Search
Close this search box.

Bệnh giang mai là bệnh gì?

Giang mai là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua con đường tình dục (STI) do loại vi khuẩn có tên là Treponema pallidum gây nên. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh giang mai có dấu hiệu giảm xuống , nhưng ở nam giới đặc biệt là nam giới có quan hệ tình dục với người đồng giới đang dần tăng lên.

Tương tự với những bệnh lây qua đường tình dục khác, giang mai cũng khó chẩn đoán vì người nhiễm bệnh thường ko có bất kỳ những triệu chứng nào trong nhiều năm. Nếu nhiễm giang mai quá lâu và ko được điều trị đúng cách, kịp thời bệnh có thể sẽ gây nên những tổn thương lớn đến các cơ quan nội tạng quan trọng như:tim, não… 

Dấu hiệu nhận biết bệnh theo từng giai đoạn

Thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng với việc điều trị bệnh là việc nhận biết giai đoạn bệnh, không chỉ giúp người bệnh có nhiều cơ hội được chữa khỏi mà còn tránh được nguy cơ lây lan cho người thân, người bạn đời.

Bệnh giang mai nếu không được kịp thời chẩn đoán và điều trị có thể tồn tại rất nhiều năm và  bệnh hiện được chia làm 2 giai đoạn: giang mai sớm và giang mai muộn.

  1. Giang mai sớm
  • Giang mai thời kỳ 1: Người bệnh vẫn sẽ sinh hoạt bình thường và không có bất kỳ triệu chứng nào cả. Tuy nhiên, bệnh lại dễ lây nhiễm nhất trong giai đoạn này và cả quá trình tiếp theo. Thông thường, giai đoạn chính của bệnh giang mai bắt đầu trong khoảng từ 3 đến 4 tuần (khoảng 9 – 90 ngày) sau khi bị nhiễm vi khuẩn. Người bệnh xuất hiện 1 vết loét nhỏ, hình tròn được gọi là săng. Săng ko đau nhưng có khả năng lây nhiễm cao. Vết loét này có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể như miệng, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn . Vết thương sẽ tự lành trong khoảng từ 3 đến 10 tuần dù được điều trị hay không. Người bệnh có thể không để ý sự xuất hiện săng hoặc thấy săng tự mất. Nếu không được chẩn đoán và điệu trị trong giai đoạn này, sau 4 đến 8 tuần từ khi xuất hiện những tổn thương ban đầu, bệnh sẽ phát triển sang giang mai thời kỳ 2
  • Giang mai thời kì 2: Có nguy cơ lây truyền cao cho người khác. Giang mai thời kỳ này thường dễ bị nhầm lẫn với 1 bệnh lý khác như dị ứng thuốc hay vảy nến. Với các dấu hiệu như phát ban trên da và đau họng. Các nốt phát ban này sẽ ko gây ngứa và thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.  Thậm chí, một số người ko nhận thấy các nốt phát ban trước khi chúng biến mất. Các triệu chứng khác của giang mai giai đoạn 2 còn bao gồm: đau đầu, sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi, sốt, giảm cân, rụng tóc vàđau nhức khớp…Có thể có những dấu hiệu về thần kinh: điếc một bên, liệt thần kinh mắt, viêm màng bồ đào, viêm màng não. Triệu chứng của giang mai thời kỳ 2 có thể tự mất đi dù ko điều trị gì. Tuy nhiên, nếu người bệnh ko được điều trị, bệnh sẽ tiến triển sang giang mai tiềm ẩn.
  • Giang mai tiềm ẩn : không có dấu hiệu hay triệu chứng lâm sàng. Vì thế chỉ có thể phát hiện bẹnh bằng xét nghiệm huyết thanh. Được chia làm 2 loại : và có thể chia làm hai giai đoạn: tiềm ẩn sớm (dưới hai năm) và tiềm ẩn trễ (hơn hai năm). Nếu không điều trị, tất cả bệnh nhân sẽ ko có triệu chứng từ 12 đến 24 tháng sau khi nhiễm.
  1. Giang mai muộn
  • Giang mai thời kì 3: Thường xuất hiện  từ nhiều tháng, nhiều năm sau khi có săng trong một phần ba trường hợp nếu không điều trị. Những biến chứng gồm: săng thương sâu, gôm ở da, xương, nội tạng, tim mạch và thần kinh. Ở giai đoạn này, người bệnh giang mai sẽ ít có khả năng lây nhiễm cho bạn tình, bạn đời vì xoắn khuẩn đã thâm nhập và cư trú vào nội tạng, và không còn ở da, niêm mạc.

Nguyên nhân bệnh giang mai

Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai là 1 loại vi khuẩn có tên Treponema pallidum. Loại vi khuẩn này được tìm thấy năm 1905, có hình dạng như một chiếc lò xo có 6-14 vòng xoắn. Sức đề kháng của Treponema pallidum cực kỳ yếu, ko thể sống quá vài giờ ở bên ngoài thân thể người. Nhiệt độ thích hợp cho xoắn khuẩn phát triển được là 37*C. Xà phòng và các chất sát khuẩn có thể diệt được xoắn khuẩn trong vòng vài phút. Bệnh sẽ lây lan khi người lành tiếp xúc trực tiếp với các săng giang mai của người bệnh thông qua quan hệ tình dục đường âm đạo, đường hậu môn hoặc đường miệng. Bệnh cũng có thể lây lan gián tiếp qua những đồ dùng, vật dụng bị nhiễm hoặc qua các vết xước trên da, niêm mạc. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây truyền qua đường máu hoặc từ mẹ sang con trong thời kỳ đang mang thai.

Sau khi chữa khỏi, bệnh giang mai sẽ không tự tái phát. Tuy nhiên, bạn có thể tái nhiễm nếu tiếp xúc với vết loét giang mai của một người bệnh khác.

Phòng ngừa bệnh giang mai

Giang mai có thể được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bằng các loại kháng sinh đặc hiệu để ức chế sự phát triển của vi khuẩn Treponema pallidum. Tuy nhiên, do giang mai vẫn chưa có vắc xin đặc trị nên phòng bệnh vẫn hơn là chữa bệnh. Bạn có thể phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh giang mai bằng cách tuân thủ các lời khuyên dưới đây: 

  • Ko quan hệ tình dục với nhiều đối tượng khác nhau. Chung thủy một vợ một chồng.
  • Sử dụng bao cao su để làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh, lưu ý nên che chắn các vùng bị tổn thương.
  • Tránh dùng các loại thuốc kích thích, rượu bia để giữ khả năng phán đoán, tránh các hành vi tình dục không an toàn.
  • Không dùng chung những vật dụng cá nhân với người khác để phòng tránh vi khuẩn còn bám lại trên bề mặt vật dụng  và lây qua các vết thương hở.
  • Nếu phát hiện mắc  giang mai trước khi sinh con, người mẹ cần thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách chăm sóc bản thân và ngăn ngừa lây nhiễm cho thai nhi.
  • Tuân thủ lịch khám sức khỏe định hàng năm hoặc khám theo lời dặn của bác sĩ
  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và tránh căng thẳng mệt mỏi.
  • Dù đã được điều trị giang mai, nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ sẽ bị tái nhiễm, nên tuân thủ các liệu trình điều trị và thực hiện các biện pháp phòng bệnh được bác sĩ khuyến cáo.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%