Search
Close this search box.

Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS

Thế giới luôn có sự xem trọng việc phòng chống và giúp những nạn nhân nhiễm HIV có thể quay lại cộng đồng của mình. Vào mỗi năm đều sẽ có những thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS được đưa ra nhằm giúp mọi người nâng cao ý thức hơn. Vậy các thông điệp này mang ý nghĩa gì, hãy cùng tham khảo những chia sẻ ở bài viết bên dưới ngay.

Sự phát triển của HIV AIDS qua nhiều giai đoạn

HIV AIDS được xem là một căn bệnh thế kỷ, xuất hiện cách đây hơn 100 năm. Thời gian đầu tiên, căn bệnh này xuất hiện tại Tây Trung Phi, khi một người thợ săn đã giết con tinh tinh và nhiễm máu vào vết thương hở của bản thân mình. Lúc này Virus HIV đã bắt đầu có sự lây lan và phát triển nhanh chóng tại các thành phố thuộc địa. 

Cho đến năm 1981 thì những ca nhiễm HIV đầu tiên đã được công nhận và thế giới bắt đầu chuỗi ngày lo lắng, cố gắng khắc phục và chống lại loại virus này. Mãi cho đến 2 năm sau thì bệnh HIV mới được công bố là xuất hiện và đem đến một rủi ro lớn đối với con người.

Sự phát triển của HIV 

Sau một thời gian dài, rất nhiều những hoạt động về HIV AIDS đã được  tổ chức và kêu gọi mọi người cùng nâng cao tinh thần trách nhiệm. Những thông điệp đầu tiên đã được gửi đi vào năm 1993. 

Các thông điệp được thể hiện thông qua những vở kịch, bộ phim và thậm chí tổng thống Clinton đã cho ra đời văn phòng phòng chống AIDS của nhà trắng. Các thông điệp và hoạt động cứ tiếp tục được diễn ra cho đến ngày nay. Từ quy mô một quận, lan rộng ra quốc gia và toàn thế giới. 

Tại Việt Nam xuất hiện những bệnh nhân đầu tiên là vào năm 1990. Ngay lập tức chính phủ đã có những chính sách và hoạt động kịp thời để đối phó và ứng biến với căn bệnh thế kỷ này. Đến năm 2015, những thống kê và báo cáo cho biết số lượng bệnh nhân nhiễm HIV AIDS tại Việt Nam là hơn 200 nghìn người. Hiện nay mỗi năm sẽ có xét nghiệm và sàng lọc được tầm 10 nghìn bệnh nhân.

Nguyên nhân ra đời của ngày thế giới phòng chống AIDS

HIV AIDS hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa đặc hiệu, những bệnh nhân khi mắc phải sẽ được điều trị với phác đồ phù hợp. Họ không thể tiêu diệt được hoàn toàn HIV nhưng có thể ức chế virus lây lan và phát triển, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. 

Nguyên nhân ra đời ngày thế giới phòng chống AIDS

Vào năm 1987, hai viên chức bao gồm James W. Bunn và Thomas Netter đã đưa ra ý tưởng về ngày thế giới phòng chống HIV AIDS. Ngay lập tức Dr. Jonathan Mann là giám đốc của chương trình toàn cầu về bệnh AIDS đã thể hiện sự tán thành và yêu thích với ý tưởng này. Thời điểm được lựa chọn là ngày 1/12, ngay sau khi cuộc tổng bầu cử tổng thống Hoa Kỳ kết thúc. Như vậy thì ngày thế giới phòng chống AIDS đã được ra đời và kéo dài cho đến ngày hôm nay. 

Mỗi một năm sẽ có những thông điệp khác nhau để nâng cao ý thức của mọi người hơn về căn bệnh lây nhiễm thế kỷ này. Sự ra đời của ngày thế giới chống HIV AIDS chính là một bước ngoặt to lớn đối với cộng đồng.

Các thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS gần nhất

Tại Việt Nam, hàng năm vẫn hưởng ứng theo ngày phòng chống AIDS. Mỗi năm sẽ có một thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS khác nhau, mang theo đó là nhiều lớp ý nghĩa to lớn. Sau đây hãy cùng đi vào tìm hiểu kỹ hơn các thông điệp qua các năm.

Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS tại Việt Nam

Thông điệp năm 2021

Vào năm 2021, khi đại dịch Covid đang diễn ra vô cùng phức tạp, hành động nhân ngày thế giới phòng chống HIV AIDS vẫn được tổ chức với thông điệp đầy ý nghĩa. Chủ đề của năm 2021 chính là “Chấm dứt đại dịch HIV/AIDS: Tiếp cận bình đẳng, Tiếng nói của mọi người”. Đây là một thông điệp với mong muốn mọi người vẫn sẽ được hoạt động và làm việc bình đẳng như bao người, hòa nhập với cuộc sống để cùng nhau phát triển. Chính sách của nhà nước cũng đã thể hiện rõ được sự quan tâm đến những bệnh nhân bị nhiễm HIV, có các điều luật cụ thể để bảo vệ họ. 

Thông điệp năm 2020 với cuộc mít tinh tại Cầu Giấy Hà Nội

“Chúng tôi là thanh niên Việt Nam, chúng tôi biết, chúng tôi hiểu, chúng tôi quan tâm, chúng tôi hành động ngay bây giờ” chính là thông điệp được tuyên truyền trong thông điệp năm 2020, tại cuộc mít tinh tại Cầu Giấy. Thanh niên, những người trẻ là trụ cột của đất nước, chính vì thế họ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng và chống HIV. Với chủ đề này, chắc chắn rằng sẽ lan rộng hơn trong cộng đồng và đẩy lùi, giảm thiểu số lượng bệnh nhân bị nhiễm HIV hơn.

Mít tinh tại Cầu Giấy vào năm 2020

Bên cạnh việc khắc phục và phòng chống dịch Covid, những hoạt động để đẩy lùi sự lây lan của HIV vẫn được xem trọng. Bộ y tế vẫn đưa ra những hướng phát triển mới để phù hợp với dân số và điều kiện sống của người dân. 

Thông điệp của tháng phòng chống HIV AIDS quốc gia năm 2018

Vào năm 2018, hưởng ứng thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, chủ đề “Hãy hành động để hướng tới mục tiêu 90 – 90 – 90 vào năm 2020” đã được phổ biến. Ý nghĩa của chúng là vào năm 2020:

  • 90% người nhiễm đã phát hiện được tình trạng của bản thân mình. 

  • 90% người nhiễm được điều trị với phương pháp thuốc kháng virus.

  • 90% những người nhiễm điều trị đạt được hiệu quả với phương pháp sử dụng thuốc kháng virus.

Các hành động cần thực hiện, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức cá nhân đều được nêu rõ vào tháng hành động này. Có thể thấy Việt Nam luôn coi trọng việc hưởng ứng phong trào thế giới phòng chống HIV, tôn trọng những bệnh nhân không may mắn bị nhiễm và cố gắng đưa họ hòa nhập với cuộc sống. 

Thông điệp 90 – 90 – 90 năm 2018

Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS mỗi năm đều được hưởng ứng với tất cả ban ngành và đơn vị. Không chỉ thế, chúng đã được triển khai cụ thể để toàn bộ người dân nắm bắt được. Hy vọng với chia sẻ của Galant, bạn sẽ biết được ý nghĩa của những thông điệp này và nâng cao hơn được ý thức bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%