Search
Close this search box.

Tầm soát ung thư cổ tử cung có đau không ?

1. Ung thư cổ tử cung là gì ?

Ung thư cổ tử cung là u ác tính nguyên phát ở cổ tử cung. Những tế bào này có thể phát triển thành khối u or xâm nhập vào các mô xung quanh tử cung và dần dần xâm lấn những cơ quan khác trong cơ thể người bệnh.

2. Triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm vì ở giai đoạn 1, bệnh rất khó để nhận biết. Lúc này, các tế bào mới chỉ xuất hiện ở lớp bề mặt tử cung và chưa gây ra các triệu chứng cụ thể nào. Do đó, nếu ko đi khám phụ khoa, bạn sẽ ko thể phát hiện ra bệnh.

Khi đã ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như sau:

Xuất huyết âm đạo bất thường: Ở giữa kỳ kinh, nhưng cơ thể lại có hiện tượng xuất huyết âm đạo. Đây đc coi là biểu hiện bất thường và nếu hiện tượng này có kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau lưng, thì bạn nên thăm khám sớm.

Tiết dịch âm đạo nhiều : Dịch âm đạo thường có màu trắng trong và ko có mùi. Nhưng nếu dịch tiết nhiều và có sự thay đổi bất thường như màu vàng, hay màu xanh và có mùi lạ thì rất có thể bạn đang mắc bệnh phụ khoa, và không ngoại trừ ung thư cổ tử cung.

Đau vùng chậu và lưng: Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân sẽ chuyển biến nặng hơn gây ra những cơn đau lưng và dần dần đau chân và gây hiện tượng phù ở 2 chân.

Tiểu tiện bất thường: Hiện tượng lẫn máu trong nước tiểu hay khi đi tiểu cảm giác đau buốt, ngay cả khi hắt hơi, và vận động cũng bị rò rỉ nước tiểu.

Rối loạn kinh nguyệt: Người bệnh sẽ có hiện tượng chậm kinh hay kinh nguyệt có màu đen sẫm và kéo dài.

3. Vì sao cần tầm soát ung thư cổ tử cung?

Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 4.100 ca mắc mới ung thư cổ tử cung và 2.400 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này. Thậm chí theo các chuyên gia cảnh bảo, con số này có thể ngày càng gia tăng.

Giai đoạn 1, bệnh không có các triệu chứng, vì thế sàng lọc, tầm soát ung thư cổ tử cung chính là cách hiệu quả nhất để có thể phát hiện bệnh tình sớm và điều trị kịp thời. Đồng thời ngăn chặn các biến chứng của bệnh. Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khuyến cáo, dù đã tiêm vắc xin phòng bệnh thì vẫn nên tầm soát bệnh.

Thực tế, rất nhiều trường hợp đã đc điều trị hiệu quả nhờ tầm soát ung thư cổ tử cung. Các chuyên gia cho rằng, nếu phát hiện sớm và sử dụng 1 số biện pháp điều trị, tùy thuộc vào từng giai đoạn như phẫu thuật, xạ trị, và hóa trị thì khoảng từ 85 – 90% bệnh nhân ở giai đoạn 1 có cơ hội khỏi bệnh.

4. Khi nào nên cần sàng lọc ung thư cổ tử cung?

Theo các bác sĩ, phụ nữ ở độ tuổi từ 30 – 49 và  đã có quan hệ tình dục đều nên làm xét nghiệm tầm soát bệnh sớm. Nhưng trong trường hợp, bạn có các triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

Thời điểm tốt nhất để khám sàng lọc bệnh đó là 2 năm kể từ khi quan hệ tình dục. Lưu ý, nên đi khám  2 tuần sau ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt. Tùy vào mỗi trường hợp bác sĩ sẽ tư vấn về khoảng cách thời gian giữa mỗi lần khám tầm soát.

5. Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung hiện nay

Hiện nay, phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến nhất là phết tế bào âm đạo – cổ tử cung (Pap’s smear), xét nghiệm HPV và thăm khám cổ tử cung.

Xét nghiệm Pap smear: Phương pháp này nhanh, đơn giản và có thể phát hiện những tế bào bất thường ở cổ tử cung, vì thế nên có thể tìm ra bệnh ở giai đoạn sớm. Nhưng biện pháp này có tỷ lệ âm tính giả khá cao, đồng thời cũng rất khó để phát hiện những đối tượng bị nhiễm virusHPV – 1 trong những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm HPV: Với những trường hợp bệnh có thể bị bỏ sót khi làm xét nghiệm Pap smear, thì xét nghiệm HPV sẽ có thể tìm ra dấu hiệu của bệnh.

Một số trường hợp, các bác sĩ sẽ yêu cầu soi tử cung hay sinh thiết và làm nhiều loại xét nghiệm khác để đưa ra  kết quả chính xác nhất.

6. Tầm soát ung thư cổ tử cung có đau không?

Nhiều chị em phụ nữ lo sợ và thắc mắc tầm soát ung thư cổ tử cung có đau không? Tuy nhiên, với những kỹ thuật y học hiện đại, bạn ko cần phải lo lắng quá, vì tất cả các bước thăm khám trong quá trình tầm soát bệnh đều ko gây đau. Chị em phụ nữ nên giữ tâm lý thoải mái khi đi khám.

Bên cạnh đó, chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung cũng ko phải vấn đề đáng lo ngại. Bạn chỉ cần cân nhắc để lựa chọn 1 cơ sở y tế có uy tín và có mức chi phí hợp lý. Chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung đc cho là rất thấp so với những lợi ích sức khỏe mang lại.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%