Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

[Góc giải đáp] Người bị HIV sống được bao lâu?

Bị HIV sống được bao lâu chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều người nằm trong nhóm nguy cơ hoặc đã nhiễm HIV. Trường hợp không phát hiện và điều trị kịp thời, HIV sẽ tiến chuyển sang AIDS. Cơ thể người bệnh lúc này đã suy kiệt, không còn khả năng chống đỡ với bất kỳ tác nhân gây hại nào nữa. Nguy cơ tử vong của người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS là tất yếu. 

HIV / AIDS có thể chữa khỏi hoàn toàn không? 

Cho đến thời điểm hiện tại mặc dù khoa học rất phát triển nhưng người ta vẫn chưa thể tìm ra phương pháp chữa trị triệt để HIV / AIDS. Các phương pháp điều trị hiện giờ chủ yếu chỉ có tác dụng kiểm soát tải lượng virus, duy trì chức năng hệ thống miễn dịch. 

Ảnh 1: Chưa có phương pháp điều trị triệt để HIV / AIDS

Những loại thuốc điều trị hiện nay chủ yếu tác động vào protein HIV, ngăn chặn quá trình sao chép. Ngoài ra, một số loại thuốc khác còn có tác dụng ngăn chặn virus xâm nhập, giảm thiểu tác động đến hệ miễn dịch. Người nhiễm HIV cần phải dùng thuốc kháng virus theo đúng chỉ định của bác sĩ nếu muốn kéo dài thời gian sống. 

Người bị HIV sống được bao lâu?

Người bị nhiễm HIV sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Triển vọng sống của bệnh nhân HIV đang tiến triển theo hướng tích cực bởi sự tiến bộ của y học. Nếu phát hiện sớm và sử dụng thuốc kháng virus kịp thời, người bị nhiễm HIV hoàn toàn có thể sống lâu, sức khỏe hoàn toàn bình thường. 

Ảnh 2: Người bị nhiễm HIV sống được bao lâu? 

Thời gian sống trung bình của người nhưng HIV hiện nay vào khoảng hơn 10 năm. Trong thực tế đã cho thấy có những bệnh nhân phát hiện bị nhiễm HIV từ năm 20 nhưng vẫn có thể sống đến 70 tuổi nếu tuân thủ phác đồ điều trị kháng virus. 

Năm 2011, một nghiên cứu đã chứng minh người nhiễm HIV (CD đạt trên 350) áp dụng nghiêm ngặt phác đồ điều trị có khả năng đạt tuổi thọ bằng hoặc lớn hơn mức tuổi thọ trung bình. 

Trường hợp người nhiễm HIV bị giảm tuổi thọ, nguyên nhân có thể là do:

  • Số lượng CD4: Khi mới bắt đầu quá trình điều trị, số lượng CD4 chính là tác nhân lớn nhất quyết định đến tuổi thọ của người nhiễm HIV. Trường hợp CD4 giảm xuống dưới mức 200, tuổi thọ của có thể giảm đến 15 năm. 

  • Thói quen sử dụng thuốc của người nhiễm HIV: Thực tế đã cho thấy người nhiễm HIV hút thuốc tuổi thọ thường không cao bằng người không hút thuốc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ tử vong của người nhiễm HIV hút thuốc cao hơn 2 lần so với người không hút thuốc. Tuổi thọ của nhóm người này thậm chí còn giảm đến 12 năm. 

  • Yếu tố chủng tộc: Một nghiên cứu của Đại học Công Bloomberg cho thấy người nhiễm HIV thuộc nhóm Mỹ gốc Phi tuổi thọ thấp hơn trung bình 8.5 năm so với người nhiễm HIV nhưng thuộc chủng da trắng. 

  • Yếu tố tiêm chích ma túy: Tuổi thọ của người nhiễm HIV có tiêm chích ma túy thường thấp hơn khoảng 20 năm so với người không tiêm kích ma túy. 

  • Người bệnh có tuân thủ các đồ điều trị hay không: Người nhiễm HIV tuân thủ các đồ điều trị thường kéo dài sự sống lâu hơn so với người dùng thuốc không thường xuyên. 

Các đoạn tiến triển bệnh của người nhiễm HIV

Người bị nhiễm HIV sẽ tiến triển bệnh theo 4 giai đoạn cơ bản. Từ giai đoạn cửa sổ cho đến giai đoạn chuyển sang AIDS.

Giai đoạn “cửa sổ”

Đây là giai đoạn đầu khi virus mới xâm nhập thành công vào cơ thể. Lúc này, cơ thể người nhiễm sẽ xuất hiện một số triệu chứng tương tự như cúm. Chẳng hạn như sốt nhẹ khoảng 37.5 °C đến 38.5 ° C. 

Ảnh 3: Người nhiễm HIV ở giai đoạn cửa sổ thường xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ

Triệu chứng trên thường duy trì trong khoảng 1 tháng. Bên cạnh biểu hiện sốt nhẹ thì người bị nhiễm bệnh còn xuất hiện cảm giác đau đầu, cơ thể suy nhược, hạch nổi lên ở vùng cổ hoặc vùng bẹn. 

Các dấu hiệu này cho thấy hệ miễn dịch đang phản ứng lại với virus gây bệnh. Ngoài ra,  người bệnh cũng có thể xuất hiện thêm triệu chứng đau cơ, buồn nôn hoặc tiêu chảy. 

Trong giai đoạn “cửa sổ” virus HIV bắt đầu xâm nhập vào máu và nhân lên với số lượng lớn. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm, nổi hạch. Điều nguy hiểm là trong giai đoạn này cho dù xét nghiệm thì kết quả vẫn âm tính với HIV. Xét nghiệm sàng lọc gần như không có tác dụng ở giai đoạn “cửa sổ”. 

Giai đoạn chưa xuất hiện triệu chứng

Tiếp nối giai đoạn “cửa sổ” là giai đoạn mà cơ thể người bệnh gần như không xuất hiện triệu chứng đặc trưng nào. Khi đó, bạch cầu mới chỉ bị tấn công và tiêu diệt với số lượng thấp. 

Ảnh 4: Virus HIV bắt đầu nhanh lên mạnh mẽ trong giai đoạn không triệu chứng

Tuy vậy, đây lại chính là thời kỳ virus HIV nhân viên mạnh mẽ nhất. Mặc dù không xuất hiện triệu chứng nhưng nếu xét nghiệm máu, người bệnh có thể biết đã nhiễm HIV hay chưa. 

Trong giai đoạn không triệu chứng cho dù không dùng thuốc kháng virus thì người bệnh vẫn có thể duy trì sự tuổi thọ từ 10 năm trở lên. Thế nhưng thực tế thì tình trạng bệnh lại tiến triển rất nhanh. 

Muốn kéo dài tuổi thọ, người nhiễm HIV phải sử dụng thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không nên trì hoãn điều trị. Nên nhớ rằng dù không xuất hiện triệu chứng, nhưng người bị nhiễm HIV khi tiến triển đến giai đoạn này vẫn có khả năng quyền virus cho người khác. 

Giai đoạn phát triển triệu chứng nhẹ

Triệu chứng thường gặp trong giai đoạn này là giảm cân, vùng miệng bị loét, cơ thể mẩn ngứa,.. Người ta còn gọi đây là giai đoạn cận với AIDS. 

Giai đoạn chuyển sang AIDS

Khi chuyển sang AIDS có nghĩa người bệnh đang ở trong giai đoạn cuối của chu kỳ tiến triển bệnh. Hệ miễn dịch lúc này không còn khả năng chống đỡ lại tác nhân gây bệnh, cơ thể kiệt quệ. 

Toàn thân của người bệnh nổi hạch, thường xuyên xuất hiện các cơn sốt. Kèm theo đó là triệu chứng tiêu chảy diễn ra đến hơn một tháng, cơ thể bắt đầu giảm khoảng hơn 10% khối lượng. 

Hệ miễn dịch của người bệnh trong giai đoạn ếch hầu như đã bị tàn phá, không còn khả năng chống lại bất kỳ tác nhân gây hại nào. Tuổi thọ của người bệnh lúc này thường không kéo dài quá 24 tháng. 

Cách để bệnh nhân nhiễm HIV sống lâu, sống khỏe 

Ảnh 5: Người bệnh nên duy trì luyện tập thể dục thể thao điều độ mỗi ngày

Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc kháng Virus, người bệnh còn phải duy trì lối sống lành mạnh. Cụ thể để làm chậm tiến trình bệnh diễn biến đến giai đoạn cuối, người bị nhiễm HIV nên phối hợp thực hiện các biện pháp sau:

  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh mỗi ngày

  • Tập thể dục thể thao một cách điều độ, duy trì sự dẻo tay cho cơ thể

  • Nghỉ ngơi một cách điều độ, ngủ đủ giấc và tránh làm việc quá sức

  • Hạn chế sử dụng thuốc và những chất kích thích khác 

Trường hợp nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để khám xét, xác định nguyên nhân và tìm cách điều trị.

Muốn phòng tránh lây nhiễm cho người xung quanh, người bị nhiễm HIV nếu quan hệ tình dục cần áp dụng biện pháp an toàn. Đối với người chưa nhiễm HIV nhưng có thực hành quan hệ tình dục với người đã nhiễm thì nên dùng thuốc dự phòng phơi nhiễm PrEP. 

Người bị nhiễm HIV không nên sống quá khép kín mà hãy tìm cách chia sẻ, trao đổi với người thân cận về tình trạng bệnh. Nếu có điều kiện, người nhiễm HIV nên tham gia vào những nhóm hỗ trợ dành cho người cùng cảnh ngộ. Đây chính là nơi để người cùng hoàn cảnh tìm cách động viên, chia sẻ vui buồn của nhau. 

Phòng khám Đa khoa GALANT – tư vấn, xét nghiệm, điều trị HIV an toàn và bảo mật 

Phòng khám Đa khoa GALANT là cơ sở y tế chuyên tư vấn, khám xét, điều trị HIV và các căn bệnh liên quan đến đường tình dục. Hiện tại, GALANT đang có 5 chi nhánh hoạt động tại các quận nội thành của TPHCM. 

Bệnh nhân khi đến thăm khám tại đây được cam kết bảo mật thông tin, tư vấn tận tình. Ngoài khám xét và điều trị theo hình thức dịch vụ, GALANT cũng còn hỗ trợ khách hàng thanh toán thuốc thuốc kháng virus và dự phòng HIV / AIDS bằng bảo hiểm y tế. 

Mong rằng chia sẻ trên đây đã phần nào giải đáp giúp bạn thắc mắc người bị HIV sống được bao lâu. Thời gian sống của người nhiễm HIV có thể lên tới vài chục năm nếu tuân thủ phác đồ điều trị, duy trì lối sống lành mạnh. Trường hợp không may mắc phải căn bệnh thế kỷ này, bạn tuyệt đối không nên nghĩ rằng cuộc sống đã hoàn toàn khép lại. Mà thay vào đó hãy cố gắng điều trị càng sớm càng tốt, luôn giữ cho mình niềm hy vọng. 

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

CS1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM

Hotline: 0943 108 138 *  028. 7303 1869

Làm việc: 09:00 – 20:00 (Thứ 2 – Chủ nhật)

 CS2: Số 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 0976 856 463 *  028. 7302 1869

Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

 CS3: 96 Ngô Thị Thu Minh, P.2, Q. Tân Bình

Hotline: 0901 386 618 *  028. 7304 1869

 Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

 CS4: 15 Đường Số 3 (Cư Xá Lữ Gia), P.15, Q.11

Hotline: 0932 623 048*  028. 7300 5222

Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

 CS5: 417/21 Quang Trung. P10, Quận Gò Vấp

Hotline: 0906 200 902*  028. 7305 1869

 Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

Email: cskh@wpdemo.galantclinic.com * www.galantclinic.com *www.dieutrihiv.com 

#galantclinic #phongkhamdakhoa #namkhoa #xetnghiemhiv #benhdalieu #dieutrihiv #benhmantinh #xetnghiemnoitiet #dieutrihivbaohiemyte #dieutriARV #hormone #glbt

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV miễn phí tại GALANT