơ thể cũng là một phần thuộc hệ thống miễn dịch giúp thực hiện vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài.

Ngoài ra, khi phát hiện các tác nhân tấn công: trong cơ thể sẽ sản xuất một lượng kháng thể nhằm tấn công và tiêu diệt các mầm bệnh. Trong giai đoạn này, một số tế bào bạch cầu sẽ tiêu diệt vi khuẩn và các vật chất ngoại lai có trong cơ thể. Cũng như protein sẽ đóng vai trò bổ sung cũng hỗ trợ quá trình này.

Bên cạnh đó, khi hệ miễn dịch trong cơ thể suy yếu: các tế bào bạch cầu và đặc biệt là các lympho T và B sẽ hoạt động bất thường. Cơ thể người bệnh cũng không thể sản xuất đủ kháng thể khiến các tác nhân gây hại như: tế bào ung thư, vi khuẩn, ký sinh trùng bắt đầu tấn công mạnh và làm cơ thể càng ngày càng yếu dần

2 8

Biến chứng từ hội chứng miễn dịch suy yếu

Suy giảm miễn dịch nguyên phát là do các khiếm khuyết từ quá trình di truyền gây ra nên rất khó phát hiện và thường xảy ra ở những trẻ em. Bệnh thường xuất hiện đa dạng các triệu chứng. Và thậm chí nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời: người bệnh rất dễ bị tử vong.

Ngoài ra, đối với bệnh nhân suy giảm miễn dịch thứ phát: khiến cơ thể dần mất khả năng tự vệ trước tác nhân gây hại khiến sức khỏe người bệnh yếu dần.

Một số phương pháp chẩn đoán

Nếu bản thân nhận thấy dễ bị ốm cần phải điều trị kéo dài: bản thân nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra cơ thể có bị hội chứng suy giảm miễn dịch hay không.

Và sẽ được các sĩ sẽ hỏi lịch sử bệnh cũng như thực hiện bài kiểm tra thể chất. Nhằm xác định số lượng tế bào máu trắng và nồng độ miễn nhiễm để bác sĩ có thể đưa ra kết quả

Nếu được nghi ngờ có bất thường tế bào T: các bác sĩ có thể thực hiện quá trình xét nghiệm da. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện quá trình xét nghiệm máu để xác định nguy cơ đột biến gen cũng có thể gây ra rối loạn suy giảm miễn dịch.

1 8

Cách điều trị suy giảm miễn dịch như thế nào?

Căn cứ vào trình trạng của cơ thể bị suy giảm miễn dịch mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp với người bệnh. Quá trình điều trị thường là ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như điều trị nhiễm trùng cho cơ thể. Bên cạnh đó, tăng cường cải thiện chức năng của các cơ quan trong hệ thống miễn dịch của người bệnh.

Các bác sĩ có thể ưu tiên dùng kháng sinh như: oseltamivir,interferon, acyclovir hoặc liệu pháp immunoglobulin nhằm điều trị rối loạn suy giảm hệ miễn dịch cho người bệnh.

Trong trường hợp tủy xương người bệnh không sản xuất đủ tế bào lympho: thì các bác sĩ có thể yêu cầu cấy ghép tủy xương trong quá trình điều trị bệnh.

Hội chứng này có thể phòng ngừa được không?

Thực tế thì chứng suy giảm miễn dịch nguyên phát do di truyền thì không có cách nào để ngăn ngừa. Tuy nhiên bạn có thể theo dõi các con em và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để được để sớm phát hiện và điều trị.

Ngoài ra, suy giảm miễn dịch thứ phát có thể ngăn ngừa từ những việc nhỏ như chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%