Khi nào cần khám sàng lọc ung thư cổ tử cung ?

Xem nhanh nội dung

Khi nào nên khám sàng lọc ung thư cổ tử cung? Tần suất như thế nào?

Khi nào nên khám sàng lọc ung thư cổ tử cung? Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh thì việc tầm soát ung thư cổ tử cung khuyến cáo thực hiện cho phụ nữ từ độ tuổi từ 21 trở lên, khi đã có quan hệ tình dục,… Từ 21 tuổi trở đi, hầu hết phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Trong đó, phổ biến nhất là độ tuổi từ 35 đến 44 tuổi.

tai xuong 8 1

Tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung còn tùy thuộc vào loại xét nghiệm chị em phụ nữ lựa chọn, với tần suất định kỳ là từ 1 đến 3 năm/lần. Cụ thể:

  • Độ tuổi từ 21-29 tuổi: Thực hiện xét nghiệm Pap smear hay Thinprep 3 năm/1 lần nếu kết quả xét nghiệm bình thường. Xét nghiệm HPV ko được khuyến cáo ở độ tuổi này.
  • Ở độ tuổi trung niên  từ 30 đến 65 tuổi
    • Nếu chỉ thực hiện Pap smear hay Thinprep: tầm soát 3 năm/lần nếu kết quả xét nghiệm ko có bất thường
    • Nếu chỉ thực hiện HPV test: tầm soát 5 năm/lần nếu kết quả xét nghiệm ko có bất thường.
    • Nếu thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV: tầm soát 5 năm/1 lần nếu kết quả xét nghiệm ko có bất thường.
  • Người trên 65 tuổi nếu ko có sự bất thường nào ở tế bào cổ tử cung, thực hiện xét nghiệm Pap và HPV đều cho ra kết quả âm tính trong vòng 10 năm qua thì có thể ngừng tầm soát.

Ngoài các mốc trên, thì khi thấy có biểu hiện bất thường nào, chị em phụ nữ nên đến cơ sở y tế uy tín để thực hiện tầm soát ngay.

Kết quả khám sàng lọc ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao không?

Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung hiện đang là cách sàng lọc và phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao nhất và sớm nhất, cùng biện pháp dự phòng với tiêm chủng vắcxin cho trẻ em gái từ sớm để ngăn ngừa bệnh.

Tuy nhiên, cũng như các phương pháp xét nghiệm khác, sàng lọc ung thư cổ tử cung ko đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Thỉnh thoảng, vẫn có trường hợp cho kết quả bất thường dù tế bào bình thường, đc gọi là dương tính giả. Đôi khi cũng có kết quả âm tính giả, tức là xét nghiệm ko phát hiện được tế bào bất thường. Để đảm bảo rằng kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung chính xác nhất có thể, người bệnh cần làm theo những hướng dẫn dưới đây:

  • Tránh quan hệ tình dục và  sử dụng các sản phẩm thuốc âm đạo, sản phẩm vệ sinh âm đạo trong vòng từ 2-3 ngày trước khi xét nghiệm.
  • Tránh tầm soát ung thư này khi đang có kinh nguyệt. Nên thực hiện tầm soát khi chu kỳ kinh nguyệt đã kết thúc 5 ngày.
  • Đối với những trường hợp âm đạo bị viêm nhiễm thì nên điều trị trước khi làm xét nghiệm.

Những lưu ý quan trọng khi làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Để đạt  được hiệu quả tầm soát ung thư cổ tử cung chính xác, phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời phái đẹp ko quan hệ tình dục trong từ 2-3 ngày trước khi làm xét nghiệm; ko sử dụng băng vệ sinh (tampons), thuốc đặt âm đạo, ko thụt rửa âm đạo trong 2-3 ngày trước khi xét nghiệm và đi khám, làm xét nghiệm khi ko ở trong kỳ kinh nguyệt. Thời gian tốt nhất để thực hiện Pap’s test ít nhất 5 ngày sau khi sạch kinh. Chị em phụ nữ nên đi tiểu trước khi thực hiện xét nghiệm bởi bàng quang đầy có thể khó chịu.

layer 5111 2 1

Phụ nữ sau khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể đi lại, ăn uống như bình thường. Có 1 số trường hợp âm đạo sẽ bị chảy máu sau khi xét nghiệm xong. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường nên ko cần quá lo lắng. Chỉ khi máu chảy quá nhiều thì cần thông báo với bác sĩ để đc kiểm tra.

Chi phí cho 1 lần đi khám sàng lọc ung thư sớm là rất nhỏ so với số tiền mà bản thân phụ nữ và gia đình phải bỏ ra để chữa trị bệnh lâu dài khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Do vậy, sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung thông qua các xét nghiệm đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ là điều quan trọng đánh giá chất lượng cuộc sống. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm giúp giảm bớt gánh nặng về chi phí và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Tầm soát ung thư cổ tử cung là yếu tố tiên quyết hàng đầu để tìm ra tế bào bất thường trước khi chúng biến đổi thành ung thư, tăng cơ hội điều trị thành công, và giảm gánh nặng chi phí điều trị, đặc biệt quan trọng với những người ở độ tuổi trung niên từ 35-44 tuổi.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%