Search
Close this search box.

Ở đâu tư vấn sức khỏe tâm trí, tâm thần quận Long Biên?

Cũng giống như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Một tinh thần tốt giúp bạn có trải nghiệm sống tốt hơn và luôn tràn đầy năng lượng. Bên cạnh đó, nó còn có thể giúp bạn vượt qua khó khăn và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống theo hướng tích cực. Hãy cùng Phòng khám đa khoa Galant tìm hiểu về địa chỉ hỗ trợ tư vấn sức khỏe tâm trí, tâm thần quận Long Biên qua bài viết dưới đây. 

Sức khỏe tâm thần , tâm trí là gì?

Từ trước đến nay, nhiều người nhầm tưởng rằng “rối loạn sức khỏe tâm thần” là “tâm thần phân liệt”. Nhưng trên thực tế, đó là một thuật ngữ chung cho nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống hoặc sa sút trí tuệ.  

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, bao gồm sinh học, di truyền, ảnh hưởng từ môi trường và thói quen sinh hoạt. Sức khỏe tâm thần có thể được đánh giá bởi bác sĩ tâm thần, nhân viên xã hội và nhà tâm lý học. Tuy nhiên, chỉ bác sĩ tâm thần mới có thể điều trị các vấn đề tâm thần bằng cách kê đơn nhiều liệu pháp điều trị.

Rối loạn sức khỏe tâm thần là một vấn đề cần được chú ý đến

Các rối loạn sức khỏe tâm trí, tâm thần phổ biến hiện nay

Rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực được đặc trưng bởi các giai đoạn trầm cảm xen kẽ với các giai đoạn hưng cảm. Những người bị chứng rối loạn này phải trải qua giai đoạn cực kỳ năng lượng, nói nhiều và vận động nhiều, nhưng sau đó có thể rơi vào giai đoạn buồn bã, mệt mỏi, tuyệt vọng và kém tập trung.

Trầm cảm kéo dài

Một người được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm kéo dài khi các dấu hiệu trầm cảm hơn 2 năm. Tuy đây là một dạng trầm cảm nhẹ nhưng trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều rắc rối trong cuộc sống. Nó có thể khiến người khác hiểu sai về tính cách của người bị trầm cảm, khiến các mối quan hệ trở nên căng thẳng hoặc gây khó khăn cho học tập và công việc.

Trầm cảm nặng

Rối loạn trầm cảm nặng (MDD) là trạng thái chán nản, buồn bã hoặc tuyệt vọng kéo dài hơn hai tuần khiến cuộc sống trở nên khó khăn. Đây là một dạng trầm cảm nguy hiểm vì những người bị trầm cảm nặng có thể tuyệt vọng và buồn bã đến mức có ý nghĩ về cái chết hoặc thường xuyên tìm đến cái chết.

Trầm cảm sau sinh

Chứng trầm cảm sau sinh thường gặp ở các bà mẹ mang thai. Nó xảy ra một vài tuần hoặc vài tháng sau khi sinh. Trầm cảm sau sinh khiến người mẹ không thể chăm sóc bản thân hoặc kết nối với em bé và những người thân yêu khác. Có thể nảy sinh ý nghĩ làm hại người khác và làm hại em bé. Đôi lúc, một vài ông bố cũng bị trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm sau sinh là một chứng rối loạn sức khỏe tâm trí phổ biến ở nữ giới

Rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa là một hiện tượng lo lắng thường xuyên. Một người có thể bị chứng bệnh này mà không có trường hợp đặc biệt nào với các triệu chứng liên tục lo lắng về mọi thứ, ngay cả khi không có nguyên nhân gì để họ lo lắng. Họ có thể rất sợ bản thân hoặc người thân bị ốm, gặp tai nạn hoặc qua đời. Rối loạn lo âu lan tỏa có thể ngăn một người hoàn thành các công việc thường nhật.

Ám ảnh xã hội

Chứng sợ xã hội, còn được gọi là rối loạn lo âu xã hội, có thể khiến mọi người lo lắng và sợ hãi về tất cả các tình huống mà những người khác ngoài những người thân yêu có mặt. Họ rất sợ ánh mắt soi mói của người khác, sợ bị chỉ trích và đánh giá. Chính vì thế, họ thường cảm thấy khó khăn khi gặp người lạ và tránh gặp mặt hoặc những nơi đông người.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) thường có những hành vi hoặc suy nghĩ dai dẳng và lặp đi lặp lại. Những hành vi và suy nghĩ này khá cứng nhắc, gây ra sự không thoải mái nếu buộc họ phải thực hiện. Trong một số trường hợp, những người mắc chứng OCD nhận ra rằng hành vi của họ là phi lý, nhưng họ không thể thay đổi hoặc dừng lại nó.

Rối loạn sau chấn thương 

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) được bắt nguồn từ việc chứng kiến hoặc trải qua ​​một sự kiện đáng sợ hoặc đau buồn. Những sự kiện này có thể là cái chết của một người thân yêu, tai nạn, bị bạo lực, bị lạm dụng hoặc do chiến tranh, thiên tai,..

Những người bị PTSD thường bị cản trở bởi những ký ức lặp đi lặp lại, gặp ác mộng liên tục. Từ đó khiến họ thay đổi tiêu cực trong lối suy nghĩ, có hành vi né tránh và thậm chí cả thay đổi về tính cách.

Rối loạn sau thương chấn xuất phát từ việc trải qua sự kiện đáng buồn

Tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần được đánh giá ở mức nghiêm trọng. Nó làm bệnh nhân suy yếu nhận thức về thực tại và thế giới xung quanh. Những người bị tâm thần phân liệt có thể bị ảo tưởng, ảo giác, chẳng hạn như nhìn hoặc nghe thấy những điều không có thật. Nếu không theo dõi và điều trị, tình trạng này có thể khiến họ gặp rủi ro hoặc gây nguy hiểm cho người khác. 

Rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống thường xảy ra ở phụ nữ trẻ và thanh thiếu niên , những người bị ám ảnh về việc giảm hoặc tăng cân. Dấu hiệu là nhu cầu ăn uống không thực tế, ăn uống vô độ hoặc nhịn ăn, sau đó là cố gắng nôn mửa, dùng thuốc xổ hoặc tập thể dục quá mức. Nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe ngoài mong muốn.

Các dấu hiệu của rối loạn sức khỏe tâm trí, tâm thần

Mỗi bệnh rối loạn tâm thần, tâm trí sẽ có những đặc điểm khác nhau để phân biệt. Nhưng chúng vẫn có một số dấu hiệu chung, chẳng hạn như:

  • Ăn quá nhiều hoặc chán ăn

  • Mất trí nhớ và khó tập trung

  • Ngủ quá nhiều hoặc khó ngủ

  • Cảm thấy cơ thể mệt mỏi dù đã ngủ đủ giấc

  • Cảm xúc bị trơ hoặc khó đồng cảm

  • Khó hòa nhập và tự tách mình khỏi các hoạt động xã hội

  • Không còn quan tâm đến các hoạt động, ngay cả những hoạt động từng được yêu thích

  • Cảm thấy lo lắng, buồn bã, sợ hãi hoặc tuyệt vọng trong hơn 2 tuần

  • Cảm thấy vô vọng, vô giá trị, gánh nặng;

  • Tính tình thay đổi thất thường, dễ bộc phát cảm xúc, dễ bị kích động

  • Cãi vã hoặc đánh nhau thường xuyên.

  • Có vấn đề trong các mối quan hệ, có thể là xung đột, mờ nhạt và xa cách

  • Hồi tưởng liên tục hoặc có hành vi lặp lại

  • Nghe hoặc tự tưởng tượng ra những điều không có thật

  • Có suy nghĩ gây tổn thương cho chính mình hoặc người khác

  • Khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động và công việc hàng ngày, chẳng hạn như sự giảm sút không rõ nguyên nhân trong học tập và công việc

  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy

  • Một số biểu hiện cơ thể như rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, đau đầu, cơ thể đau nhức mà bệnh lý không thể giải thích được.

Đôi khi bạn thậm chí có thể không nhận thấy các triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Vì vậy, sự giúp đỡ và theo dõi của những người thân yêu cũng rất quan trọng.

Các biểu hiện đặc trưng khi mắc vấn đề về sức khỏe tâm thần

Quy trình khám và tư vấn sức khỏe tâm trí, tâm thần 

  • Bước 1: Đầu tiên bạn cần lựa chọn địa chỉ thăm khám sức khỏe tâm thần uy tín và đáng tin trên địa bàn quận Long Biên

  • Bước 2: Đến quầy hướng dẫn hoặc bàn tiếp đón để lấy số thăm khám

  • Bước 3: Thực hiện thủ tục đóng phí khám bệnh tại quầy thu ngân

  • Bước 4: Đến phòng khám chuyên khoa được chỉ định và chờ đến lượt tư vấn sức khỏe tâm thần

  • Bước 5: Khi đến lượt, bác sĩ chuyên khoa sẽ khám và đưa ra chẩn đoán về sức khỏe của bạn, nếu cần thiết bạn có thể được chỉ định làm một vài xét nghiệm.

  • Bước 6: Đóng phí ở quầy thu ngân nếu được chỉ định thực hiện cận lâm sàng. Sau đó chuyển đến khu vực cận lâm sàng để thực hiện các xét nghiệm tương ứng.

  • Bước 7: Chờ lấy kết quả cận lâm sàng và quay trở về phòng khám ban đầu để bác sĩ chuyên khoa đưa ra kết luận và cho thuốc dùng.

  • Bước 8: Cuối cùng đến quầy thuốc lấy thuốc về dùng theo chỉ định của bác sĩ 

Tư vấn sức khỏe tâm trí, tâm thần quận Long Biên ở đâu?

Thay vì khám đại tại một địa chỉ y tế nào đó thì việc chọn đúng cơ sở y tế sẽ giúp bạn chẩn đoán, tư vấn chính xác tình trạng bệnh hiện tại và hỗ trợ điều trị dứt điểm. Vậy tư vấn sức khỏe tâm trí, tâm thần quận Long Biên, Hà Nội ở đâu chất lượng? Nếu bạn vẫn còn băn khoăn thì có thể căn cứ vào các tiêu chí sau đây để lựa chọn địa chỉ phù hợp.

Đội ngũ bác sĩ tâm lý giỏi

Chuyên môn y tế là một trong những ưu tiên hàng đầu khi bạn cần sự tư vấn sức khỏe về tâm trí, tâm thần. Tại các phòng khám, bệnh viện chất lượng thì cần phải có đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm. Đồng thời, họ cần có đầy đủ chứng chỉ hành nghề để đảm bảo tư vấn chính xác.

Cơ sở vật chất tiên tiến

Để hỗ trợ phát hiện kịp thời các dấu hiệu về sức khỏe tâm thần, hệ thống máy móc tiên tiến, hiện đại cũng đóng vai trò rất quan trọng. Hệ thống máy móc y tế thông minh không chỉ góp phần mang lại kết quả chẩn đoán chính xác, mà còn rút ngắn thời gian thăm khám, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người thăm khám.

Dịch vụ chuyên nghiệp

Ngoài những yêu cầu về năng lực, chuyên môn, địa chỉ y tế chuyên thăm khám sức khỏe tâm thần cũng cần đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt. Bởi không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm và kiến ​​thức khám sức khỏe, do đó họ cần một chuyên gia tư vấn tâm lý, sẵn sàng hỗ trợ để thực hiện các thủ tục cần thiết này.

Tiêu chí lựa chọn đơn vị tư vấn sức khỏe tâm thần ở quận Long Biên

Qua bài viết chia sẻ về tiêu chí lựa chọn đơn vị tư vấn sức khỏe tâm trí, tâm thần quận Long Biên và bệnh tâm thần mà Phòng khám đa khoa Galant đề cập trên. Mọi người có lẽ cũng đã hiểu rằng buồn bã, căng thẳng, lo lắng cũng là một cảm xúc bình thường của con người. Nhưng khi những cảm xúc này kéo dài, ảnh hưởng đến tâm trí và cơ thể, các hoạt động hàng ngày, thì nó không còn là một cảm xúc bình thường.  

 

DỊCH VỤ
BÀI VIẾT KIẾN THỨC