Search
Close this search box.

Rận mu – ký sinh trùng ở vùng kín và những điều bạn cần biết về chúng

Việt Nam chúng ta gần đây phát hiện một số trường hợp bị bệnh rận mi mắt hay còn được nhiều người gọi là rận mu (pubic lice). Đây là một loại ký sinh trùng sống nhờ hút máu và kí sinh ở vùng kín cũng như có thể tồn tại ở hệ thống lông, tóc của con người chúng ta.Trong bài viết hôm nay mình xin được bạn hiểu rõ hơn loại ký sinh trùng ở vùng kín này nhé

Khái quát về rận mu ký sinh trùng ở vùng kín

1. Vậy rận mu là gì

Rận mu hay còn gọi có cái tên gọi khoa học là crab lice, . Đây là loại ký sinh trùng được tìm thấy chủ yếu ở vùng kín –  cơ quan sinh dục hoặc tồn tại ở các vùng như lông mày, lông mi, hoặc  quanh hậu môn, bẹn và da đầu. Rận mu lây nhiễm trên toàn thế giới và xuất hiện ở mọi chủng tộc, sắc tộc và cũng như mọi tầng lớp xã hội.

2. Chu kỳ phát triển của rận mu

Rận mu được phát triển qua ba giai đoạn đó là trứng, nhộng và trưởng thành.

Trứng: Có thể khó tìm và được gắn chặt vào gốc chân lông. Trứng hình bầu dục và thường có màu vàng đến trắng. Chúng phải mất khoảng 6 đến 10 ngày để nở.

Nhộng: Nở ra từ trứng và trông giống như rận mu trưởng thành, nhưng có kích thước nhỏ hơn. Sau khi nở, chúng mất khoảng 2-3 tuần để trở thành những con trưởng thành có khả năng sinh sản. Chúng phải hút máu để tồn tại.

Trưởng thành: Rận mu trưởng thành trông giống như những con cua nhỏ khi nhìn qua kính lúp.Chúng có sáu chân, hai chân trước của chúng rất lớn và giống như càng cua. Rận mu có màu nâu nhạt đến trắng nhạt. Con cái đẻ trứng, thường lớn hơn con đực. Nếu chúng rời khỏi người, chúng sẽ chết trong vòng 24 -48 tiếng

Khái quát về rận mu ký sinh trùng ở vùng kín

II. Tồn tại và con đường lây nhiễm của rận mu ký sinh trùng ở vùng kín

Rận mu thường lây truyền qua quan hệ tình dục và xuất hiện phổ biến nhất ở người trưởng thành. Rận mu ở trẻ em có thể là dấu hiệu của việc tiếp xúc hoặc hành vi lạm dụng tình dục.

Nó có thể lây truyền qua tiếp xúc cá nhân hoặc qua quần áo, khăn trải giường hoặc khăn tắm mà người bị nhiễm bệnh sử dụng.

Một quan niệm sai lầm phổ biến là chúng rất dễ dàng lây truyền khi ngồi trên bệ ngồi trên bệ vệ sinh. Điều này cực kỳ hiếm vì chúng không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người và không có cấu trúc chân để bám hoặc di chuyển trên các bề mặt nhẵn như bệ ngồi trong nhà vệ sinh.

Bên cạnh chúng không không lây nhiễm cho động vật hoặc lây lan cho con người.

Tồn tại và con đường lây nhiễm của rận mu ký sinh trùng ở vùng kín

III. Triệu chứng và chẩn đoán nhiễm rận mu – ký sinh trùng vùng kín

Các triệu chứng phổ biến bao gồm ngứa vùng kín, ngứa vùng da đầu, ngứa mí mắt và kết mạc.

Quá trình chẩn đoán được thực hiện khi tìm thấy trứng hoặc rận đang bò trên các sợi lông như vùng kín , lông mày, lông mi, râu, ria mép,…. Chúng rất ít về số lượng và có thể khó tìm. Chúng thường bám trên nhiều sợi lông và không bò nhanh như chấy trên đầu.

Triệu chứng và chẩn đoán nhiễm rận mu – ký sinh trùng vùng kín

IV. Điều trị rận mu – ký sinh vùng kín

Điều trị rận mu trên lông mày hoặc lông mi:

Nếu chỉ xuất hiện một số rận và trứng rận sống trên lông mày và lông mi bạn có thể loại bỏ chúng bằng móng tay hoặc hoặc dùng nhíp nhựa gắp chúng ra khỏi lông mày hoặc lông mi

Nếu bạn đang cần điều trị bổ sung thì hãy cẩn thận sử dụng thuốc mỡ kháng sinh và kháng viêm vào mí mắt 2 – 4 lần/ngày trong vòng 10 ngày. Người bệnh không  nên sử dụng chất dưỡng trong quá trình điều trị vì có thể gây kích ứng mắt.

Điều trị chung về rận mu – ký sinh vùng kín

Thấm kỹ lông vùng kinh và các khu vực bị nhiễm bệnh khác bằng thuốc đặc trị. Để thuốc trên vùng lông bị rận mu trong thời gian đã được các bác sĩ hướng dẫn. Sau khi chờ xong, người bệnh hãy cẩn thận làm theo hướng dẫn

.Giống như một số loại thuốc theo toa: Malathion (Ovide) là một loạt các loại kem được bôi lên da. Ivermectin uống và lindane tại chỗ. Nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ da liễu khi sử dụng các loại thuốc này. Sau khi điều trị, hầu hết trứng vẫn còn dính vào thân tóc. Nó có thể được gỡ bỏ bằng móng tay hoặc lược răng thưa. Hãy thay đồ lót và quần áo sạch sau khi điều trị.Điều trị lặp lại sau 9 -10 ngày nếu vẫn còn tìm thấy rận.

Điều trị rận mu – ký sinh vùng kín

Trên đây là một số thông tin về rận mu – ký sinh vùng kín. Mình hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích được cho mọi người nhé. Nếu bạn đang xuất hiện một số triệu chứng giống bệnh thì hãy nhanh chóng đến các đa khoa da liễu gần nhất để được xét nghiệm cũng như thực hiện điều trị nếu bạn bị nhiễm bệnh nhé

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%