Search
Close this search box.

Khi nào tiêm phòng ung thư cổ tử cung và những lưu ý khi tiêm

Cùng tìm hiểu về vắc xin phòng ung thư cổ tử cung

Vacxin phòng ung thư cổ tử cung là vắc xin có tác dụng làm ngăn ngừa, làm giảm sự gây hại của virus HPV – vi rút thường tấn công và gây ra các bất thường ở tử cung, cổ tử cung. Thực tế cho thấy, virus HPV được xác định là có liên quan đến nhiều bệnh lý ung thư đường sinh dục như: ung thư âm hộ, ung thư vùng hậu môn, ung thư cổ tử cung, dương vật, ung thư vùng đầu và cổ,…

Con đường làm lây truyền vi rút HPV là qua đường tình dục, khi người lành tiếp xúc với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc khi quan hệ tình dục không an toàn. Vi rút HPV cũng có thể lây truyền không phải qua đường tình dục mà qua tiếp xúc thông thường hoặc các dụng cụ vệ sinh cá nhân như kim bấm, cắt móng tay, đồ lót,… 

Vắc-xin phòng chống ung thư cổ tử cung

Trong quá trình sinh đẻ, mẹ cũng có thể lây truyền virus HPV và làm lây bệnh cho trẻ sơ sinh, điển hình là các bệnh đa bướu gai đường hô hấp. Một loạt nghiên cứu được thực hiện thì hơn 140 type vi-rút HPV đã được phát hiện, trong đó khoảng 40 loại xuất hiện ở cơ quan sinh dục và bên cạnh đó. Nếu như nhiễm vi-rút thể lành tính, HPV thường sẽ không gây hại gì cho sức khỏe.

Virus HPV là chủng 16 và 18 cả hai chủng virus điển hình đều gây ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, còn có 2 chủng là 6 và 11 thường xuyên gây ra những vết mụn cóc ở bộ phận sinh dục ở cả nam và nữ giới. Mụn cóc này khá là nhỏ, nhô hoặc bẹt và không gây ra đau. Tuy nhiên cũng không thể chủ quan bởi vì vi-rút chủng 6 và 11 cũng có thể là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị dành cho virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Vì vậy, tiêm phòng ung thư cổ tử cung để có kháng thể chủ động là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Các loại vắc xin hiện nay sẽ bảo vệ bạn khỏi 1 số chủng HPV có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung, giúp cho việc sàng lọc và ngăn ngừa ung thư định kỳ.

Vi-rút HPV lây lan như thế nào? 

Vi rút HPV là một trong những loại bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) và phổ biến nhất trên thế giới. Vi rút HPV lây từ người bị nhiễm qua vùng hậu môn, qua âm đạo và qua quan hệ bằng miệng. Bệnh không bùng phát tức thì mà là phát triển âm ỉ trong một thời gian dài. Nữ giới có thể biết mình bị nhiễm HPV khi đã nhận được kết quả xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung bất thường. Những người có nguy cơ bị nhiễm HPV cao khi: Quan hệ tình dục quá sớm. Có nhiều rất bạn tình. Có bạn tình trước đây đã từng quan hệ với rất nhiều người.

Vi rút HPV 

Có nên đi tiêm phòng ung thư cổ tử cung?

Đến nay, tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để chị em chủ động phòng ngừa bệnh nguy hiểm này. Vacxin phòng HPV khá an toàn và có thể đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ và cả nam giới tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV.

Bác sĩ khuyến cáo trẻ em từ độ tuổi 9-26 nên tiêm loại vắc xin này để có thể đảm bảo rằng trẻ được bảo vệ an toàn trước khi phơi nhiễm loại virus này.

Các lưu ý khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Đối tượng có đủ điều kiện sức khỏe dưới dây có thể tiêm phòng vắc xin ngừa HPV gây ung thư cổ tử cung, cụ thể với những đặc điểm sau:

  • Là một người khỏe mạnh.

  • Cơ thể chưa phơi nhiễm với vi-rút HPV.

  • Trong vòng 4 tuần trước khi tiêm phòng không sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc tiêm phòng các vắc xin khác.

Trước khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung, chị em phụ nữ đã có quan hệ tình dục thì nên khám phụ khoa và thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Điều này nhằm đảm bảo an toàn khi thực hiện tiêm cũng như có thể phát hiện sớm được nững điều bất thường nếu có, khi đó cần điều trị vì tiêm phòng không còn tác dụng.

Để có thể đạt hiệu quả hệ miễn dịch tốt nhất, cần phải tiêm đủ 3 mũi vắc xin theo đúng lịch trình được khuyến cáo. Nếu như vấn đề sức khỏe hoặc công việc cần lùi lịch tiêm, thì phải tiêm bổ sung ngay mũi tiếp theo sớm nhất nếu có thể. 

Những lưu ý khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Các trường hợp chống chỉ định tiêm vacxin bao gồm:

  • Phụ nữ đang có thai hoặc dự định mang thai trong 6 tháng tiếp theo, phụ nữ đang cho con bú. Nếu trong trường hợp đang tiêm dở vacxin thì cần dừng tiêm, chờ sau khi sinh con rồi mới tiêm mũi tiếp theo. Cần đảm bảo tiêm đủ 3 mũi trong vòng không quá hơn 2 năm.

  • Người đang mắc căn bệnh cấp tính nặng, hệ miễn dịch suy giảm có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng khi tiêm.

  • Phụ nữ có cơ địa quá nhạy cảm với nấm men hoặc tiền sử bị dị ứng với thành phần trong vắc xin.

Như vậy, tiêm phòng ung thư cổ tử cung có thể giúp các chị em phụ nữ có khả năng miễn dịch và chống lại một số chủng vi-rút HPV thường liên quan đến các bệnh gây ung thư, không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ. Vì thế, luôn phải cần lưu ý trong chăm sóc, theo dõi sức khỏe định kì, sinh hoạt 1 cách lành mạnh, tăng cường sức đề kháng và tình dục an toàn để phòng ngừa bệnh.

Nếu cần tư vấn tiêm chủng, hãy liên hệ với Galant Clinic qua thông tin bên dưới: 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%