Bệnh giang mai là một bệnh tiêu biểu thuộc nhóm bệnh xã hội với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được nhận biết, phát hiện và điều trị thích hợp. Trước kia, đây là một bệnh hoa liễu gây nên nỗi sợ hãi cho nhiều người. Tuy nhiên với y học hiện nay, điều trị bệnh giang mai trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm được những thông tin về dấu hiệu sớm của bệnh cũng như phương hướng xử trí như thế nào, giúp giảm nguy cơ biến chứng và chi phí điều trị.
Bệnh Giang Mai Là Gì?
Giang mai là một bệnh lây qua đường tình dục, nguyên nhân mắc bệnh do một loại xoắn khuẩn có tên khoa học Treponema Pallidum gây nên. Con đường lây truyền chủ yếu là tình dục không an toàn. Tuy nhiên bệnh cũng có thể lây qua đường máu và mang thai từ mẹ sang con.
Bệnh giang mai biểu hiện qua các giai đoạn trong nhiều năm (có thể từ 10 – 30 năm, thậm chí cả đời). Các giai đoạn tiến triển của bệnh giang mai luân phiên nhau, có lúc rầm rộ, cũng có những thời kì không có dấu hiệu gì. Do vậy, nhiều người bệnh lầm tưởng là đã chữa khỏi bệnh giang mai.
Bệnh giang mai tuy không quá ảnh hưởng và nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời, bệnh có thể thâm nhập gây biến chứng ở phủ tạng, bao gồm hệ thần kinh và tim mạch.
Phát hiện bệnh sớm sẽ tăng khả năng chữa khỏi bệnh giang mai
Xem ngay: BỆNH GIANG MAI CÓ NGỨA KHÔNG?
Thời Gian Ủ Bệnh Giang Mai – Diến Biến Bệnh Giang Mai
Bệnh giang mai ủ bệnh bao lâu thì tùy vào cơ địa và tình trạng từng người. Nhìn chung, bệnh giang mai diễn biến qua 4 giai đoạn như sau:
Thời kì ủ bệnh
Thời kỳ này kéo dài từ 10 – 90 ngày. Để biết chính xác bệnh giang mai ủ bệnh bao lâu, bạn nên đến phòng khám để được bác sĩ kiểm tra sớm. Giang mai ủ bệnh trung bình khoảng 3 – 4 tuần từ thời điểm nhiễm bệnh. Thời kì này không có triệu chứng.
Thời kì thứ nhất
Thời kỳ này xảy ra sau 3 – 4 tuần từ thời điểm lây nhiễm. Triệu chứng điển hình của thời kì này biểu hiện ngoài da, được gọi là các “săng giang mai”. Đây là các vết trợt nông màu đỏ tươi, sờ vào thấy cứng và KHÔNG có gờ nổi cao bao quanh (đây là đặc điểm quan trọng, nếu có gờ nổi cao xung quanh thì không phải giang mai). Các săng này thường thấy ở vùng da quanh bộ phận sinh dục.
Biểu hiện của bệnh giang mai
Thời kì thứ hai
Bắt đầu từ 6-8 tuần sau lây nhiễm. Đây là giai đoạn xoắn khuẩn lây lan rộng nhưng chưa phá hủy các cơ quan. Do đó, việc điều trị vẫn tương đối thuận lợi. Đây là thời kì bệnh giang mai khó kiểm soát và dễ lây nhiễm cho cộng đồng nhất. Các triệu chứng bệnh giang mai ngoài da thường gặp ở thời kỳ này là: Ban đỏ nổi rải rác khắp cơ thể; hình thái các sẩn giang mai này cũng đa dạng hơn: từ nổi dát đỏ nến, nổi gồ như vảy nến, hoặc loét hoại tử… Một số sẩn phì đại kích thước lớn có thể gặp ở vùng sinh dục và hậu môn.
Một số triệu chứng trứng khác đặc trưng của giai đoạn hai là: Nổi hạch nhiều nơi (thường gặp hạch bẹn) và rụng tóc.
Các triệu chứng tiến triển thành từng đợt, rầm rộ rồi lại thoái lui (gọi là giai đoạn giang mai kín). Cần đặc biệt lưu ý: Đây không phải giai đoạn khỏi bệnh mà vi khuẩn ẩn vào và vẫn tiếp tục âm thầm hủy hoại các nội tạng.
Cuối giai đoạn 2, bệnh ít lây nhiễm hơn nhưng vẫn có thể lây từ mẹ sang con.
Thời kì thứ ba
Đây là thời kì cuối của Giang mai, biểu hiện vào năm thứ 3 của bệnh. Đây là giai đoạn vi khuẩn ăn sâu, khu trú và phá hủy tổ chức không hồi phục, có thể gây tử vong. Hình thái tổn thương trên da của giai đoạn này rất đặc trưng, gọi là củ giang mai và gôm giang mai.
Củ giang mai là khối nổi trên mặt da, màu đỏ đồng, tròn, trơn, không đau. Củ mọc không đối xứng, thường ở mặt lưng. Đường kính dưới 1cm.
Gôm giang mai, gần tương tự củ giang mai nhưng tiến triển qua 4 giai đoạn, có thể gặp ở nhiều vùng da khác nhau, thường có ở vùng da mỏng và nhiêm mạc miệng. Các giai đoạn gồm:
- Giai đoạn cứng: một khối rắn, tròn, ranh giới rõ ở dưới da, bề mặt da vẫn bình thường.
- Giai đoạn gôm mềm: gôm mềm từ nông đến sâu, dính vào da làm da đỏ lên, không di động được.
- Giai đoạn loét: gôm vỡ mủ sánh, dính như gôm, sau đó để lại một loét đứng thành, đáy có mủ lẫn máu. Bờ tròn đều hoặc thành cung.
- Giai đoạn thành sẹo: hết mủ, gôm khỏi thường để lại sẹo.
Các thể bệnh nguy hiểm khác cũng xuất hiện trong giai đoạn này, đó là giang mai thần kinh và giang mai tim mạch. Các di chứng trong giai đoạn này thường nặng nề hoặc dẫn tới tử vong.
Xem ngay: BỆNH GIANG MAI Ở NAM GIỚI
Một Số Lưu Ý Về Bệnh Giang Mai
Giữa các giai đoạn bệnh giang mai, có thể các triệu chứng bệnh giang mai thoái lui hoàn toàn, nhưng đó không phải khỏi bệnh. Thời gian từng giai đoạn có thể rất thay đổi tùy theo trường hợp cụ thể. Do vậy cần đi khám ngay khi có nghi cờ bị bệnh.
Theo số liệu báo cáo từ các bệnh viện, phòng khám, khoảng 30-50% các ca bệnh khi được phát hiện đang chuyển từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3 vì đi khám muộn.
Bệnh giang mai có thể chẩn đoán nhầm sang một số bệnh hoa liễu tương tự nên cần đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để khám xét và thực hiện các xét nghiệm loại trừ cần thiết. Đặc biệt là giai đoạn 1, các biểu hiện ngoài da dễ nhầm với bệnh Herpes hoặc ghẻ.
Nên điều trị bệnh giang mai sớm
Bệnh giang mai ngày nay đáp ứng tốt với kháng sinh. Bộ y tế cũng đã ban hành phác đồ chi tiết và tương đối hiệu quả với bệnh này, chữa trị bằng cách sử dụng kháng sinh mạnh đường tiêm ngắn ngày.
Nói tóm lại, bệnh giang mai từ trước đến nay vẫn luôn là một bệnh tình dục phổ biến, diễn biến qua nhiều năm, hậu quả cuối cùng nặng nề, có thể gây tử vong. Điều trị hiện nay không khó nhưng cần chẩn đoán kịp thời, trước khi để bệnh ăn sâu và xảy ra các biến chứng không thể đảo ngược. Do vậy cần có biện pháp chủ động phòng ngừa, nếu thấy nghi ngờ biểu hiện bệnh cần nhanh chóng kiểm tra tại các cơ sở chuyên khoa đủ điều kiện như phòng khám Galant.
Phòng khám Galant là phòng khám chuyên về các bệnh xã hội, bao gồm cả các dịch vụ xét nghiệm HIV và có các gói combo khám – chữa các bệnh tình dục, bệnh xã hội. Đặc biệt, phòng khám Galant có chấp nhận bảo hiểm y tế cho các bệnh nhân cần điều trị ARV.
Phòng khám Galant đảm bảo các tiêu chí: Bảo mật – Thân thiện – Thấu cảm – Trách nhiệm. Để được tư vấn về dịch vụ khám chữa bệnh giang mai tại phòng khám Galant,