Search
Close this search box.

Chi tiết các bước thực hiện trong quy trình thay băng cắt chỉ

Quy trình thay băng cắt chỉ cho bệnh nhân là một trong những kỹ thuật rất cơ bản bên ngoại khoa. Tuy nhiên để giúp vết thương nhanh chóng phục hồi và phát triển mô hạt đòi hỏi người chăm sóc phải đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.

Quy trình thay băng cắt chỉ

Quy trình thay băng cắt chỉ

Lý thuật kỹ thuật thăng băng cắt chỉ

Thông thường khâu da sẽ được chỉ định đối với những trường hợp phải thực hiện phẫu thuật, chấn thương phần mềm trước 6 giờ đồng hồ. Và sẽ sử dụng kim chỉ để khâu vết thương cũng có một số ca thì dùng móc bấm kim loại. Dụng cụ này có tác dụng bấm 2 mép da lại với nhau mà không cần chỉ khâu.

Thời gian cắt chỉ cũng phụ thuộc vào vị trí, tình trạng của vết thương. Với vết thương ở đầu , mặt nếu phục hồi nhanh thì tốt nhất là cắt chỉ sau 5 ngày. Còn những vết thương nằm ở chi, bụng, lưng có tiến triển tốt thì sau 7 ngày thì có thể cắt chỉ. Hơn nữa, việc khâu da còn có tác dụng cố định ống dẫn lưu và gạc để che lấp vết thương hạn chế nhiễm trùng.

Quy trình cắt chỉ được thực hiện như sau: dùng kẹp phẫu tích để nhấc các nút chỉ lên khỏi bề mặt da rồi luồn mũi kéo vào chân chỉ sát da và cắt đứt chỉ. Sau đó dùng kẹp phẫu tích để rút chỉ ra để vào miếng gạt gần đó và thực hiện lần lượt cho đến hết móc bấm. Trong trường hợp vết thương mới khâu đã có tình trạng nhiễm khuẩn cần phải thực hiện cắt 1 nút bỏ 1 nút. Làm như vậy có tác dụng tháo hết các dịch mủ đọng lại trong vết thương và đẩy nhanh tiến độ phục hồi.

Về mặt lý thuyết

Về mặt lý thuyết

Đối với vết thương sử dụng móc bấm Michel thì người thực hiện cần luồn một bên của mũi kìm sao cho sát vào bề mặt da bên dưới móc bấm. Bên tay cầm kìm thì bóp thật mạnh thì 2 đầu của móc sẽ tự động bật ra.

Quy trình thay băng cắt chỉ

Trước khi tiến hành kỹ thuật thay băng cắt chỉ cho bệnh nhân, người thực hiện cần phải làm các bước sau:

  • Chuẩn bị bệnh nhân.
  • Kiểm tra hồ sơ của người bệnh.
  • Cần phải thông báo và giải thích rõ ràng cho bệnh nhân về các thủ thuật sắp thực hiện.
  • Nhận định tình trạng hiện tại của người bệnh.
  • Chuẩn bị điều dưỡng: mũ và áo choàng.
  • Thực hiện rửa tay theo 6 bước.
  • Mang khẩu trang và chuẩn bị các dụng cụ cần thiết.
  • Sắp xếp dụng cụ theo thứ tự lên xe thay băng và kiểm tra lại một lần nữa.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ tất cả mọi thứ để sẵn sàng bước vào quy trình thay băng cắt chỉ cho bệnh nhân. Người thực hiện cần phải đi găng tay y tế sạch, trải săng nilon bên dưới vết thương và tiến hành tháo bỏ lớp băng cũ. Trong trường hợp mà băng gạc dính sát vào vết thương hở thì cần phải sử dụng nước muối sinh lý để làm mềm băng tránh để vết thương chảy máu.

Bước 1: Nhận định và đánh giá vết thương

Cần xem xét vết thương đang trong tình trạng nhiễm khuẩn, sạch hay vô khuẩn.

Số lượng ra sao, có màu sắc như thế nào, tính chất của tinh dịch.

Đánh giá mức độ phục hồi của vết thương và khả năng tạo mô hạt.

Phát hiện xem vết thương có dấu hiệu chảy máu hay nhiễm trùng không.

Bắt đầu chuẩn bị dụng dịch Oxy già, NaCl 0,9% và Povidine 1% để tiến hành rửa vết thương.

Sau đó đặt túi đựng đồ bẩn vào vị trí đã quy định.

Người thực hiện tháo bỏ găng đã sử dụng và đi găng vô khuẩn vào.

Đánh giá tình trạng vết thương

Đánh giá tình trạng vết thương

Bước 2: Xác định dung dịch rửa vết thương

Đối với vết thương nhiễm khuẩn người thực hiện cần phải dùng H2O2 để loại bỏ mô dập nát sau đó rửa lại bằng nước muối sinh lý và cuối cùng dùng povidine để rửa lại vết thương lần nữa.

Với vết thương sạch thì chỉ cần dùng nước muối để rửa sạch vết thương và dùng povidine để rửa lại.

Còn vết thương vô khuẩn thì chỉ cần rửa vết thương bằng povidine.

Bước 3: Tiến hành rửa vết thương

Dùng kẹp phẫu tích hoặc kocher gắp gạc thấm vào dung dịch rửa rồi chuyển gạc sang dạng thẳng hoặc cong. Bắt đầu rửa từ giữa vết thương sau đó thì xoáy ốc rộng ra ngoài, rửa lần lượt như vậy đến khi vết thương đã sạch.

Lưu ý trong mỗi lần rửa đều phải thay gạc chứ không phải dùng suốt một miếng băng gạc trong cả quá trình rửa vết thương. Cũng không được để kìm rửa vết thương lẫn với kìm gắp dụng cụ. Trong trường hợp vết thương có dịch cần phải nặn ép cho sạch ngăn chặn tình trạng bội nhiễm.

Bước 4: Cắt chỉ vết thương

Hãy dùng phẫu tích không có mấu để gắp chân vết chỉ đã cắt.

Dùng kéo cắt chuyên dùng để cắt chỉ cong luồn vào để cắt sát mép vết thương.

Sau đó rút đầu chỉ ra và cắt cho đến hết.

Cuối cùng thực hiện sát khuẩn bằng dung dịch povidine.

Bước 5: Hoàn thành quy trình thay băng cắt chỉ

Khi đã hoàn thành quy trình thay băng cắt chỉ người thực hiện cần phải đặt một miếng gạc vô khuẩn và băng vết thương lại.

Sau đó thì thu gọn dụng cụ. Phân loại và thu gom rác thải.

Thông báo cho bệnh nhân và những lưu ý cần thiết.

Cuối cùng thực hiện ghi phiếu chăm sóc.

Lưu ý cần thiết cho bệnh nhân

Lưu ý cần thiết cho bệnh nhân

Trên đây là những thông tin cụ thể nhất về quy trình thay băng cắt chỉ mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Tuy nhiên để an toàn nhất thì bạn không nên thực hiện tại nhà mà hãy đến cơ sở y tế uy tín. Truy cập vào website: https://galantclinic.com/ để được tư vấn thêm hoặc đến trực tiếp phòng khám theo địa chỉ dưới đây:

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

Cơ sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM

  • Hotline: 0943 108 138 * 7303 1869
  • Thời gian làm việc: 09h – 20h (T2 – CN)

Cơ sở 2:  23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM

  • Hotline: 0976 856 463 * 7302 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Cơ sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM

  • Hotline: 0901 386 618 * 7304 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Email: cskh@wpdemo.galantclinic.com

Website: galantclinic.com * dieutrihiv.com

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%