Viêm vùng chậu có gây đau lưng không? Nguyên nhân gây đau lưng

Xem nhanh nội dung

Khung chậu là vùng bụng dưới của cơ thể và là nơi tập trung nhiều cơ quan và cấu trúc khác. Chẳng hạn như cơ quan sinh sản, mạch máu, dây thần kinh, cấu trúc bàng quang và tiết niệu, cũng như trực tràng và ruột. Bệnh lý đau lưng vùng xương chậu được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy mắc bệnh viêm vùng chậu có gây đau lưng không? Hãy cùng Phòng khám Galant khám phá qua bài viết sau.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng hông ở vùng chậu

Ngoài đau lưng vùng chậu khi mang thai, hiện tượng đau lưng còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân và nhiều bệnh khác nhau. Trước khi trả lời câu hỏi bệnh viêm vùng chậu có gây đau lưng không thì mọi người hãy cùng Galant tìm hiểu về nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đau lưng ở vùng xương chậu sau đây.  

Táo bón

Táo bón là một trong nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau vùng chậu, đặc biệt nếu nó tác động đến đại tràng dưới. Loại đau này có sẽ được chữa khỏi khi người bệnh có nhu động ruột.

uexihacduweogsou gzxyhutmykla cguysrrpfwijrkhb3cgdo22xbvamfhf9pa84s0yj nlqjzana wupgy7vcysoktzacsjs ayvijeao2ofvily 76puiueurim60rjvngcf0nkg

Nữ giới có thể bị đau lưng gần vùng xương chậu khi bị táo bón

Các vấn đề về đường ruột khác

Các cơn đau ở vùng bụng dưới hoặc vùng xương chậu có thể xảy ra khi xuất hiện các tình trạng đường ruột khác. Bao gồm:

  • Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng này gây đau đớn tại vùng chậu với các biểu hiện đi kèm như: đầy hơi, chuột rút, tiêu chảy hoặc táo bón thường xuyên. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này hiện nay chưa được xác định rõ. Nhưng người bệnh có thể điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn và kiểm soát cảm xúc để giảm đau.

  • Tắc ruột

Hiện tượng này xảy ra khi thức ăn hoặc chất lỏng không thể đi qua ruột già hoặc ruột non. Nguyên nhân thường gặp nhất của tắc nghẽn đường ruột là ung thư ruột kết. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm viêm túi thừa, viêm đại tràng, viêm ruột. Nếu gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ cảm thấy vùng bụng dưới bị đau, có thể đau xương chậu trái hoặc phải, đau lưng, buồn nôn, táo bón, chướng bụng…

  • Viêm túi thừa

Đây là tình trạng viêm của một hoặc nhiều dây thần kinh hình thành trong ruột già hoặc ruột kết và có hình dáng giống như chiếc túi. Căn bệnh này thường diễn ra ở những phụ nữ lớn tuổi và có chế độ ăn ít chất xơ, bị táo bón và béo phì. Các dấu hiệu của viêm túi thừa có thể bao gồm đau bụng dưới bên trái khiến bệnh nhân cảm thấy như đau vùng chậu, đau lưng, buồn nôn, sốt, tiêu chảy hoặc táo bón.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung hình thành khi các mô tương tự mô niêm mạc tử cung sinh trưởng phía ngoài tử cung. Các môn này khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, gây dính tắc vào các cơ quan khác cũng như gây đau lưng, đau vùng chậu và nhiều dấu hiệu khác. 

Tùy thuộc vào vị trí của lạc nội mạc tử cung mà vị trí của cơn đau sẽ có sự khác nhau. Trong khi một số người gặp phải các dấu hiệu trong kỳ kinh nguyệt, thì những người khác lại cảm thấy đau lưng vào những thời điểm khác của chu kỳ kinh.

vc5phseqzu3uk9ura1opuaw3f0soruwqv5qtraafkloncb2hw bvduqiat4ylgqambthahg2kj5ghvfmkvx2ops0fss 5u8zde ji0fjowjjgiz 7

Một trong nguyên nhân gây đau vùng chậu, thắt lưng là lạc nội mạc tử cung

U xơ

U xơ là sự phát triển lành tính (không phải ung thư) bên trong tử cung. Trong hệ thống sinh sản phụ nữ, chúng là những khối u phổ biến nhất. Bệnh u xơ tử cung có thể gây đau khắp xương chậu và vùng lưng dưới. Bệnh cũng gây ra tăng áp lực trong bàng quang hoặc trực tràng và làm bệnh nhân có cảm giác phải đi tiểu thường xuyên. Cơn đau do u xơ tăng lên khi người bệnh quan hệ, từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai ở nữ giới

Hiện nay có nhiều giải pháp điều trị u xơ tử cung như cắt bỏ tử cung, cắt bỏ mô cơ, phong bế mạch u xơ. Nếu không điều trị sớm, bệnh u xơ có thể dẫn đến các biến chứng như: thiếu máu, thiếu sắt do mất máu nghiêm trọng, vô sinh.

Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Bệnh viêm vùng chậu (PID – Pelvic inflammatory disease) là một bệnh nhiễm trùng diễn ra ở cơ quan sinh sản của nữ giới. Nguyên nhân gây bệnh thường là do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) như lậu hoặc chlamydia, vệ sinh sai cách, nội tiết tố thay đổi,…

Vậy bệnh viêm vùng chậu có gây đau lưng không? Các dấu hiệu phổ biến khi mắc bệnh viêm vùng chậu có thể bao gồm: đau vùng lưng dưới, vùng chậu, chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, âm đạo tiết dịch bất thường, sốt, tiểu ra máu,…

Đau khi rụng trứng

Những cơn đau vùng chậu, lưng dưới xuất hiện trong quá trình rụng trứng hoặc do mắc phải hội chứng mittelschmerz với cảm giác khó chịu từ nhẹ đến trung bình vào giữa kỳ kinh. Cơn đau do rụng trứng kéo dài trong thời gian ngắn khoảng vài phút hoặc đôi khi có thể lên đến vài ngày. Cơn đau tương tự như bị chuột rút hoặc đột ngột và đau mạnh. Tuy nhiên, dấu hiệu này không phải là triệu chứng của bất kỳ bệnh lý tiềm ẩn nào.

Quá trình rụng trứng có thể gây ra những cơn đau ngắn tại vùng chậu

Mô sẹo

Việc nhiễm trùng trước đây hoặc thực hiện những kỹ thuật phẫu thuật phụ khoa có thể đã tạo nên mô sẹo hoặc gây ra tình trạng bám dính lại với nhau trong khung chậu. Các mô sẹo này gây ra những cơn đau vùng chậu mãn tính, đau lưng vô cùng khó chịu.

Bệnh tuyến cơ tử cung (Adenomyosis)

Tuyến cơ tử cung diễn ra khi lớp mô nội mạc ở tử cung thâm nhập sâu vào các cơ tử cung. Những nữ giới bị tình trạng này có xu hướng bị đau vùng chậu nghiêm trọng.

Nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs)

Đa số các bệnh nhiễm trùng lây lan qua đường quan hệ tình dục (STI) đều không gây ra dấu hiệu nào. Tuy nhiên, một số ít có thể gây ra tình trạng đau vùng chậu, chuột rút, đau lưng,.. chẳng hạn như chlamydia và bệnh lậu. Nếu không được chữa trị sớm, một số bệnh xã hội có thể dẫn đến bệnh viêm vùng chậu và đau đơn tại vùng chậu.

Chuột rút kinh nguyệt

Chuột rút kinh diễn ra ở phần dưới của vùng xương chậu và thường bắt đầu trước khi hành kinh và có thể tiếp diễn trong một vài ngày. Chuột rút rất đau có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý phụ khoa tiềm ẩn khác, chẳng hạn như bệnh tuyến cơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung. Vì vậy, nếu cơ thể bạn xuất hiện những dấu hiệu này, người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay.

ietyenppgrsxp 7z3qlv792ftvbqpwtvnomavlqpd0maoumwn82kqrzpehrcgtbpok2pewt5ktx4s1flufgpvhduw

Chuột rút trong giai đoạn kinh nguyệt là lý do dẫn đến đau lưng gần xương chậu

Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là một trường hợp gây  nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng đã thụ tinh nhưng khi di chuyển vào tử cung để phát triển mà làm tổ trong khung chậu hoặc ổ bụng bên ngoài tử cung.

Trong đa số các trường hợp, thai ngoài tử cung thường hình thành ở ống dẫn trứng, nhưng đôi khi nó cũng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong khung chậu hoặc bụng. Khi thai nhi phát triển lớn lên, cơn đau và chuột rút có thể xảy ra và chèn ép vào các cơ quan xung quanh hoặc các dây thần kinh lân cận.

Các dấu hiệu thai ngoài tử cung gồm: co thắt vùng chậu, đau lưng hông vùng chậu, chóng mặt, buồn nôn, âm đạo chảy máu,..

Sẩy thai

Sẩy thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng hoặc co thắt vùng chậu. Chuột rút trong thời kỳ đầu mang thai là một dấu hiệu bình thường của sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên bạn nên thông báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt nếu chuột rút gây ra những cơn đau dữ dội, bất thường.

Điều trị sảy thai bằng cách sử dụng thuốc ngậm Misoprostol bên máu sau mỗi 4 giờ, giúp đẩy khối thai sảy ra bên ngoài cơ thể hoàn toàn. Đồng thời có thể kết hợp sử dụng thuốc giảm đau như Paracetamol. Đối với những trường hợp xuất huyết nhiều thì cần hồi sức, hút lòng tử cung và truyền dịch để cầm máu.

Viêm ruột thừa

Ruột thừa nằm ở vị trí bên phải của bụng dưới, có thể gây đau vùng thắt lưng hoặc vùng chậu nếu bị viêm ruột thừa và khối viêm này sẽ đề vào vùng đại tràng. Lúc này, bên cạnh đau lưng vùng chậu thì người bệnh còn có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện như buồn nôn, sốt. Bệnh viêm ruột thừa vô cùng nguy hiểm và cần cấp cứu kịp thời nếu không có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.

yt6ivk9z7nukvprdo2hoqb8o 7uwidehazocvracrcnovjo51twnqqm ilfa8vkue9qmoz3kimx4x9ap3tg rinm8 2zxjgsx0hkvbjah94bqvli221xxrr5 eiqjnip9 7ul2bhvi4v

Xuất hiện những cơn đau tại vùng xương chậu khi ruột thừa bị viêm

Thoát vị

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp dẫn đến hiện tượng đau khu vực xương chậu. Bệnh này xuất hiện khi có một lỗ mở khiến các nội tạng đi qua chỗ này.Nếu khung chậu dưới xảy ra thoái vị có thể dẫn đến đau ở vùng chậu, sau đó lan đến gót chân. Bên cạnh đó, các dấu hiệu có thể xuất hiện như phình một chỗ ở vị trí đau và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu bệnh tiến triển nghiêm trọng khiến người bệnh gặp khó khăn khi sinh hoạt, vận động.

Co thắt cơ ở sàn chậu

Khung xương chậu được hình thành từ một vài cơ hỗ trợ bàng quang, ruột và cơ quan sinh sản. Cũng giống như các cơ khác, cơ sàn chậu có thể gây đau nhức, bị co thắt và khó chịu.

Vấn đề tuyến tiền liệt

Viêm hoặc nhiễm trùng tuyến tiền liệt dẫn đến các cơn đau vùng chậu, tiểu rát, đau bụng dưới, đau lưng,… Phì đại tuyến tiền liệt, dù là ung thư hay lành tính đều gây ra cảm giác khó chịu hoặc đau ở vùng chậu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Bệnh viêm đường tiết niệu có thể bắt gặp ở cả nam và nữ. Tuy nhiên nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới do khoảng cách giữa niệu đạo và hậu môn gần nhau nên dễ nhiễm trùng từ hậu môn lây sang.

Các dấu hiệu điển hình của nhiễm trùng tiểu là đi tiểu thường xuyên hơn, đau rát khi đi tiểu, đau khi quan hệ. Một số người có các dấu hiệu như bị đau hoặc chuột rút ở vùng chậu, đặc biệt đối với các bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng hoặc dai dẳng.

Viêm bàng quang kẽ

Đây là một tình trạng viêm mãn tính ở bàng quang, có thể gây đau ở vùng xương chậu dưới, đặc biệt là khi người bệnh nhịn đi tiểu. Bệnh nhân bị viêm bàng quang kẽ thường phải đi tiểu gấp, có nhu cầu đi tiểu thường xuyên. 

Nguyên nhân dẫn đến viêm bàng quang kẽ thường do nhiễm nấm, nhiễm trùng, quan hệ không an toàn. Điều trị bệnh này chủ yếu bằng thuốc kháng sinh phổ rộng, nội soi bàng quang và cấy nước tiểu tìm vi trùng để xác định nguyên nhân.

Sỏi thận

Sỏi hình thành trong thận thường chạy ra khỏi cơ thể thông qua bằng quang và niệu quản. Người bệnh có thể bị đau vùng chậu dưới trong quá trình sỏi di chuyển, cơn đau này có thể xảy ra rất nghiêm trọng. 

Cụ thể, khi sỏi thận hình thành, chúng sẽ làm tăng áp lực nước tiểu trong các mô xung quanh vỏ thận, gây đau và lan xuống xương chậu và vùng lưng dưới. Sỏi thận cũng là một trong nguyên nhân phổ biến gây đau vùng chậu ở mọi lứa tuổi.

dfh47sgpnkou2zv8ford95fgxa3xefmtu8bzalnzxbegz4ywsj9zukwywsih7ceedsbfgi9vazpr6ddmz7el3tz

Vùng xương chậu có thể bị đau trong quá trình sỏi thận di chuyển

Khối u ở buồng trứng

Một khối u phát triển trong buồng trứng có thể là nguyên nhân gây đau vùng chậu, đặc biệt là khi khối u chèn ép lên các dây thần kinh của buồng trứng hoặc các bộ phận lân cận. Các khối u có thể gồm: u buồng trứng lành tính, u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng.

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, thì còn rất nhiều lý do khác có thể gây đau lưng hông tại vùng chậu ở nữ giới và đôi khi bắt gặp ở nam giới. Việc xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau là vô cùng quan trọng để giảm đau hiệu quả cũng như ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

Đau lưng gần vùng chậu có đáng ngại không?

Đau lưng vùng chậu có nguy hiểm?

Những cơn đau lưng kéo dài do viêm vùng xương chậu có thể gây ảnh hưởng lớn đến mọi sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nói một cách đơn giản, cho dù bạn đang mang một thứ gì đó hay đang đi bộ cũng sẽ nhanh chóng cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. 

Những cơn đau tại vùng chậu khiến chị em không tập trung được vào việc gì, việc quan hệ tình dục cũng kém nhiệt tình, giấc ngủ không được trọn vẹn. Đồng thời, bệnh còn ảnh hưởng đến tinh thần và gây stress và căng thẳng, lâu dài dẫn đến suy nhược thần kinh.

Các biện pháp giảm đau lưng

Có thể thấy, mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng bệnh đau lưng tại vùng chậu cũng khiến cuộc sống của chị em gặp nhiều khó khăn. Trong những trường hợp này, bệnh nhân có thể thực hiện các biện pháp sau để làm giảm đau lưng:

  • Hạn chế làm các việc nặng nhọc, mang nhiều đồ, nên đi giày vững chắc, đế thấp để giảm căng cơ lưng hoặc đùi, tránh mang giày cao gót.

  • Bệnh nhân có thể nhờ chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình thực hiện các bài massage lưng đơn giản để làm dịu các cơn đau.

  • Chườm lạnh vùng lưng trong khoảng 20 phút để cải thiện tuần hoàn máu, thư giãn các cơ và giảm đau tốt hơn.

  • Giữ tư thế thẳng lưng khi ngồi làm việc, có thể tựa lưng vào ghế, thả lỏng hai vai, để chân chạm xuống sàn để giảm áp lực lên lưng và tạo cảm giác thoải mái hơn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kê thêm một chiếc gối ở giữa thắt lưng để hạn chế mỏi lưng khi làm việc.

  • Chọn nệm nằm phù hợp để tạo cảm giác thoải mái cho lưng khi đi ngủ. Khi ngủ có thể nằm nghiêng và kê một chiếc gối giữa hai đùi để giảm áp lực lên lưng. Nếu bạn muốn nằm ngửa, hãy kê một chiếc gối ở phía dưới đầu gối để giữ cho cột sống của bạn ở tư thế thẳng đứng.

  • Có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn để tạm thời giảm đau.

  • Không nên căng thẳng quá mức, mà hãy giữ cho tinh thần luôn trong trạng thái thoải mái.

4arz7xubk7dm23kfz3uiisqp59l5jccbed lxfwu26 aasj91a3efm2rru9e5

Người bệnh có thể massage lưng mỗi ngày để làm giảm các cơn đau

Khi nào đi khám bác sĩ?

Mặc dù đau lưng gần vùng chậu là một bệnh lý khá phổ biến, nhưng người bệnh nên đến gặp bác sĩ nếu tình trạng này không được cải thiện bằng các biện pháp khắc phục tại nhà. Hoặc nếu cơn đau tái phát thường xuyên. Bên cạnh đó, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu cơn đau dữ dội hoặc xuất hiện kèm các triệu chứng như nôn hoặc buồn nôn, sốt hoặc mất ý thức. 

Viêm vùng chậu có gây đau lưng không?

Triệu chứng của viêm vùng chậu

Mắc bệnh viêm vùng chậu có gây đau lưng không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đến hiện nay.  

Phần bị viêm tại vùng chậu có thể kể đến như các khối áp xe, tử cung có thể chèn ép và kích thích các dây thần kinh vùng chậu, sau lưng hông gây đau gần xương cụt. Cơn đau vùng chậu có thể âm ỉ hoặc đau nhói với tần suất cao, thậm chí lan xuống đùi khiến bệnh nhân cảm thấy rất mệt mỏi. Nếu phải di chuyển nhiều hoặc làm việc nặng nhọc thì cơn đau sẽ trở nặng hơn.

Triệu chứng đau lưng do viêm vùng chậu thường bị nhầm lẫn với bệnh thoái hóa cột sống hoặc các bệnh xương khớp khác. Do đó, nếu không được điều trị sớm, dấu hiệu này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.     

Ngoài ra, nữ giới bị viêm vùng chậu còn thêm có các biểu hiện khác như:

  • Đau hai bên xương chậu, vùng bụng dưới, đau dữ dội hơn khi quan hệ tình dục và đôi khi xuất huyết âm đạo bất thường 

  • Âm đạo tiết nhiều dịch, có màu vàng, xanh, đặc quánh như mủ

  • Một số người bệnh có dấu hiệu sốt và ớn lạnh.

  • Viêm vùng chậu có thể hình thành áp xe bàng quang, áp xe vùng chậu và nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó, dẫn đến nữ giới đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu buốt hoặc khó tiểu.  

  • Một vài bệnh nhân còn gặp khó khăn khi đại tiện, đầy bụng và mót rặn nhưng không giải quyết được.

  • Triệu chứng phổ biến nhất ở nhiều phụ nữ bị viêm vùng chậu mãn tính là có khả năng vô sinh. 

us33 hsqtucj9sdvt0ognghfb6 wyelh4s1drcx85zyfbjtwjt6ig jaeg7qwi878yyt1ho a8oq1ysbet0ejim618e666in2er8gb9soehz1vhzwdtsj9zvqrlw39 ukrvakku8vfyh

Nữ giới mắc bệnh viêm vùng chậu có gây đau lưng không?

Một vài lưu ý cần nắm

Một số nữ giới bị bệnh viêm vùng chậu có thể gặp các triệu chứng, trong khi số khác không có bất kỳ dấu hiệu nào hoặc các biểu hiện rất nhẹ. Do đó, hầu hết phụ nữ phát hiện ra mình mắc bệnh viêm vùng chậu chỉ khi tình cờ đi khám sức khỏe, siêu âm hoặc vì họ đã kết hôn nhiều năm nhưng chưa bao giờ có con. Những trường hợp phát hiện muộn rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây khó khăn khi điều trị. 

Do đó, nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như trên, các chị em nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt. Đồng thời nên chủ động điều trị khi tình trạng bệnh còn nhẹ, không chỉ tiết kiệm tiền bạc, thời gian mà còn đảm bảo hiệu quả chữa bệnh và phục hồi nhanh chóng.

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp mọi người trả lời cho câu hỏi mắc bệnh viêm vùng chậu có gây đau lưng không. Mong rằng những chia sẻ hôm nay có thể giúp các chị em hiểu rõ hơn về chứng bệnh đau lưng gần xương vùng chậu, từ đó có giải pháp điều trị hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ đến Phòng khám Galant qua website https://galantclinic.com/ để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp.

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

CS1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM

Hotline: 0943 108 138 *  028. 7303 1869

Làm việc: 09:00 – 20:00 (Thứ 2 – Chủ nhật)

CS2: Số 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 0976 856 463 *  028. 7302 1869

 Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

CS3: 96 Ngô Thị Thu Minh, P.2, Q. Tân Bình

Hotline: 0901 386 618 *  028. 7304 1869

Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

CS4: 15 Đường Số 3 (Cư Xá Lữ Gia), P.15, Q.11

Hotline: 0932 623 048*  028. 7300 5222

Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

CS5: 417/21 Quang Trung. P10, Quận Gò Vấp

Hotline: 0906 200 902*  028. 7305 1869

Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

Email: cskh@galantclinic.com * www.galantclinic.com * www.dieutrihiv.com 

#galantclinic #phongkhamdakhoa #namkhoa #xetnghiemhiv #benhdalieu #dieutrihiv #benhmantinh #xetnghiemnoitiet #dieutrihivbaohiemyte #dieutriARV #hormone #glbt 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%