Giang mai âm đạo phụ nữ có nguy hiểm không?

Xem nhanh nội dung

Giang mai âm đạo nữ là gì?

Giang mai âm đạo là bệnh lây truyền qua đường sinh dục – Sexually Transmitted Infections (STDs) do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Xoắn khuẩn này lây lan chủ yếu thông qua quan hệ tình dục âm đạo và qua hậu môn. Ngoài ra, bệnh giang mai nói chung cũng có thể truyền nhiễm ở môi và miệng.

59 1

Giang mai âm đạo không gây ảnh hưởng trực tiếp hay nguy hiểm tới sức khoẻ ở giai đoạn đoạn 1, nhưng lại gây khó chịu tới sinh hoạt tình dục và dễ lây nhiễm cho người khác. Nếu để tình trạng bị nhiễm giang mai âm đạo càng lâu, có thể gây nghiêm trọng tới sức khoẻ cơ quan nội tạng.

Dấu hiệu giang mai ở nữ

Thông thường, dấu hiệu đặc trưng của bệnh giang mai là khi vết loét đau xuất hiện trên khu vực bị nhiễm bệnh. Đặc biệt vùng âm đạo xuất hiện vết loét tròn, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng, ko đau. Chúng có khả năng bị vỡ và hình thành vết thương hở, gây ẩm ướt. Đây cũng là loại xoắn khuẩn gây nhiễm trùng dễ lây lan nhất. Chúng có thể khó phân biệt với các mụn nhọt bình thường khác.

Bệnh giang mai thường xuất hiện từ 3 tuần đến 3 tháng sau khi tiếp xúc. Vết loét thường sẽ tự mình biến mất sau 1 vài tuần, ngay cả khi ko được điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh giang mai âm đạo  không được điều trị, bệnh sẽ tiến tới giai đoạn nghiêm trọng hơn (giai đoạn thứ 2). Trong thời gian đó, người bệnh có thể bị phát ban và lây lan sang các bộ phận cơ thể khác. Phát ban thường ko bị ngứa hoặc đau, nó có thể đi kèm với các triệu chứng giống như cúm nói chung và có thể biến mất sau 1 vài tuần, nhưng chúng cũng có thể tiếp tục tái phát trở lại, các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt
  • Đau họng
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Đau đầu
  • Đau cơ nói chung.

Nếu ko được điều trị, bệnh giang mai có thể tiến triển tới thời kỳ thứ 3 (giai đoạn nghiêm trọng nhất). Nhiễm trùng có thể hình thành các khối u và ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Vì vậy, bạn nên điều trị giang mai âm đạo càng sớm càng tốt trước khi bệnh tiến triển nhanh tới mức nghiêm trọng.

Giang mai âm đạo nữ có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không?

Việc bệnh giang mai âm đạo nữ có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không đang là mối lo ngại của nhiều chị em phụ nữ.

Theo khảo sát, phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai mà không được điều trị, sẽ có 50% khả năng sảy thai hoặc thai chết lưu. Điều này cũng có tác động trực tiếp đến khả năng sinh sản ở phụ nữ.

Mọi người nên đi kiểm tra bệnh giang mai trước khi mang thai trong 3 tháng đầu vì các triệu chứng bệnh giang mai âm đạo không phải lúc nào cũng rõ ràng. Ngoài ra, bệnh giang mai âm đạo cũng làm tăng nguy cơ nhiễm HIV và có thể gây ra vấn đề trong khi mang thai.

Bệnh giang mai có khả năng lan truyền cho trẻ khi đang còn trong bụng mẹ. Bệnh giang mai bẩm sinh cực kỳ nguy hiểm với đứa trẻ sơ sinh, và có khả năng tử vong cao nếu ko được điều trị kịp thời.

Cách điều trị và ngăn ngừa giang mai âm đạo nữ

Bệnh giang mai có chữa được không? Trong giai đoạn 1, bệnh giang mai có thể được điều trị bằng penicillin, một loại thuốc kháng sinh chống lại các sinh vật gây ra bệnh giang mai. Tuỳ vào tình trạng và mức độ của bệnh giang mai âm đạo, nếu ở các giai đoạn sau nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiêm một or nhiều liều penicillin cho bệnh nhân. Việc điều trị bệnh giang mai bằng thuốc tuyệt đối phải tuân theo hướng dẫn của các bác sĩ.

Bệnh giang mai có thể dễ dàng chữa đưc bằng kháng sinh trong giai đoạn 1. Nếu để bệnh quá lâu và điều trị bệnh giang mai giai đoạn cuối, bệnh sẽ gây nhiễm trùng và tấn công các cơ quan nội tạng của người bệnh như gây ra khối u, tê liệt, tác động xấu đến hệ thần kinh và não. Các biến chứng từ bệnh giang mai giai đoạn cuối có thể xuất hiện từ 10-20 năm sau khi bạn bị nhiễm bệnh.

Một số cách ngăn ngừa bệnh giang mai âm đạo bạn có thể tham khảo như:

  • Không quan hệ tình dục: ko quan hệ qua âm đạo, hậu môn, và miệng cho đến khi bạn và bạn tình đã hoàn toàn được điều trị hết bệnh
  • Sau khi điều trị khỏi bệnh,người bệnh nên luôn dùng bao cao su khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn sức khoẻ và ko bị lây bệnh hay tái nhiễm.
  • Thường đi khám và kiểm tra bệnh truyền nhiễm STDs định kỳ để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%